Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
Giới phân tích quốc tế: Bất động sản suy thoái, Trung Quốc cần cỗ xe tăng trưởng mới
Lê Quân - 21/10/2021 08:11
 
Ngành bất động sản suy thoái đang ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế Trung Quốc và đến nay vẫn chưa rõ Bắc Kinh sẽ định ra cỗ máy tăng trưởng mới nào để giải quyết tình trạng này.
Evergrande đang cõng trên lưng “núi nợ” hơn 300 tỷ USD và tập đoàn này vẫn
Evergrande đang cõng "núi nợ" hơn 300 tỷ USD và tập đoàn này vẫn "im hơi lặng tiếng" trước các khoản lãi phải trả cùng với nghĩa vụ hoàn trả các trái phiếu đã đáo hạn trong vài tuần qua

Ông Leland Miller, Giám đốc điều hành Công ty tư vấn đầu tư vào thị trường Trung Quốc China Beige Book cho rằng: "Rủi ro lớn trong tương lai... là việc hạ nhiệt ngành bất động sản, trong khi động lực để tạo ra ít nhất một nền tảng cho tăng trưởng (của Trung Quốc - BTV) là gì thì vẫn chưa ai biết".

"Họ (Trung Quốc - BTV) hy vọng đó là tiêu dùng, nhưng vẫn tiêu dùng vẫn chưa phải động lực tăng trưởng", ông Leland Miller nói.

Đầu tuần này, Trung Quốc công bố mức tăng trưởng quý III/2021 gây thất vọng khi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trong quý III đạt tăng trưởng 4,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Cơ quan Thống kê Quốc gia Trung Quốc cho rằng việc tăng trưởng chậm lại có nguyên do từ lĩnh vực bất động sản.

Theo giới phân tích, gần đây Trung Quốc đã gia tăng nỗ lực kiềm chế tình trạng doanh nghiệp bất động sản rơi cảnh nợ nần chồng chất  bởi họ muốn thoát khỏi mô hình tăng trưởng kinh tế dựa trên đầu tư và dựa trên vay nợ. Điều này đã khiến Evergrande, tập đoàn bất động sản lớn thứ hai tại Trung Quốc, và các nhiều doanh nghiệp bất động sản khác phải vật lộn trong đống nợ.

"Bóng ma" vỡ nợ đang rình rập doanh nghiệp động sản Trung Quốc. Sau Evergrande, một loạt công ty bất động sản lớn như Sinic Holdings, China Properties Group, và Fantasia Holdings đều "sa lầy" trong những khoản đến hạn phải trả hàng trăm triệu USD cho những trái phiếu họ đã phát hành và nguy cơ vỡ nợ đang treo lơ lửng.

Ông Leland Miller đánh giá, Trung Quốc vẫn chưa độ chín để chuyển đổi sang nền kinh tế dựa vào tiêu dùng. Chuyên gia này cho rằng những thay đổi về cơ cấu có thể thúc đẩy tiêu dùng chẳng hạn như nới lỏng chính sách tiền tệ và tăng cường mạng lưới an sinh xã hội, vẫn chưa được Trung Quốc thực hiện.

"Mức đầu tư đã giảm trong vài năm qua, nhưng lại không thấy tiêu dùng tăng lên. Vì vậy, hiện nay đó là một mục tiêu nhưng là một mục tiêu khó với tới", ông Leland Miller nêu.

Dữ liệu chính thức mới nhất cho thấy đầu tư vào tài sản cố định tại Trung Quốc trong 9 tháng đầu năm 2021 đã tăng 7,3% so với một năm trước, nhưng thấp hơn mức tăng 7,9% được các nhà kinh tế dự đoán với Reuters. Trong khi đó, doanh số bán lẻ trong tháng 9 tăng 4,4% so với một năm trước, vượt mức tăng 3,3% đã được dự báo.

Theo ông Michael Pettis, giáo sư tài chính tại Đại học Bắc Kinh, những thách thức đối với lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc có thể đè nặng lên chi tiêu của người tiêu dùng. Chuyên gia tài chính này cho biết, sở hữu nhà chiếm khoảng 80% tài sản của người dân Trung Quốc. "Lý do chúng tôi lo lắng nhiều về tiêu dùng là vì giá nhà đất", GS. Michael Pettis nói.

"Nếu giá nhà giảm, điều này sẽ làm giảm mức độ giàu có của các hộ gia đình và thông thường, họ phản ứng bằng cách cắt giảm chi tiêu và cơ cấu lại khoản tiết kiệm của mình. Và nếu điều đó xảy ra, sẽ ảnh hưởng xấu đến tiêu dùng", GS. Michael Pettis phân tích.

Nhưng khi nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại, tiêu dùng sẽ tăng trưởng tốt hơn so với các lĩnh vực đầu tư khác đơn cử như bất động sản. "Nếu Trung Quốc thực hiện (chính sách - BTV) đúng hướng, tiêu dùng sẽ tiếp tục tăng chậm hơn một chút nhưng vẫn khá vững chắc", GS. Michael Pettis tin tưởng.

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc: Evergrande là cá biệt
Theo Ngân hàng Trung ương Trung Quốc, "quả bom nợ" Evergrande là trường hợp cá biệt của ngành bất động sản Trung Quốc,hầu hết các doanh nghiệp...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư