
-
Không có vùng cấm trong xử lý thực phẩm chức năng giả
-
Gỡ bỏ quảng cáo sản phẩm Dáng Xuân Phục Linh Gold và Best Slim Collagen do chứa chất cấm
-
Tin mới y tế ngày 3/5: Cảnh báo hậu quả từ "mẹo gia truyền" nhỏ nước cốt chanh vào mắt, mũi, tai
-
Sẵn sàng, chủ động, hoàn thành tốt nhiệm vụ tác nghiệp y tế dịp nghỉ lễ -
“Lách luật” trong đánh giá thực phẩm, hai doanh nghiệp bị Bộ Y tế “tuýt còi”
Các chuyên gia y tế tại Hội thảo cảnh báo sốt xuất huyết Dengue có thể để lại di chứng kéo dài và chi phí điều trị cao, lên đến cả tỷ đồng cho ca nặng, thậm chí có thể gây tử vong |
Tại hội thảo khoa học Kinh nghiệm thực tiễn trong triển khai vắc-xin sốt xuất huyết trên thế giới và Việt Nam do Hội Nhi khoa Việt Nam phối hợp Công ty TNHH Dược phẩm Takeda Việt Nam tổ chức vào cuối tháng 3/2025 tại TP.HCM, các chuyên gia đầu ngành nhận định, dịch sốt xuất huyết Dengue có xu hướng diễn biến phức tạp, mở rộng vùng phân bố, không theo chu kỳ, khó dự đoán.
Diễn biến bệnh khôn lường
Sốt xuất huyết vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và diễn biến bệnh rất phức tạp, không thể đoán trước. Nhiều người khỏe mạnh không có bệnh nền, nhưng vẫn trở nặng nhanh chóng. Có trường hợp chỉ sau 4 - 5 ngày sốt đã rơi vào tình trạng sốc, xuất huyết, tổn thương gan, giảm tiểu cầu nặng, phải điều trị hồi sức tích cực kéo dài mới qua được cơn nguy kịch, theo chia sẻ của PGS-TS-BS. Đỗ Duy Cường, Viện trưởng Viện Y học Nhiệt đới (Bệnh viện Bạch Mai).
Bên cạnh việc đối mặt với nguy cơ tử vong, người bệnh còn có thể chịu ảnh hưởng lâu dài. Sốt xuất huyết Dengue để lại nhiều di chứng như rụng tóc, mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, đau đầu kéo dài, đau khớp, trầm cảm nhẹ, có thể dai dẳng suốt nhiều tuần, thậm chí vài tháng sau khỏi bệnh.
Các chuyên gia nhấn mạnh, một ca sốt xuất huyết Dengue nặng không chỉ đe doạ tính mạng người bệnh mà còn tiêu tốn rất nhiều nhân lực, chi phí điều trị. TS-BS. Nguyễn Huy Luân - Trưởng đơn vị Tiêm chủng, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cho hay: “Có ca bệnh sốt xuất huyết nằm điều trị vài tháng, phải điều trị đến gần cả tỷ đồng”.
Theo PGS-TS-BS. Nguyễn Thanh Hùng, Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 1, Phó chủ tịch Hội Nhi khoa Việt Nam, chỉ cần một vài ca sốt xuất huyết nặng cũng đủ khiến cả một hệ thống y tế căng thẳng. Có những đêm cao điểm, đơn vị cấp cứu phải tiếp nhận liên tục 30 ca nặng.
Đối với người bệnh sốt xuất huyết điều trị ngoại trú, Bộ Y tế khuyến cáo phải theo dõi, tái khám. Người bệnh cần theo dõi chặt chẽ và nhập viện kịp thời nhằm phát hiện sớm biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là các trường hợp dư cân, béo phì, người trên 60 tuổi, mắc bệnh mạn tính...
Tiêm chủng: chủ động phòng bệnh
Sốt xuất huyết Dengue là một trong những bệnh truyền nhiễm hiếm hoi mà dù khoa học đã hiểu khá rõ về vi-rút, véc-tơ truyền bệnh, phương pháp chẩn đoán và điều trị, nhưng bệnh vẫn ngày càng lan rộng, phức tạp và trở nên nghiêm trọng hơn do tác động của biến đổi khí hậu.
Ý kiến này được GS-TS. Vũ Sinh Nam, cố vấn cao cấp về sốt xuất huyết (Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương) nhấn mạnh tại Hội thảo. “Sốt xuất huyết Dengue không còn là vấn đề riêng của miền Nam, mà đã lan rộng đến cả Tây Nguyên, Bắc Trung bộ, miền Bắc và các tỉnh miền núi. Đáng lo hơn cả, đây là một dịch bệnh rất khó dự đoán, không còn theo chu kỳ như trước. Năm 2019, nước ta ghi nhận vụ dịch sốt xuất huyết Dengue lớn, nhưng chỉ 3 năm sau, năm 2022, dịch sốt xuất huyết Dengue lớn nhất lịch sử nước ta lại xảy ra...”.
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, để phòng ngừa sốt xuất huyết Dengue hiệu quả, các chuyên gia nhấn mạnh sự cấp thiết của một chiến lược toàn diện, bao gồm: các biện pháp kiểm soát véc-tơ để tiêu diệt muỗi Aedes, tăng cường giáo dục cộng đồng và quản lý môi trường. Trong đó, tiêm chủng được xem là một công cụ quan trọng để chủ động giảm tỷ lệ nhập viện và giảm thiểu tử vong do bệnh gây ra.
Phát biểu tại Hội thảo, ThS-BS. Lê Hồng Nga, Phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM khẳng định: “Không thể đợi có dịch mới dự phòng”, đồng thời kêu gọi truyền thông rõ ràng về các biện pháp tích hợp, từ kiểm soát muỗi quanh năm đến chủ động tiêm phòng, để mỗi người dân trở thành một mắt xích trong nỗ lực phòng, chống bệnh.
Bác sĩ Derek Wallace, Chủ tịch toàn cầu mảng vắc-xin của Takeda cho biết, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến nghị các quốc gia có tốc độ lây nhiễm cao, chịu nhiều gánh nặng sốt xuất huyết nên đưa vắc-xin sốt xuất huyết của Takeda vào sử dụng, nhằm tối đa hóa tác động đến sức khỏe cộng đồng. Điều này chứng minh chất lượng và độ tin cậy của vắc-xin như 1 phương pháp phòng ngừa sốt xuất huyết quan trọng và phù hợp với các chương trình tiêm chủng. Vắc-xin này đã được phê duyệt tại 40 quốc gia, với hơn 12 triệu liều được phân phối toàn cầu. Theo BS. Derek Wallace, Takeda đặt mục tiêu sản xuất 100 triệu liều/năm vào năm 2030, mở rộng năng lực sản xuất tại Đức và Ấn Độ nhằm đáp ứng nhu cầu trên toàn cầu.
Tại Hội thảo, ông Benjamin Ping, Tổng giám đốc Takeda Việt Nam, nhấn mạnh: “Phòng ngừa sốt xuất huyết cần tiếp cận từ sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên. Chúng tôi cam kết đóng góp vào nỗ lực chung của Việt Nam thông qua chiến lược phòng ngừa tích hợp, bao gồm tiêm chủng, nâng cao nhận thức cộng đồng và hợp tác chặt chẽ với các đối tác y tế để mở rộng khả năng tiếp cận vắc-xin sốt xuất huyết, đồng thời giảm thiểu tác động của bệnh”.

-
Không có vùng cấm trong xử lý thực phẩm chức năng giả
-
Gỡ bỏ quảng cáo sản phẩm Dáng Xuân Phục Linh Gold và Best Slim Collagen do chứa chất cấm
-
Xử lý nghiêm hoạt động sản xuất, buôn bán thuốc chữa bệnh giả, sữa giả, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ giả
-
Tin mới y tế ngày 3/5: Cảnh báo hậu quả từ "mẹo gia truyền" nhỏ nước cốt chanh vào mắt, mũi, tai
-
Gánh nặng và diễn biến khó lường của dịch sốt xuất huyết Dengue -
Hậu quả của béo phì ở trẻ em và cách cha mẹ cần làm -
Sẵn sàng, chủ động, hoàn thành tốt nhiệm vụ tác nghiệp y tế dịp nghỉ lễ -
“Lách luật” trong đánh giá thực phẩm, hai doanh nghiệp bị Bộ Y tế “tuýt còi” -
Tin mới y tế ngày 2/5: Robot phẫu thuật hiện đại nhất Đông Nam Á có mặt tại TP.HCM -
Phát hiện hai thực phẩm bảo vệ sức khỏe có chứa chất cấm sibutramine -
Tin mới y tế ngày 1/5: Giảm gánh nặng cho người bệnh chạy thận nhờ bảo hiểm y tế
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 3)
-
Chất lượng làm nên thương hiệu: Bí quyết phát triển sản phẩm của Orenda
-
Beyond Digital - Dấu ấn CMC tại sự kiện công nghệ lớn nhất Hàn Quốc
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025