-
UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Tập đoàn Vingroup ký kết thoả thuận hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh -
Chờ đợi danh mục xanh: Chuẩn bị sẵn để đón đầu -
Xi Măng Fico-YTL nêu đề xuất hướng đến chuyển đổi xanh cho ngành xi măng Việt Nam -
Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu -
Lượng khí thải carbon toàn cầu dự kiến đạt mức cao kỷ lục trong năm 2024 -
Yên Bái sẵn sàng đón đầu tín chỉ carbon rừng
Đây là nội dung được chia sẻ tại diễn đàn “Hỗ trợ doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ tham gia chuỗi cung ứng thông qua các công cụ phát triển bền vững”, tổ chức tại Hà Nội ngày 17/4/2024.
Diễn đàn do Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam (thuộc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam – VCCI) và Cơ quan Liên Hợp Quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho Phụ nữ (UN Women) tổ chức.
Diễn đàn là hoạt động nằm trong khuôn khổ Chương trình “Tạo cơ hội thị trường bình đẳng cho phụ nữ và doanh nghiệp do nữ làm chủ thông qua mua sắm có trách nhiệm giới” (WE RISE Together) do Chính phủ Úc hỗ trợ thông qua Quan hệ Đối tác Mekong-Úc.
Ông Nguyễn Quang Vinh, Phó chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) khẳng định phát triển bền vững là xu thế không thể đảo ngược. Hướng tới phát triển bền vững trở thành nhu cầu tất yếu đối với doanh nghiệp trong quá trình hội nhập quốc tế, đặc biệt là để tham gia thành công vào các chuỗi cung ứng toàn cầu.
Tuy nhiên, đa số các doanh nghiệp Việt Nam có quy mô nhỏ và vừa. Trong đó, các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ còn đặc biệt hạn chế về vốn, công nghệ, năng lực quản trị, dẫn tới nhiều thách thức trong việc thích ứng để duy trì, mở rộng thị trường và tham gia chuỗi cung ứng quốc tế.
Dẫn thông tin từ Sách Trắng về doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ tại Việt Nam, được Bộ Kế hoạch Đầu tư công bố vào tháng 12/2023, ông Vinh cho biết chỉ có 4% tổng số doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ được đánh giá là năng động, tham gia một cách hiệu quả vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
“Chúng ta phải làm thế nào để tăng cường tính bền vững cho các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, giúp họ tham gia vào các chuỗi cung ứng toàn cầu. Đồng thời phải làm sao sử dụng những công cụ bền vững để nâng cao năng lực cạnh tranh của cộng đồng doanh nghiệp nữ”, đại diện VCCI đặt vấn đề.
Ông Nguyễn Quang Vinh, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chia sẻ tại diễn đàn. |
Trên bình diện thế giới, phụ nữ chiếm gần một nửa dân số nhưng hiện chỉ đóng góp 37% GDP toàn cầu và sở hữu khoảng 33% tổng số doanh nghiệp.
Các tính toán cho thấy nếu phụ nữ tham gia bình đẳng vào nền kinh tế, GDP toàn cầu vào năm 2025 có thể tăng thêm 28.000 tỷ USD. Nếu các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ tăng trưởng theo tỷ lệ tăng trưởng như của nam giới, GDP toàn cầu sẽ tăng thêm khoảng 2.000 tỷ USD - tương đương 2% đến 3% GDP toàn cầu, đồng thời tạo ra từ 288 triệu đến 433 triệu việc làm mới.
Hiện nay, tại Việt Nam, hơn 20% chủ sở hữu doanh nghiệp vừa và nhỏ là phụ nữ; 51% doanh nghiệp Việt Nam có phụ nữ trong cơ cấu chủ sở hữu, cao hơn so với các quốc gia khác. Tuy nhiên, những doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ đa số ở cấp thấp nhất của chuỗi cung ứng trong nhiều ngành và gặp khó khăn trong việc đáp ứng yêu cầu mua sắm của các công ty lớn.
Bà Caroline T. Nyamayemobe, Trưởng đại diện UN Women tại Việt Nam đã chỉ ra những nguyên nhân chính của thực trạng này, bao gồm: 1) hạn chế trong việc tiếp cận nguồn vốn, thị trường 2) thiếu hụt các mạng lưới hỗ trợ kinh doanh cho phụ nữ 3) ít các chương trình đào tạo và cơ hội cố vấn để trau dồi kỹ năng cho doanh nhân nữ; 4) gánh nặng của công việc chăm sóc gia đình và định kiến về khả năng kinh doanh của phụ nữ vẫn còn tồn tại.
Bà nhấn mạnh: “Bằng chứng cho thấy các quốc gia có bình đẳng giới cao hơn có nền kinh tế tăng trưởng nhanh hơn và cạnh tranh hơn. Việc áp dụng công cụ phát triển bền vững như chính sách mua sắm có trách nhiệm giới và Các nguyên tắc trao quyền cho phụ nữ (WEPs) là một trong những lựa chọn thông minh giúp doanh nghiệp tạo ra sự khác biệt và phát triển bền vững”.
Trong khuôn khổ diễn đàn, 22 doanh nghiệp Việt Nam đã tham gia ký Ủng hộ Các Nguyên tắc Trao quyền cho Phụ nữ (Women’s Empowerment Principles – WEPs), thể hiện cam kết thúc đẩy bình đẳng giới tại nơi làm việc, trên thị trường và trong cộng đồng.
Ngoài ra, Ban tổ chức cũng đã phát động Giải thưởng thực hiện Nguyên tắc Trao quyền cho Phụ nữ 2024 (WEPs Awards 2024), một sáng kiến của UN Women được thực hiện từ năm 2020.
-
Xi Măng Fico-YTL nêu đề xuất hướng đến chuyển đổi xanh cho ngành xi măng Việt Nam -
Lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nông dân Hà Nội -
Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu -
Nâng cao quản lý, vận hành hệ thống thủy lợi để thích ứng với tình hình mới -
Lượng khí thải carbon toàn cầu dự kiến đạt mức cao kỷ lục trong năm 2024 -
Phát triển tài chính xanh nhìn từ kinh nghiệm quốc tế -
Hành trình tiến đến Net Zero của Heineken Việt Nam
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu