-
Doanh nghiệp dệt may có đơn hàng đến quý II/2025 -
Trái dừa Việt tiến vào nhóm nông sản tỷ USD: Vừa mừng, vừa lo -
Hàn Quốc chi 23,4 tỷ USD mua hàng từ Việt Nam -
Tăng trưởng khá, dệt may lấy đà vượt thách thức -
Nâng hiệu quả quản lý thực phẩm nhờ truy xuất nguồn gốc -
Xuất nhập khẩu năm 2024 vượt xa mục tiêu kế hoạch được giao
Tạp hóa truyền thống bộc lộ nhiều hạn chế trong vận hành, khó cạnh tranh với các các mô hình bán lẻ hiện đại. |
75% nhu cầu mua sắm của người Việt vẫn “nằm trên vai” bán lẻ truyền thống, trong đó có các cửa hàng tạp hóa. Bởi vậy, hành trình chuyển đổi số của những tiểu thương trẻ như Thảo đánh dấu bước ngoặt cho thị trường bán lẻ.
Đói vốn, thiếu hàng và 1001 bất cập của tạp hóa truyền thống
Thảo (31 tuổi) là người “thừa kế" của cửa hàng tạp hóa truyền thống được gây dựng bởi bà ngoại, ở khu tập thể Thành Công (Hà Nội). Đã gắn bó cả tuổi thơ với cửa hàng gia truyền này, Thảo quá quen với những bất cập trong khâu vận hành kiểu truyền thống.
Đầu tiên là những nhầm lẫn thường xuyên xảy ra trong suốt một ngày bán hàng tất bật. Việc quản lý phụ thuộc chủ yếu vào ghi chép tay và trí nhớ, những sai sót lặt vặt trở thành chuyện thường. Mẹ Thảo đôi khi quên những khoản nợ nhỏ, có người mang tiền đến trả cũng không thể nhớ chi tiết họ đã mua những gì, mua bao nhiêu. Để hạn chế sai sót, mỗi ngày gia đình 4 người phải kiểm kê doanh thu, đối soát tiền hàng. Một chu trình bận rộn kéo dài quanh năm, càng thêm vất vả vào mùa lễ tết cao điểm.
Mà nói đến những dịp cao điểm như mùa Tết, lượng hàng nhập gấp 2 - 3 lần bình thường nên cửa hàng thường xuyên rơi vào cảnh “đói vốn”. Mùa Tết bán tốt nhất trong năm, quay vòng vốn nhanh, nhưng câu chuyện đầu tiên vẫn là “tiền đâu” trở thành rào cản của các cửa hàng tạp hóa.
Trong khi đó, việc nhập hàng và quản lý được thực hiện khá cảm tính và tự phát. Mẹ Thảo có thói quen đi tìm hiểu những sản phẩm đang “hot" trên thị trường, sau đó nhập về bán thử qua mối trung gian. Cũng bởi cách làm thủ công này mà nhiều mặt hàng rơi vào trạng thái không ổn định, khách qua hỏi hôm có, hôm không...
Tạp hóa truyền thống chuyển mình khi công nghệ “ập đến”
Ứng dụng VinShop được xem là một bước ngoặt trong hành trình hiện đại hóa các cửa hàng truyền thống. Gia đình Thảo là một trong hơn 65.000 hộ kinh doanh đã tham gia vào mạng lưới cửa hàng liên kết với VinShop. Các cửa hàng tạp hóa hỗ trợ khâu nhập hàng một chạm với đa dạng các mặt hàng; quản lý và xoay vòng vốn để các gia đình tăng thu nhập, bán hàng tốt hơn, dễ dàng hơn.
Trước đây, chi phí sắm sửa thiết bị ban đầu và phí dịch vụ vốn là rào cản lớn với các hộ kinh doanh nhỏ lẻ khi tiếp cận với công nghệ. Trong khi với VinShop, Thảo chỉ cần tải phần mềm về là có thể sử dụng ngay trên điện thoại cá nhân. Nếu những phần mềm hỗ trợ quản lý hàng hóa theo hình thức thuê bao có giá từ 120.000 - 600.000 đồng/tháng, ứng dụng VinShop cung cấp công cụ quản lý bán hàng miễn phí trọn đời. Giao diện dễ dùng, dễ hiểu nên chỉ cần hướng dẫn một lần là cả bố và mẹ Thảo đều có thể sử dụng.
Khi được hỏi về lý do kết nối với VinShop, Thảo chia sẻ rằng cái lợi đầu tiên mình nhận thấy là về tài chính. Tham gia VinShop, Thảo mong gia đình có thể được nhập hàng trực tiếp từ nhà sản xuất, thay vì đi qua trung gian. Có “gen” bán hàng từ nhỏ, Thảo hiểu cái giá “ngầm” của cách làm đó. Những mùa bán hàng cao điểm, cửa hàng Thảo có thể tranh thủ vay vốn vài chục triệu không lãi trong 40 ngày, bởi việc bán hàng tạp hóa là “nguồn tiền tươi”, xoay vòng vốn rất nhanh. Liên kết VinShop từ tháng 12/2020, Thảo cho biết thu nhập mỗi tháng gia đình cô tăng thêm khoảng 8 triệu đồng so với trước.
VinShop giống như một người trợ lý. Ứng dụng hỗ trợ quét mã vạch tính tiền sản phẩm chính xác, kèm tính năng quản lý đơn hàng, doanh thu và theo dõi các khoản nợ. Thảo hướng dẫn mẹ cách “Ghi sổ online" để lưu thông tin mua chịu, mua thiếu của khách quen.
VinShop đưa công nghệ và các giải pháp tài chính giúp thay đổi ngành bán lẻ truyền thống Việt Nam |
Nói “chuyển đổi số" thì có vẻ to tát, những nỗ lực mang công nghệ vào kinh doanh bán lẻ như của đình Thảo là một bước chuyển thông minh và đúng thời điểm. Không chỉ gia đình nhà Thảo, hàng triệu cửa hàng tạp hóa tại Việt Nam vẫn vận hành theo cách rất đơn giản thủ công trước khi ứng dụng VinShop xuất hiện.
Giới chuyên gia nhìn nhận, cách vận hành này đã kìm hãm sức phát triển của các cửa hiệu nhỏ để trở thành mô hình kinh doanh bài bản, chuyên nghiệp. Vì thế, khi những ứng dụng được “thửa” riêng cho các cửa hàng tạp hóa như VinShop đang tạo ra bước ngoặt cho mô hình bán lẻ này. Thế hệ trẻ như Thảo có cơ hội tìm cho mình một cách làm mới, vẫn giữ được mô hình kinh doanh gia đình, cùng lúc vận hành hiệu quả và “nhàn" hơn. Đây chính là nền tảng đầy hứa hẹn cho sự phát triển của tạp hóa công nghệ.
-
Trái dừa Việt tiến vào nhóm nông sản tỷ USD: Vừa mừng, vừa lo -
Hàn Quốc chi 23,4 tỷ USD mua hàng từ Việt Nam -
Tăng trưởng khá, dệt may lấy đà vượt thách thức -
Xu hướng lựa chọn giỏ quà Tết năm nay -
Nâng hiệu quả quản lý thực phẩm nhờ truy xuất nguồn gốc -
Xuất nhập khẩu năm 2024 vượt xa mục tiêu kế hoạch được giao -
Giá xăng E5 RON 92 và xăng RON 95 tiếp tục biến động trái chiều
- VTC Academy ra mắt không gian học tập mới: Bước chuyển mình trong đào tạo nhân lực ngành công nghệ cao
- Bất động sản tại khu vực nào của Bình Định sẽ “tăng nhiệt” năm 2025?
- Meey Group mong muốn “bắt tay” với các đối tác Đức nghiên cứu, phát triển ứng dụng quản lý dữ liệu đất đai
- GAET vinh dự tham gia Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024
- Mùa kiều hối Agribank 2025 - “Kiều hối đón tết - gắn kết tình thân”
- HEINEKEN Việt Nam hợp tác cùng VBCSD-VCCI hỗ trợ đối tác cung ứng thúc đẩy giảm phát thải và chuyển đổi năng lượng