
-
Hải Phòng: Sức hút mới từ khu thương mại tự do
-
Động lực giải ngân đại dự án
-
Hải Phòng: Quy hoạch là động lực và cơ hội bứt phá
-
Hoàn thành nhiệm vụ cả nước có 3.000 km đường bộ cao tốc trong năm 2025
-
Vốn đầu tư công tại TP.HCM bị đọng trong các dự án trọng điểm -
Những dự án hạ tầng thúc đẩy phát triển Hải Phòng
![]() |
Một đoạn Quốc lộ 19 trên địa bàn tỉnh Gia Lai được cải tạo, nâng cấp. Ảnh: Thanh Chung |
Ngày 23/7, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Gia Lai, cho biết, các đơn vị đang đẩy nhanh công tác đền bù giải phóng mặt bằng, giải ngân vốn và tiến độ thi công các dự án trọng điểm.
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Gia Lai, tổng kế hoạch vốn đầu tư công được giao năm 2022 là 1.143.098 triệu đồng. Trong đó, giải ngân đến ngày 30/7/2022 là 213.372 triệu đồng (mới đạt 18,65% ). Dự kiến giải ngân đến 31/1/2023 là 987.480 triệu đồng (đạt 86,32% kế hoạch).
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Gia Lai cho hay, năm 2022 là năm triển khai nhiều dự án khởi công mới của giai đoạn đầu tư công trung hạn 2021-2025. Đối với các dự án khởi công mới, mất nhiều thời gian triển khai các thủ tục khảo sát, thiết kế, thẩm định phê duyệt, đấu thầu.., phải đến cuối năm mới khởi công công trình, nên những tháng đầu năm giải ngân đạt thấp.
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Gia Lai, giá cả nhiên liệu, vật tư, vật liệu tăng đột biến đã gây khó khăn rất lớn cho các nhà thầu thi công, đặc biệt là các dự án ký hợp đồng theo hình thức đơn giá cố định, khởi công vào các năm 2020, 2021.
Trên địa bàn tỉnh Gia Lai có những dự án trọng điểm như: Dự án Tuyến giao thông biên giới cấp bách huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai (khởi công tháng 12/2020, dự kiến hoàn thành tháng 11/2022); Dự án Đường liên huyện Chư Sê - Chư Pưh - Chư Prông, tỉnh Gia Lai (khởi công tháng 3/2021, dự kiến hoàn thành tháng 12/2022; Dự án Nâng cấp, cải tạo đường Tỉnh 663 (khởi công tháng 12/2021, dự kiến hoàn thành tháng 11/2023); Dự án Nâng cấp, cải tạo đường Tỉnh 664 (khởi công tháng 12/2021, dự kiến hoàn thành tháng 11/2023).
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Gia Lai cho biết, những tháng cuối năm 2021, tại huyện Chư Pưh xảy ra “sốt đất”, kéo theo giá đất ở, đất nông nghiệp tăng cao đột biến. Hệ lụy là một số hộ dân không đồng tình với mức giá đền bù của nhà nước. Ngoài ra, tại thị trấn Nhơn Hòa, huyện Chư Pưh vẫn chưa giải phóng mặt bằng xong trong phạm vi khoảng 2km.

-
Vốn đầu tư công tại TP.HCM bị đọng trong các dự án trọng điểm -
Những dự án hạ tầng thúc đẩy phát triển Hải Phòng -
Quảng Ngãi thu hồi, chuyển đổi mục đích gần 500 ha đất để thực hiện 29 dự án -
Tập đoàn Trung Nam hợp tác cùng Power China sản xuất trụ, cánh điện gió tại Ninh Thuận -
Kỳ vọng chính sách “khoán 10” trong đầu tư đường sắt -
Gia Lai chuẩn bị hàng chục mỏ khoáng sản để phục vụ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku -
Quảng Trị: Tăng cường vận động, xem xét tính đến cưỡng chế mặt bằng dự án Đường Hùng Vương nối dài
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây
-
Khoa học công nghệ - Đòn bẩy giúp PV Power bứt phá giai đoạn mới
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Nhượng quyền dịch vụ quốc tế có “người tiên phong”
-
VietOffice 2025 - Triển lãm của những đột phá
-
K&D Trading - 15 năm xây dựng hệ sinh thái hàng Việt tại Canada, góp phần thúc đẩy hàng Việt Nam ra thế giới