-
Tiết kiệm chi phí nuôi tôm, đồng hành bảo vệ môi trường với ADVANCE PRO -
Năm 2029, Hoà Phát sẽ sản xuất thép đường ray phục vụ Dự án Đường sắt tốc độ cao -
Sắp xếp, tinh gọn bộ máy: Không để thủ tục hành chính kém thuận lợi hơn -
KITA Group: Từ đơn vị M&A đến Nhà kiến tạo những dự án “đình đám” -
Nhiều doanh nghiệp đặt kế hoạch kinh doanh tăng trưởng hai con số -
Doanh nghiệp trở lại thị trường: Thước đo mới của môi trường kinh doanh
Nhà đầu tư nước ngoài tham dự Hội nghị mong muốn được tháo gỡ khó khăn để yên tâm mở rộng đầu tư |
Củng cố niềm tin
Gần 4 tỷ USD cam kết đầu tư vào Việt Nam sau Hội nghị Thủ tướng Chính phủ gặp mặt các nhà đầu tư nước ngoài diễn ra cuối tuần qua, là thông tin được Thủ tướng Phạm Minh Chính công bố trong phát biểu kết luận Hội nghị.
Đây là thông tin đáng mừng, khi thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, quy mô đầu tư nước ngoài quý I/2023 đạt 5,44 tỷ USD, giảm 38,8% so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ tương đương 50% tổng mức đầu tư cùng thời điểm trước khi xảy ra đại dịch Covid-19.
Trong đó, tổng vốn đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam quý I/2023 chỉ đạt 474 triệu USD, tương đương 70,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Số lượng dự án cũng giảm 9,1% so với cùng kỳ, xuống còn 344 dự án, đưa Hàn Quốc - nhà đầu tư số một tại Việt Nam xuống vị trí thứ tư, là mức thấp nhất kể từ năm 2008.
Bên cạnh các nguyên nhân khách quan dẫn tới tình trạng trên như suy thoái kinh tế, xung đột địa chính trị trên thế giới, thì không ít nguyên nhân chủ quan cũng được các hiệp hội, doanh nghiệp trao đổi thẳng thắn với Thủ tướng tại Hội nghị.
“Lượng vốn FDI giảm sút một phần do thủ tục cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài phức tạp và phê duyệt hạ tầng phòng cháy chữa cháy”, ông Hong Sun, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (Kocham) cho hay.
Ông Kim Huat Ooi, Phó chủ tịch, kiêm Tổng giám đốc Intel Products Việt Nam thì bày tỏ hy vọng cơ chế một cửa có thể sớm được khôi phục để tạo thuận lợi trong kinh doanh, giảm thời gian thực hiện cho tất cả các loại giấy phép như phòng cháy, chữa cháy, xây dựng, môi trường…
Theo báo cáo của Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD), cạnh tranh giữa các nước đang phát triển trong thu hút FDI sẽ diễn ra quyết liệt, nhất là trước bối cảnh dòng vốn FDI được dự báo giảm, trong khi nhu cầu thu hút vốn đầu tư cho giai đoạn phục hồi và phát triển hậu Covid-19 tăng cao.
Đặc biệt, việc Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) có kế hoạch áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu từ năm 2024 sẽ tác động, ảnh hưởng lớn đến đầu tư nước ngoài cũng như thu hút đầu tư nước ngoài của các quốc gia, khu vực.
Theo Chủ tịch Kocham, nếu Chính phủ quan tâm và nỗ lực tháo gỡ những khó khăn của các doanh nghiệp FDI, để họ có thể mở rộng kinh doanh ổn định tại Việt Nam thì “doanh nghiệp sẽ có thể gạt bỏ những lo lắng và tin tưởng đầu tư nhiều hơn nữa”.
Chuẩn bị sẵn các gói chính sách ưu đãi
Phản hồi kiến nghị của các nhà đầu tư nước ngoài, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định lại tinh thần “khó khăn đến đâu thì tháo gỡ đến đó, khó khăn ở đâu thì tháo gỡ ở đó; vướng mắc ở cấp nào thì cấp đó giải quyết”, “không nói không, không nói khó, không nói có mà không làm” và cho biết, ngay sau Hội nghị sẽ ban hành một văn bản phù hợp để thống nhất triển khai thực hiện.
Thủ tướng yêu cầu, đối với những khó khăn, vướng mắc giải quyết được ngay thì phải các bộ, ngành, địa phương có câu trả lời rõ ràng, dứt khoát, những vấn đề chưa giải quyết được ngay thì phải khẩn trương nghiên cứu, chủ động giải quyết hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý kịp thời, linh hoạt, hiệu quả với tinh thần “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ”, “vì nước, vì dân, vì sự phát triển doanh nghiệp”.
Theo người đứng đầu Chính phủ, vừa qua, các cơ quan đã khảo sát, lắng nghe ý kiến các doanh nghiệp để triển khai các biện pháp cụ thể liên quan tới giảm, giãn, miễn thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất cho doanh nghiệp và Chính phủ, Thủ tướng đang chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước có các chính sách về khoanh nợ, giảm nợ, giãn nợ, gia hạn nợ…
Đề xuất một số giải pháp mới, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đề nghị các bộ, ngành, địa phương cần chuẩn bị sẵn các điều kiện cần thiết để đón làn sóng đầu tư như: chuẩn bị mặt bằng sạch; hoàn thiện hạ tầng; năng lượng; nguồn cung lao động có tay nghề; nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp trong nước để tham gia chuỗi giá trị; chuẩn bị sẵn các gói chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư mới, trong bối cảnh thuế tối thiểu toàn cầu được áp dụng trong năm 2024, tăng tính cạnh tranh của môi trường đầu tư và hài hòa lợi ích của nhà đầu tư.
Đối với doanh nghiệp, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề nghị thực hiện đổi mới mô hình, đẩy mạnh chuyển đổi số và ứng dụng khoa học công nghệ, hình thành các trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D), tăng cường liên kết với các doanh nghiệp trong nước để cùng nhau tận dụng các cơ hội và lợi thế mỗi bên, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.
“Cùng với nỗ lực chung của Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cam kết tiếp tục giữ vững ngọn lửa đổi mới, đẩy mạnh hơn nữa vai trò tham mưu Chính phủ kiến tạo những bước đột phá trong cải cách thể chế, môi trường đầu tư, kinh doanh”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khẳng định.
Trích phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ gặp mặt các nhà đầu tư nước ngoài
Giải quyết dứt điểm vướng mắc, vì sự phát triển doanh nghiệp
Kỳ Thành
Ngay sau cuộc gặp mặt các nhà đầu tư nước ngoài, Thủ tướng Chính phủ sẽ ban hành văn bản để thống nhất triển khai thực hiện những biện pháp tháo gỡ vướng mắc, hỗ trợ doanh nghiệp.
Củng cố niềm tin
Gần 4 tỷ USD cam kết đầu tư vào Việt Nam sau Hội nghị Thủ tướng Chính phủ gặp mặt các nhà đầu tư nước ngoài diễn ra cuối tuần qua, là thông tin được Thủ tướng Phạm Minh Chính công bố trong phát biểu kết luận Hội nghị.
Đây là thông tin đáng mừng, khi thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, quy mô đầu tư nước ngoài quý I/2023 đạt 5,44 tỷ USD, giảm 38,8% so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ tương đương 50% tổng mức đầu tư cùng thời điểm trước khi xảy ra đại dịch Covid-19.
Trong đó, tổng vốn đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam quý I/2023 chỉ đạt 474 triệu USD, tương đương 70,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Số lượng dự án cũng giảm 9,1% so với cùng kỳ, xuống còn 344 dự án, đưa Hàn Quốc - nhà đầu tư số một tại Việt Nam xuống vị trí thứ tư, là mức thấp nhất kể từ năm 2008.
Bên cạnh các nguyên nhân khách quan dẫn tới tình trạng trên như suy thoái kinh tế, xung đột địa chính trị trên thế giới, thì không ít nguyên nhân chủ quan cũng được các hiệp hội, doanh nghiệp trao đổi thẳng thắn với Thủ tướng tại Hội nghị.
“Lượng vốn FDI giảm sút một phần do thủ tục cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài phức tạp và phê duyệt hạ tầng phòng cháy chữa cháy”, ông Hong Sun, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (Kocham) cho hay.
Ông Kim Huat Ooi, Phó chủ tịch, kiêm Tổng giám đốc Intel Products Việt Nam thì bày tỏ hy vọng cơ chế một cửa có thể sớm được khôi phục để tạo thuận lợi trong kinh doanh, giảm thời gian thực hiện cho tất cả các loại giấy phép như phòng cháy, chữa cháy, xây dựng, môi trường…
Theo báo cáo của Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD), cạnh tranh giữa các nước đang phát triển trong thu hút FDI sẽ diễn ra quyết liệt, nhất là trước bối cảnh dòng vốn FDI được dự báo giảm, trong khi nhu cầu thu hút vốn đầu tư cho giai đoạn phục hồi và phát triển hậu Covid-19 tăng cao.
Đặc biệt, việc Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) có kế hoạch áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu từ năm 2024 sẽ tác động, ảnh hưởng lớn đến đầu tư nước ngoài cũng như thu hút đầu tư nước ngoài của các quốc gia, khu vực.
Theo Chủ tịch Kocham, nếu Chính phủ quan tâm và nỗ lực tháo gỡ những khó khăn của các doanh nghiệp FDI, để họ có thể mở rộng kinh doanh ổn định tại Việt Nam thì “doanh nghiệp sẽ có thể gạt bỏ những lo lắng và tin tưởng đầu tư nhiều hơn nữa”.
Chuẩn bị sẵn các gói chính sách ưu đãi
Phản hồi kiến nghị của các nhà đầu tư nước ngoài, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định lại tinh thần “khó khăn đến đâu thì tháo gỡ đến đó, khó khăn ở đâu thì tháo gỡ ở đó; vướng mắc ở cấp nào thì cấp đó giải quyết”, “không nói không, không nói khó, không nói có mà không làm” và cho biết, ngay sau Hội nghị sẽ ban hành một văn bản phù hợp để thống nhất triển khai thực hiện.
Thủ tướng yêu cầu, đối với những khó khăn, vướng mắc giải quyết được ngay thì phải các bộ, ngành, địa phương có câu trả lời rõ ràng, dứt khoát, những vấn đề chưa giải quyết được ngay thì phải khẩn trương nghiên cứu, chủ động giải quyết hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý kịp thời, linh hoạt, hiệu quả với tinh thần “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ”, “vì nước, vì dân, vì sự phát triển doanh nghiệp”.
Theo người đứng đầu Chính phủ, vừa qua, các cơ quan đã khảo sát, lắng nghe ý kiến các doanh nghiệp để triển khai các biện pháp cụ thể liên quan tới giảm, giãn, miễn thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất cho doanh nghiệp và Chính phủ, Thủ tướng đang chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước có các chính sách về khoanh nợ, giảm nợ, giãn nợ, gia hạn nợ…
Đề xuất một số giải pháp mới, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đề nghị các bộ, ngành, địa phương cần chuẩn bị sẵn các điều kiện cần thiết để đón làn sóng đầu tư như: chuẩn bị mặt bằng sạch; hoàn thiện hạ tầng; năng lượng; nguồn cung lao động có tay nghề; nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp trong nước để tham gia chuỗi giá trị; chuẩn bị sẵn các gói chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư mới, trong bối cảnh thuế tối thiểu toàn cầu được áp dụng trong năm 2024, tăng tính cạnh tranh của môi trường đầu tư và hài hòa lợi ích của nhà đầu tư.
Đối với doanh nghiệp, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề nghị thực hiện đổi mới mô hình, đẩy mạnh chuyển đổi số và ứng dụng khoa học công nghệ, hình thành các trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D), tăng cường liên kết với các doanh nghiệp trong nước để cùng nhau tận dụng các cơ hội và lợi thế mỗi bên, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.
“Cùng với nỗ lực chung của Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cam kết tiếp tục giữ vững ngọn lửa đổi mới, đẩy mạnh hơn nữa vai trò tham mưu Chính phủ kiến tạo những bước đột phá trong cải cách thể chế, môi trường đầu tư, kinh doanh”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khẳng định.
Box
Chính phủ mong muốn lắng nghe, chia sẻ và thấu hiểu, đồng hành với các nhà đầu tư nước ngoài. Các nhà đầu tư nước ngoài đã và đang đầu tư tại Việt Nam cũng cảm nhận được những chia sẻ, thấu hiểu, đồng hành và sự nhất quán của Chính phủ trong quá trình chỉ đạo, điều hành các lĩnh vực liên quan đến đầu tư nước ngoài và tiếp tục rà soát thể chế, pháp luật, cải thiện mạnh mẽ hơn nữa môi trường đầu tư, kinh doanh trên nguyên tắc lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ, hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư và người dân.
Trích phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ gặp mặt các nhà đầu tư nước ngoài
-
KITA Group: Từ đơn vị M&A đến Nhà kiến tạo những dự án “đình đám” -
Nhiều doanh nghiệp đặt kế hoạch kinh doanh tăng trưởng hai con số -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 15/1/2025 -
Trung tâm thương mại GO! Ninh Thuận chính thức khai trương -
Doanh nghiệp trở lại thị trường: Thước đo mới của môi trường kinh doanh -
Novaland bác tin ông Bùi Thành Nhơn thôi chức Chủ tịch HĐQT -
Cam kết những giá trị bền vững dẫn lối cho sự phát triển của Masterise
- Nutifood mang xuân yêu thương đến nhiều hoàn cảnh khó khăn
- Giá dầu tăng cao tác động đến logistics toàn cầu: Tối ưu chuỗi cung ứng là yếu tố sống còn
- Sacombank-SBL thay đổi địa chỉ chi nhánh Đà Nẵng
- Mô hình hệ sinh thái thành công trên thế giới, xu thế không thể bỏ qua
- Thành lập Công ty bất động sản Trần Anh Land
- Panasonic bàn giao Phòng thí nghiệm giải pháp HVAC cho trường Đại học Bách khoa TP.HCM