-
Quảng Trị tổ chức hội nghị đối thoại doanh nghiệp năm 2024 -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 11/9/2024 -
Chủ tịch Tập đoàn Mitsui & Co đến thăm và làm việc tại Tasco -
FPT mở văn phòng tại Thụy Điển, thúc đẩy tăng trưởng thị trường Bắc Âu -
DongTam Group bắt tay CS Wind Corp xây dựng nhà máy sản xuất thiết bị điện gió 200 triệu USD -
Ngành than tích cực khắc phục hậu quả bão Yagi để quay lại sản xuất bình thường
Bộ Công Thương đề nghị Tổng cục Hải quan tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu khẩu trang vải sang Mỹ, EU, Nhật Bản. |
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) vừa qua đã có văn bản đề nghị Tổng cục Hải quan tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp dệt may trong nước xuất khẩu sản phẩm khẩu trang vải sang các thị trường Nhật Bản, Mỹ, EU.
Thời gian qua, Bộ Công Thương nhận được các văn bản của Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam và một số doanh nghiệp phản ánh những khó khăn trong việc xuất khẩu khẩu trang vải. Nguyên nhân là do các cán bộ hải quan tại cửa khẩu khó phân biệt giữa khẩu trang y tế với khẩu trang vải, đặc biệt là khẩu trang vải kháng khuẩn nên phải lấy mẫu gửi đi giám định nhiều nơi.
Còn theo Vitas, sau khi Chính phủ có Nghị quyết 20/NQ-CP ngày 28/2/2020 về việc cấp phép khẩu trang y tế, số đơn hàng đặt mua khẩu trang vải đã tăng lên. Tuy nhiên, các doanh nghiệp phản hồi, việc làm thủ tục xuất khẩu khẩu trang vải chưa thuận lợi, làm doanh nghiệp phải chờ đợi, quay lại hỏi Bộ Y tế hoặc Bộ Công Thương. Vì vậy, Bộ Công thương đề nghị Tổng cục Hải quan chỉ đạo hải quan các địa phương tạo thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu khẩu trang vải trong thời gian tới.
Theo Nghị quyết 20 năm 2020 của Chính phủ về cấp phép xuất khẩu đối với khẩu trang y tế trong giai đoạn chống dịch Covid-19 thì Bộ Y tế là cơ quan cấp phép xuất khẩu và chỉ cho phép xuất khẩu vì mục đích viện trợ, hỗ trợ khẩu trang y tế do Chính phủ thực hiện, số lượng không quá 25% tổng số lượng khẩu trang y tế sản xuất trong nước.
Cục Xuất nhập khẩu cho biết Nghị quyết số 20/NQ-CP ngày 28/2 của Chính phủ chỉ áp dụng chế độ cấp giấy phép xuất khẩu đối với mặt hàng khẩu trang y tế trong giai đoạn phòng chống dịch Covid-19. Các mặt hàng khẩu trang không phải khẩu trang y tế thực hiện xuất khẩu theo quy định hiện hành, không cần giấy phép xuất khẩu.
"Khẩu trang vải không phải là đối tượng phải hạn chế theo quy định của Nghị quyết 20/NQ-CP. Trong bối cảnh khó khăn của ngành dệt may hiện nay, việc sản xuất và xuất khẩu khẩu trang vải đang là giải pháp giúp doanh nghiệp có thể cầm cự, giữ chân công nhân. Về lâu dài, đây cũng có thể là hướng xuất khẩu mới, đặc biệt cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ", Bộ Công Thương cho biết.
Do vậy, Bộ Công Thương đề nghị Tổng cục Hải quan có công văn thay thế hoặc sửa đổi công văn 1431/TCHQ-GSQL, đưa ra hướng dẫn rõ ràng về khẩu trang y tế, đặc biệt là dấu hiệu nhận biết về số đăng ký, số lưu hành để Hải quan địa phương thực hiện.
Tiếp thu ý kiến Bộ Công Thương, Tổng cục Hải quan đã có văn bản gửi các đơn vị hải quan sửa đổi một số điểm tại công văn 1431.
Theo đó, Tổng cục Hải quan giao Cục quản lý rủi ro, Cục Hải quan các tỉnh, thành phố đánh giá rủi ro lựa chọn các lô hàng nghi vấn đêể kiểm tra thực tế hàng hóa, đặc biệt là các lô hàng do nhà xuất khẩu không phải là nhà sản xuất.
Trường hợp quan sát thấy không có dấu hiệu của khẩu trang y tế thì thực hiện thông quan. Nếu có đủ dấu hiệu là khẩu trang y tế nhưng khai báo là khẩu trang khác, không phải khẩu trang y tế, thì lấy mẫu giám định tại Viện trang thiết bị và công trình y tế - Bộ Y tế hoặc các tổ chức giám định đáp ứng đủ điều kiện.
Việc tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu mặt hàng khẩu trang vải sẽ giúp doanh nghiệp có thể đỡ được phần nào tình trạng thiếu việc do nhiều đơn hàng xuất khẩu đi Mỹ, EU bị hoãn, hủy bởi dịch Covid-19. Trong nhiều kiến nghị nhằm gỡ khó cho ngành dệt may, Vitas cũng đề nghị Chính phủ cho phép các doanh nghiệp được tổ chức sản xuất, xuất khẩu mặt hàng phục vụ phòng dịch để trang trải một phần năng lực sản xuất trống trong thời gian khó khăn này.
-
Toshiba Lifestyle hướng đến dẫn đầu thị trường APAC: Chiến lược liều lĩnh hay được tính toán bằng những bước tiến vững vàng? -
FPT mở văn phòng tại Thụy Điển, thúc đẩy tăng trưởng thị trường Bắc Âu -
Thu ngân sách từ xuất nhập khẩu cải thiện, đạt 73% dự toán -
DongTam Group bắt tay CS Wind Corp xây dựng nhà máy sản xuất thiết bị điện gió 200 triệu USD -
Ngành than tích cực khắc phục hậu quả bão Yagi để quay lại sản xuất bình thường -
Doanh nghiệp kiến nghị gì với Hải quan -
Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan: Tập trung cải cách, tạo thuận lợi cho thương mại
- Bốn nhà đầu tư tham gia đấu thầu gói thầu số 5 của Cấp nước Đồng Nai
- C.P. Việt Nam không ngừng đầu tư cho chuyển đổi xanh
- An tâm đồng hành cùng PJICO, khách hàng vững vàng vượt bão Yagi
- RMIT Việt Nam được vinh danh là một trong những nơi làm việc tốt nhất châu Á
- Gala tiếng Việt thân thương “Lời quê hương - Lời sắt son”
- Hồ sơ, Quy trình đăng ký kinh doanh tại Tư Vấn Quang Minh