
-
Heo nái Việt Nam lần đầu được bảo vệ quyền lợi theo chuẩn quốc tế
-
Đảm bảo chất lượng và xuất khẩu chăn nuôi qua hệ thống truy xuất nguồn gốc
-
Hà Nội mở rộng sinh cảnh sống tại Khu bảo tồn thiên nhiên Hương Sơn
-
Giao thông vận tải xanh: Giải pháp cắt giảm phát thải khí nhà kính
-
Tầm nhìn mới đưa nông, lâm sản Tây Bắc cất cánh -
Hoàn thiện khung pháp lý cho thị trường tín chỉ carbon rừng
Theo Quyết định, các xã được công nhận bao gồm 6 xã thuộc huyện Sóc Sơn và 2 xã thuộc huyện Thạch Thất. Mỗi xã đều đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu trong các lĩnh vực khác nhau, thể hiện sự đa dạng và phong phú trong quá trình phát triển và hoàn thiện nông thôn mới của Thủ đô.
![]() |
Đường giao thông nông thôn xanh, sạch, đẹp tại huyện Sóc Sơn. |
Trong danh sách các xã đạt chuẩn, huyện Sóc Sơn là địa phương có số lượng xã nhiều nhất với 6 xã, bao gồm: Mai Đình, Phú Cường, Phú Minh, Trung Giã, Quang Tiến, và Xuân Giang.
Cụ thể, xã Mai Đình và xã Phú Minh được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu trong hai lĩnh vực: Y tế và Văn hóa; Xã Phú Cường đã đạt chuẩn trong hai lĩnh vực: Sản xuất và Văn hóa; Xã Trung Giã đạt chuẩn trong ba lĩnh vực: Giáo dục và Đào tạo, Sản xuất và Y tế; Xã Quang Tiến đạt chuẩn trong ba lĩnh vực: Sản xuất, Văn hóa và Y tế; Xã Xuân Giang đạt chuẩn trong hai lĩnh vực: Sản xuất và Y tế.
Tại huyện Thạch Thất, hai xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu bao gồm xã Đồng Trúc và xã Hạ Bằng.
Xã Đồng Trúc được công nhận đạt chuẩn trong ba lĩnh vực: Giáo dục và Đào tạo, Y tế và Văn hóa; Xã Hạ Bằng đạt chuẩn trong hai lĩnh vực: Y tế; Giáo dục và Đào tạo.
Các xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu (đợt 3) năm 2023 sẽ được tặng Bằng công nhận danh hiệu và Bằng khen của Chủ tịch UBND Thành phố. Đây không chỉ là sự ghi nhận cho những nỗ lực không ngừng của các địa phương mà còn là động lực để các xã tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng trong các lĩnh vực đã đạt được, đồng thời phấn đấu để đạt chuẩn trong các lĩnh vực còn lại, hướng tới xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu toàn diện theo quy định.
UBND các huyện và UBND các xã có trách nhiệm duy trì, nâng cao chất lượng các lĩnh vực đã đạt chuẩn. Các địa phương cần tập trung vào việc hoàn thiện và nâng cao chất lượng các dịch vụ công, đặc biệt là trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa và sản xuất, nhằm hướng tới mục tiêu xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu toàn diện và bền vững.
Theo Phó Chánh Văn phòng chuyên trách, Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội Ngọ Văn Ngôn, Thành phố luôn xác định xây dựng nông thôn mới là hành trình có điểm đầu nhưng không có điểm kết thúc.
Chính vì vậy, các địa phương dù đã đủ điều kiện công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu thì quyền địa phương vẫn phải sát sao, huy động nguồn lực và sự ủng hộ của người dân để tiếp tục nâng cao các tiêu chí nông thôn mới nâng cao, nhất là về môi trường, sản xuất, hạ tầng nông thôn, nước sạch, cơ sở vật chất trường học…
-
Tầm nhìn mới đưa nông, lâm sản Tây Bắc cất cánh -
Hoàn thiện khung pháp lý cho thị trường tín chỉ carbon rừng -
Nỗ lực giảm phát thải trong ngành nông nghiệp -
Xây dựng Chương trình hành động quốc gia về làm mát bền vững, giảm phát thải khí nhà kính -
Thời điểm tăng tốc thực hành ESG của doanh nghiệp -
Tín chỉ carbon: Cuộc chơi mới của nền kinh tế xanh Việt Nam -
Hioki thành lập chi nhánh tại Việt Nam, đồng hành cùng mục tiêu trung hòa carbon
-
Herbalife Việt Nam đạt giải thưởng “Top Công Nghiệp 4.0” lần thứ 3 liên tiếp với Ứng dụng Herbalife VNHUB
-
Kafi - Thương hiệu chứng khoán xây dựng niềm tin từ minh bạch và trách nhiệm
-
Highlands Coffee ra mắt mô hình Drive-Thru đầu tiên trong ngành đồ uống tại Việt Nam
-
FPT hợp tác chiến lược với công ty do Standard Chartered đầu tư, thúc đẩy đổi mới ngân hàng số
-
Người tiên phong đưa thức ăn chăn nuôi Japfa về Bắc Ninh
-
Bệnh viện FV: Bệnh nhân được BHYT chi trả 100% quyền lợi khi khám, chữa bệnh