
-
Bidiphar: Dự án Nhà máy sản xuất thuốc vô trùng sẽ hoàn thành lắp đặt trong năm 2025
-
Giảm gánh nặng y tế từ việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường
-
Báo cáo Thủ tướng việc quản lý chất lượng thuốc chữa bệnh, ngăn ngừa thuốc giả trước ngày 5/5/2025
-
FPT Long Châu đồng hành cùng sản phẩm chiến lược toàn cầu của AstraZeneca Việt Nam
-
Tin mới y tế ngày 28/4: Không để sáp nhập các đơn vị y tế ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch bệnh -
“Báo động đỏ” về tình trạng sữa giả lọt vào bệnh viện
Ngày 10/11, Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hà Nội thông tin về Chỉ thị số 20/CT-UBND ngày 3/11 của Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội về tăng cường các biện pháp phòng chống dịch sốt xuất huyết trên địa bàn.
![]() |
Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm toàn diện về công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết Dengue. |
Theo đó, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, trong 2 tuần (trước 3/11), số lượng mắc sốt xuất huyết trên địa bàn Thủ đô tăng nhanh, trên 1.200 ca/tuần.
Số ca sốt xuất huyết năm 2022 đến nay ghi nhận 9.747 mắc, 12 tử vong; số mắc tăng gấp 3,4 lần so với số mắc cùng kỳ năm 2021 (2.935 mắc, 0 tử vong); số mắc năm 2022 tăng 2 lần so với trung bình cùng kỳ 5 năm gần đây.
Để thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm toàn diện về công tác phòng, chống sốt xuất huyết Dengue trên địa bàn quản lý.
Đồng thời, triển khai các hoạt động một cách thực chất, phân cấp, gắn trách nhiệm của các cấp chính quyền với kết quả công tác phòng, chống sốt xuất huyết Dengue, đặc biệt công tác vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy và công tác vận động, tổ chức phun hóa chất diệt muỗi.
Kết quả đánh giá công tác phòng, chống dịch được đánh giá qua số lượng người bệnh và kết quả xử lý các ca bệnh, ổ dịch trên địa bàn quản lý.
Huy động các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội tổ chức triển khai chiến dịch vệ sinh môi trường diệt lăng quăng, bọ gậy hàng tuần, nhất là tại các khu vực có ổ dịch. Đảm bảo tất cả các khu vực, các hộ gia đình tại vùng có dịch và có nguy cơ phải được kiểm tra, giám sát.
Các bể, dụng cụ chứa nước, các vật dụng, đổ phế thải, nơi sinh sản của muỗi phải được giám sát để tiến hành các hình thức diệt lăng quăng, bọ gậy theo hướng dẫn của ngành y tế.
Tổ chức phun hóa chất diệt muỗi chủ động diện rộng tại các khu vực có nguy cơ cao/có bệnh nhân mắc/chỉ số muỗi và bọ gậy ở mức cao; phun hóa chất xử lý ổ dịch triệt để theo hướng dẫn của ngành y tế.
Rà soát, tiếp tục triển khai thực hiện Đề án phòng, chống sốt xuất huyết của địa phương theo tinh thần "4 tại chỗ"; chủ động bố trí kinh phí, cơ số vật tư, trang thiết bị, hóa chất phục vụ công tác phòng, chống sốt xuất huyết Dengue tại địa phương bằng nguồn lực tại chỗ.
Trong trường hợp không bố trí được nguồn kinh phí của địa phương, báo cáo Sở Tài chính để tìm giải pháp tháo gỡ và báo cáo UBND Thành phố các nội dung vượt thẩm quyền.
Kiện toàn các tổ giám sát, đội xung kích diệt bọ gậy theo hướng dẫn của Sở Y tế; phát huy vai trò của các tổ giám sát, đội xung kích trong công tác phòng, chống sốt xuất huyết Dengue; đặc biệt, vai trò trong công tác giám sát người nghi mắc bệnh sớm tại cộng đồng, truyền thông phòng, chống dịch và vận động người dân phối hợp, tham gia các hoạt động vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy và phun hóa chất diệt muỗi phòng, chống sốt xuất huyết.
Tăng cường kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống sốt xuất huyết Dengue trên địa bàn quản lý, không để tình trạng lơ là, chủ quan trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện;
Xử lý các tổ chức, cá nhân không tuân thủ thực hiện các biện pháp phòng, chống sốt xuất huyết Dengue, đặc biệt tại các công trường xây dựng, cơ sở sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp, nhà hàng, các địa bàn có khả năng phát triển lăng quăng, bọ gậy thuộc phân cấp quản lý của UBND các quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn…
-
Bidiphar: Dự án Nhà máy sản xuất thuốc vô trùng sẽ hoàn thành lắp đặt trong năm 2025
-
Giảm gánh nặng y tế từ việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường
-
Báo cáo Thủ tướng việc quản lý chất lượng thuốc chữa bệnh, ngăn ngừa thuốc giả trước ngày 5/5/2025
-
Thực phẩm kém chất lượng đe dọa bếp ăn tập thể và khuyến cáo của Bộ Y tế
-
FPT Long Châu đồng hành cùng sản phẩm chiến lược toàn cầu của AstraZeneca Việt Nam -
Tin mới y tế ngày 28/4: Không để sáp nhập các đơn vị y tế ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch bệnh -
“Báo động đỏ” về tình trạng sữa giả lọt vào bệnh viện -
Mức sinh thấp, dân số già hóa nhanh và yêu cầu thay đổi chính sách dân số -
Cục An toàn thực phẩm yêu cầu thu hồi sản phẩm mì chính giả của Công ty TNHH Famimoto Việt Nam -
Thực phẩm bổ sung Chitose quảng cáo thổi phồng công dụng như thuốc chữa bệnh -
Cảnh báo nguy cơ nhiễm độc từ hộp xốp đựng thực phẩm không rõ nguồn gốc
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)
-
Tự hào một Dân tộc: Khúc ca Khải hoàn qua 50 năm Thống nhất
-
SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500
-
Đất Xanh Miền Tây trong kỷ nguyên mới: Vững bước trở thành nhà phát triển dự án toàn diện hàng đầu Miền Tây
-
Nhựa Tiền Phong khánh thành 3 cây cầu nối yêu thương tại Long An, Kiên Giang, Hậu Giang
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế