-
Bộ Y tế vào cuộc vụ 1 người tử vong, 4 người nhập viện do nghi ngộ độc rượu -
Gia tăng số ca mắc cúm mùa, lưu ý dấu hiệu cần nhập viện ngay -
Hệ thống y tế Vinmec và hệ thống Bệnh viện Quốc tế Hải Phòng hợp tác toàn diện -
Tin mới y tế ngày 11/1: Kỳ tích cứu sống cụ ông 103 tuổi bị đột quỵ -
Hà Nội kiểm nghiệm 2.400 mẫu thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm năm 2025 -
Nhiều bệnh viện công lập vẫn thiếu thuốc, vật tư y tế
Ngày 5/10, Đoàn công tác của Sở Y tế Hà Nội do Phó Giám đốc Sở Y tế Vũ Cao Cương làm Trưởng đoàn đã kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống dịch đậu mùa khỉ tại Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài.
Trước việc TP.HCM có ca bệnh xâm nhập, Hà Nội đã tăng cường các giải pháp nhằm ngăn chặn dịch xâm nhập. |
Đoàn công tác đã đi kiểm tra khu vực kiểm dịch y tế để đón khách quốc tế nhập cảnh vào Việt Nam, khu vực cách ly bệnh nhân nghi ngờ…
Kiểm tra thực tế cho thấy, khu vực kiểm dịch y tế quốc tế đã chủ động bố trí các phòng cách ly nghi ngờ ca bệnh theo quy trình một chiều, trang bị đầy đủ máy đo thân nhiệt, bố trí kíp trực 24/24h.
Bên cạnh đó, nhằm tăng cường công tác tuyên truyền đến hành khách về bệnh đậu mùa khỉ, khu vực kiểm dịch y tế cũng đã trang bị bảng biển, tờ rơi truyền thông, khuyến cáo phòng chống dịch,....
Đối với trường hợp hành khách nghi ngờ, đại diện Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, khi nhận được thông tin từ tổ bay chuyến bay có hành khách nghi ngờ hoặc qua giám sát trực tiếp tại khu vực kiểm dịch, bộ phận kiểm dịch y tế sẽ tiến hành cách ly trường hợp nghi ngờ đó.
Đồng thời, tiến hành khám sàng lọc, trong trường hợp có triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ sẽ cách ly người bệnh sau đó sẽ liên hệ vận chuyển bệnh nhân đến bệnh viện theo dõi, điều trị.
Cơ quan này cũng lập danh sách những trường hợp tiếp xúc gần với người bệnh để hướng dẫn, tuyên truyền người dân theo dõi sức khoẻ và tiến hành khử khuẩn khu vực người bệnh có di chuyển qua.
Tuy nhiên, để chủ động, sẵng sàng đáp ứng khi có ca bệnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Vũ Cao Cương đề nghị tại khu vực kiểm dịch y tế quốc tế cần bổ sung in thêm tờ rơi, pa nô truyền thông, khuyến cáo 2K phòng chống dịch bệnh đậu mùa khỉ.
Bên cạnh đó rà soát lại trang thiết bị, vật tư tiêu hao, bổ sung thêm danh mục thuốc cấp cứu và cơ số thuốc cấp cứu cần thiết nhằm sẵn sàng đáp ứng khi có ca bệnh nghi ngờ.
Ngoài ra Sở yêu cầu các cơ sở rà soát lại việc trực đường dây nóng để kịp thời tiếp nhận khi có trường hợp nghi ngờ hoặc khi có ca bệnh. Bên cạnh đó, đơn vị phối hợp chặt chẽ với hãng bay, chuyến bay để phát hiện, xử lý sớm ca bệnh…
Với ca bệnh đầu tiên đã xuất hiện tại TP.HCM, để phòng chống dịch bệnh đậu mùa khỉ, Sở Y tế TP.HCM đã có kế hoạch chủ động cách ly kịp thời, khoanh vùng, giám sát hiệu quả người tiếp xúc gần với ca bệnh đầu tiên và là kết quả của quá trình chuẩn bị từ rất sớm của TP. Trong đó đã có quy trình chủ động giám sát từ nguồn khách nhập cảnh.
Nhằm tăng cường công tác truyền thông phòng chống bệnh đậu mùa khỉ, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã đưa một số thông điệp truyền thông về bệnh đậu mùa khỉ tại cửa khẩu.
Bệnh đậu mùa khỉ do virus gây ra với các triệu chứng: Phát ban với mụn nước trên mặt, tay, chân, thân, mắt, miệng hoặc bộ phận sinh dục và sốt; sưng hạch bạch huyết; đau đầu; đau cơ, lưng;
Có thể mắc bệnh đậu mùa khỉ khi tiếp xúc gần với người bệnh, thông qua tiếp xúc gần trong vòng 1 mét với người bệnh có triệu chứng
Tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, bao gồm tiếp xúc da với da và quan hệ tình dục; Sống cùng nơi ở/ nơi sinh hoạt với người bệnh.
Tiếp xúc trực tiếp với các vật dụng, đồ dùng của người bệnh (quần áo, chăn, chiếu, gối,…); Bảo vệ bạn và mọi người khỏi bệnh đậu mùa khỉ;
Tránh tiếp xúc trực tiếp hoặc gần gũi với người nghi mắc bệnh đậu mùa khỉ. Tránh tiếp xúc trực tiếp với các vật dụng, đồ dùng của người bệnh hoặc nghi mắc bệnh (quần áo, chăn, chiếu, gối,…).
Che miệng khi ho, hắt hơi. Thường xuyên vệ sinh tay. Đeo khẩu trang y tế và găng tay dùng một lần nếu bạn phải tiếp xúc gần với người có triệu chứng.
Chủ động tự cách ly, tránh tiếp xúc với người khác; liên hệ ngay với cơ sở y tế khi có triệu trứng nghi ngờ mắc đậu mùa khỉ.
Đối với hành khách nhập cảnh tại các cửa khẩu Việt Nam: Hành khách chủ động tự theo dõi sức khỏe trong vòng 21 ngày kể từ ngày nhập cảnh.
Khi có dấu hiệu phát ban hoặc các triệu chứng khác kể trên, hãy tự cách ly và liên hệ ngay với cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và điều trị kịp thời.
-
Gia tăng số ca mắc cúm mùa, lưu ý dấu hiệu cần nhập viện ngay -
Hệ thống y tế Vinmec và hệ thống Bệnh viện Quốc tế Hải Phòng hợp tác toàn diện -
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh tiếp tục tăng -
Cảnh báo thuốc giả Theophylline 200mg -
Tin mới y tế ngày 11/1: Kỳ tích cứu sống cụ ông 103 tuổi bị đột quỵ -
Hà Nội kiểm nghiệm 2.400 mẫu thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm năm 2025 -
Nhiều bệnh viện công lập vẫn thiếu thuốc, vật tư y tế
- Lễ hội “Taste of Queensland 2025 “ thưởng thức bò Úc hảo hạng với ưu đãi hấp dẫn tại FujiMart
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam