
-
Những hình ảnh hoành tráng, hào hùng tại Lễ kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
-
Nhiều hoạt động sôi nổi, hấp dẫn tại Tuần lễ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long
-
Những bóng hồng tại Lễ diễu binh kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
-
Không khí rộn ràng trên các tuyến đường tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam
-
Người dân trắng đêm đợi tới sáng dự Lễ Kỷ niệm cấp quốc gia 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước -
[Ảnh] Đường sắt Việt Nam chạy đôi tàu mang tên “Đoàn tàu Thống nhất”
![]() |
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh cùng Giáo sư, Viện sĩ Châu Văn Minh (giữa) chủ trì Hội nghị. |
Quyết liệt thực hiện nhiều hoạt động cải thiện môi trường
Phát biểu khai mạc, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết: Thủ đô Hà Nội là đô thị đặc biệt, giữ vai trò trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học và an ninh quốc phòng, cũng là đô thị có diện tích và dân số lớn hàng đầu cả nước; Cùng với tốc độ đô thị hóa nhanh, đặc biệt tại khu vực nội đô có tốc độ tăng dân số cơ học rất lớn.
Đồng thời, Hà Nội là trung tâm khu vực Vùng đồng bằng sông Hồng, Vùng có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất cả nước. Với đặc thù này, Hà Nội luôn đối mặt với rất nhiều vấn đề môi trường như ô nhiễm không khí, quá tải trong xử lý chất thải rắn, nước thải,...
Vì vậy, công tác bảo vệ môi trường Thủ đô luôn là vấn đề trọng tâm, được Trung ương và lãnh đạo TP. Hà Nội quan tâm hàng đầu. Điều này được thể hiện trong nhiều văn kiện quan trọng của Trung ương, Thành phố và đã được tổ chức triển khai thực hiện trong thời gian qua.
Gần đây nhất là 3 văn kiện quan trọng, Luật Thủ đô sửa đổi năm 2024 và 2 Quy hoạch của Thủ đô mới được phê duyệt. Trong đó, Luật Thủ đô đã nêu cụ thể một số nhiệm vụ cần triển khai về xác định vùng phát thải thấp. Tại Quy hoạch Thủ đô, vấn đề môi trường được đặt lên là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong số các nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách cần giải quyết của Thủ đô trong giai đoạn 2025-2030.
Thực hiện chủ trương đó, Hà Nội đang quyết liệt thực hiện nhiều hoạt động nhằm cải thiện môi trường, có thể kể đến như: Xử lý ô nhiễm không khí: Đang thực hiện các giải pháp giảm phương tiện xe cá nhân, tăng cường đầu tư, đưa vào sử dụng các phương tiện vận tải hành khách công cộng, chuyển đổi giao thông xanh, xóa bỏ tình trạng đốt than tổ ong, tăng cường rửa đường, giám sát vệ sinh môi trường các công trình xây dựng…
![]() |
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh phát biểu khai mạc Hội thảo. |
Xử lý nước thải, làm sạch các dòng sông: Khẩn trương thực hiện các giải pháp bổ cập nước sông Tô Lịch, làm sống lại dòng sông theo chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm (Hà Nội đặt quyết tâm tháng 9/2025 sẽ hoàn thành nhiệm vụ bổ cập nước sông Tô Lịch),
Và hiện đại hóa công tác thu gom rác thải, thí điểm phân loại rác tại nguồn tại 5 quận nội thành,…
Tuy nhiên, theo Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh, chất lượng môi trường tại Hà Nội chưa đáp ứng yêu cầu, đặc biệt là chất lượng môi trường không khí. Để giải quyết "bài toán" này, TP. Hà Nội rất mong muốn có sự chung tay, đồng hành, chia sẻ của các chuyên gia, nhà khoa học, các tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư trên địa bàn Thủ đô.
"Với tình cảm chân thành, tinh thần cầu thị, Ban Tổ chức Hội thảo luôn lắng nghe và mong muốn các chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà quản lý hãy tham góp nhiều ý tưởng sáng tạo, tâm huyết, những giải pháp khả thi cần ưu tiên để có thể nhanh chóng cải thiện chất lượng môi trường của TP. Hà Nội, góp phần xây dựng Thủ đô Hà Nội Văn hiến, Văn minh, Hiện đại", ông Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh.
Cần hỗ trợ tài chính đẩy nhanh lộ trình giao thông xanh
Phát biểu tham luận, TS. Hoàng Dương Tùng, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã đề cập đến vấn đề rất “nóng” hiện nay là ô nhiễm không khí. Ô nhiễm không khí ở Hà Nội có chỉ số PM2.5 cao, vượt quá quy chuẩn cho phép 1,5-2 lần trong nhiều ngày. Số ngày có chất lượng không khí Tốt chỉ chiếm 15% , Trung bình 50%, Kém và Xấu 34%.
TS. Hoàng Dương Tùng cho biết, nguồn gây ô nhiễm không khí gồm giao thông (ô tô xe máy chạy xăng dầu; bụi đường); Công nghiệp (các huyện ngoại thành): các KCN, cụm công nghiệp, làng tái chế, làng nghề ( từ các cơ sở sản xuất sử dụng than làm nguyên liệu không có thiết bị xử lý khí thải);
Xây dựng các công trình xây dựng đô thị, nhà cao tầng, xây dựng và sửa chữa hạ tầng; Nông nghiệp (các huyện ngoại thành) như trang trại chăn nuôi, sử dụng phân bón trong trồng trọt (phát sinh PM2.5 thứ cấp); Đốt phụ phẩm nông nghiệp sau thu hoạch; Từ các tỉnh lân cận gồm: Hà Nam, Hưng Yên, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc...
![]() |
Các chuyên gia, nhà khoa học tham dự Hội thảo. |
TS. Hoàng Dương Tùng nhấn mạnh, vừa qua, TP. Hà Nội đã có quyết tâm, thực hiện nhiều việc cụ thể để giảm thiểu ô nhiễm không khí như cấm xe 16 chỗ hoạt động ở phố cổ, có lộ trình hoàn thành các công trình giao thông trọng điểm…
TS. Hoàng Dương Tùng cũng nêu việc Hà Nội đã triển khai nhiều biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí như: Xây dựng hệ thống quan trắc không khí tự động; triển khai lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải Euro 4,5; chuyển đổi một số tuyến xe buýt sang chạy điện; Giảm tối đa bếp than tổ ong…
Tuy nhiên, TS. Hoàng Dương Tùng cho rằng, TP. Hà Nội đã làm nhiều nhưng kết quả chưa cao vì chưa kiểm soát được nguồn thải, thiếu dữ liệu, chưa có bộ phận chuyên biệt về xử lý ô nhiễm môi trường.
TS. Hoàng Dương Tùng đề xuất, việc quản lý chất lượng không khí là trách nhiệm không chỉ của UBND TP. Hà Nội, của Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội mà còn là của các quận/huyện (hiện nay) và các xã (sắp tới) thuộc Hà Nội và các vùng lân cận (Vùng Thủ đô).
Mỗi địa phương cần phải có chỉ tiêu, trách nhiệm cụ thể về giảm thiểu ô nhiễm không khí (rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ tiến độ, rõ hiệu quả).
Cần đầu tư đáng kể về mặt tài chính, có trọng điểm, ưu tiên cho các chương trình giảm thiểu ô nhiễm; giao thông xanh, sử dụng nhiên liệu sạch, rà soát, xóa bỏ các điểm nghẽn về thể chế để huy động đủ các nguồn lực tài chính...
Cần tận dụng lợi thế của Hà Nội về đội ngũ chuyên gia đông đảo; thí điểm các cơ chế phù hợp (chính sách, tài chính) để huy động tối đa các nhà khoa học tại các trường đại học, viện nghiên cứu trên địa bàn Hà Nội tham gia các chương trình lớn, nghiên cứu khoa học, soạn thảo chính sách, tiêu chuẩn hướng dẫn kỹ thuật, đề xuất các giải pháp cụ thể.
Để tăng cường biện pháp xử lý đối với các cơ sở gây ô nhiễm, TS. Hoàng Dương Tùng đề xuất “nên phạt lũy tiến theo ngày; tiền phạt tăng lên theo từng ngày...".
Về một số giải pháp cấp bách, TS. Hoàng Dương Tùng kiến nghị: Cần thực hiện kiểm tra khí thải xe máy lưu thông trong khu vực nội thành; Hỗ trợ tài chính đẩy nhanh lộ trình giao thông xanh; Đến năm 2030 chuyển đổi toàn bộ xe buýt sang xe buýt điện (nhanh hơn 5 năm so với kế hoạch); Hạn chế đăng ký xe ô tô xe máy mới chạy xăng/dầu; Thắt chặt hơn một số quy chuẩn phát thải công nghiệp đối với các cơ sở ở Thủ đô và vùng Thủ đô; Lắp đặt camera kiểm soát các công trường xây dựng...
Loại bỏ xe cũ và xe thải khí cao
Tại Hội thảo, GS. Kiwao Kadokami từ Đại học Kitakyushu (Nhật Bản) đã trình bày kinh nghiệm quản lý và bảo vệ môi trường đô thị của thành phố Kitakyushu. Ô nhiễm môi trường tại thành phố này bắt đầu từ năm 1901 do phát triển công nghiệp nặng, kéo dài nhiều thập kỷ trước khi được khắc phục bằng các sáng kiến như "phương pháp Kitakyushu", hợp tác quốc tế về môi trường, tái chế chất thải và phát triển cộng đồng bền vững. Nhờ đó, Kitakyushu đã cải thiện đáng kể chất lượng không khí, nước và đang hướng tới mục tiêu không phát thải carbon vào năm 2025.
Phương pháp của Kitakyushu nhấn mạnh sự phối hợp giữa chính phủ và doanh nghiệp, đã giúp kiểm soát ô nhiễm bằng cách cải tiến quy trình sản xuất, áp dụng công nghệ sạch, vừa bảo vệ môi trường vừa nâng cao năng suất kinh tế. Trong khoảng 15 năm, TP đã phục hồi môi trường đáng kể, trở thành một điển hình về phát triển bền vững.
GS. Kiwao Kadokami khẳng định, chìa khóa thành công nằm ở sự hợp tác giữa chính quyền, doanh nghiệp, nhà khoa học và cộng đồng.
TS. Zbigniew Klimont chia sẻ kinh nghiệm của Bắc Kinh trong việc giảm ô nhiễm không khí từ năm 2013, khi chỉ số PM2.5 tại khu vực Bắc Kinh - Thiên Tân - Hà Bắc giảm mạnh nhờ các biện pháp quyết liệt như: cải cách Luật Chất lượng không khí, mở rộng mạng lưới giám sát, kiểm soát khí thải, đóng cửa doanh nghiệp ô nhiễm, khuyến khích giao thông xanh và loại bỏ phương tiện cũ. Bắc Kinh cũng tăng cường hợp tác xuyên biên giới và đảm bảo minh bạch dữ liệu môi trường.
Theo GAINS - Việt Nam, từ năm 2015, khoảng 71% dân số miền Bắc đã tiếp xúc với PM2.5 vượt tiêu chuẩn quốc gia. Phần lớn ô nhiễm này được vận chuyển vào Hà Nội từ các khu vực lân cận, đặt ra yêu cầu cấp bách về các giải pháp kiểm soát ô nhiễm không khí hiệu quả và bền vững.

-
Nhiều hoạt động sôi nổi, hấp dẫn tại Tuần lễ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long
-
Clip máy bay Su-30MK2 thả bẫy nhiệt trên bầu trời TP.HCM chào mừng đại lễ
-
Những bóng hồng tại Lễ diễu binh kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
-
Khoảnh khắc máy bay trực thăng mang cờ Tổ quốc bay vào trung tâm TP.HCM
-
Không khí rộn ràng trên các tuyến đường tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam -
Người dân trắng đêm đợi tới sáng dự Lễ Kỷ niệm cấp quốc gia 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước -
[Ảnh] Đường sắt Việt Nam chạy đôi tàu mang tên “Đoàn tàu Thống nhất” -
Khánh thành Biểu tượng Hữu nghị Quốc tế TP.HCM -
Trình diễn trống hội: Bản hùng ca hoành tráng -
Hà Nội Metro tăng chuyến, rút ngắn thời gian chờ trong dịp lễ 30/4 - 1/5 -
Đưa vào khai thác 10 trạm dừng nghỉ trên cao tốc Bắc - Nam phục vụ người dân đi lại dịp 30/4 - 1/5
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 3)
-
Chất lượng làm nên thương hiệu: Bí quyết phát triển sản phẩm của Orenda
-
Beyond Digital - Dấu ấn CMC tại sự kiện công nghệ lớn nhất Hàn Quốc
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025