Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Tư, Ngày 22 tháng 01 năm 2025,
Hà Nội tổ chức Carnaval “Đêm rằm xuống phố” tại phố đi bộ Hồ Gươm
Thu Trang - 13/09/2018 18:10
 
Tối 23/9, Chương trình Lễ hội “Đêm rằm xuống phố” do Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp UBND thành phố Hà Nội, Công ty CP Phương Đông thực hiện sẽ được tổ chức ngay tại trung tâm Phố đi bộ - Vườn hoa Lý Thái Tổ, Hà Nội.
1
Hà Nội tổ chức lễ hội “Đêm rằm xuống phố” vào tối ngày 23/9 tại trung tâm Phố đi bộ - Vườn hoa Lý Thái Tổ

Theo Ban tổ chức, Lễ hội Trung thu “Đêm rằm xuống phố” năm nay sẽ có một số điểm đặc biệt rất ấn tượng như: con đường đèn lồng lần đầu tiên ở phố đi bộ Hồ Gươm gồm hàng trăm đèn lồng sắc màu rực rỡ và ngôi sao khổng lồ. Con đường đèn lồng này hứa hẹn sẽ trở thành là điểm “check in” lý tưởng dành cho các gia đình, người đi bộ và du khách trong đêm rằm Trung thu.

Với thông điệp “Tết Trung thu - Tết của niềm vui dành cho trẻ thơ”, Lễ hội Trung thu “Đêm rằm xuống phố” năm 2018 sẽ là một "bữa tiệc" đầy màu sắc với âm nhạc, hài kịch, xiếc và các vũ điệu với sự góp mặt trình diễn của nhiều gương mặt nghệ sĩ, ca sĩ nổi tiếng như: Xuân Bắc, Tự Long, Isaac, Ái Phương, Nhà hát Múa tối Thăng Long, Liên đoàn xiếc Việt Nam và các Câu lạc bộ Họa my, Sao Tuổi thơ, Trung tâm văn hóa Ba Đình.

Tại lễ hội năm nay, khách tham quan có thể ghé thăm các gian hàng đồ chơi trung thu cổ truyền; tham gia các trò chơi dân gian; nhập vào đoàn múa lân – rước đèn – carnaval tưng bừng xuyên qua các phố cổ của Thủ đô Hà Nội. Các em nhỏ được tham dự màn tranh tài gay cấn, vui nhộn, đầy kịch tính giữa hai nhân vật Cuội (Xuân Bắc) và Bờm (Tự Long); xem chị Hằng cưỡi trâu, chú Cuội bay từ trên cung trăng xuống mặt đất, Bờm trổ tài với vũ điệu quạt mo cùng rất nhiều tiết mục nghệ thuật đặc 

Bên cạnh sự xuất hiện của các nhân vật quen thuộc như chú Cuội, chị Hằng, Tấm Cám, Thạch Sanh, Lý Thông, đại bàng, công chúa Quỳnh Nga, ông Bụt... trong đêm hội còn có những nhân vật được các bạn thiếu nhi vô cùng yêu thích như: Công chúa Elsa, công chúa Anna, người Nhện, nàng Bạch tuyết và 7 chú lùn... Các nhân vật cổ tích, hoạt hình, các siêu anh hùng sẽ cùng các em nhỏ trông trăng phá cỗ, rước đèn Trung thu ở phố đi bộ.

Chương trình có sự xuất hiện của hai MC là Xuân Bắc – Tự Long trong vai chú Cuội, Bờm sẽ làm hoạt náo viên cho chương trình. 

Tại khu vực sân khấu chính – Vườn hoa Lý Thái Tổ, bên cạnh màn ca múa hát rộn ràng, sẽ có tiết mục chị Hằng cưỡi trâu, chú Cuội bay từ trên trời xuống mặt đất, Bờm trổ tài cùng vũ điệu quạt mo cùng nhiều tiết mục nghệ thuật đặc sắc.

Với việc tổ chức một carnaval đường phố vui nhộn, đậm sắc màu trung thu truyền thống, BTC hy vọng đây sẽ là hoạt động cộng đồng ý nghĩa dành cho người dân Thủ đô và du khách trong mùa Tết Trung thu năm nay.

Ngoài ra, từ ngày 14-23/9/2018, tại khu vực Đình Kim Ngân (42-44 Hàng Bạc), các nghệ nhân sẽ trình diễn và hướng dẫn cách làm đồ chơi dân gian, như đèn ông sao, ông Tiến sỹ, diều giấy, tò he… Giới thiệu nghệ thuật rối cạn Tế Tiêu (huyện Mỹ Đức).

Tại ngôi nhà di sản 87 - Mã Mây sẽ giới thiệu không gian Tết Trung thu truyền thống của gia đình Hà Nội và triển lãm ảnh “Trung thu Hà Nội xưa”.

Cùng thời gian này, tại Trung tâm Giao lưu văn hóa phố cổ Hà Nội, 50 - Đào Duy Từ sẽ giới thiệu 3 dòng tranh dân gian và trình diễn, hướng dẫn cách làm tranh Kim Hoàng, Đông Hồ. Tại Đình Đồng Lạc (38 - Hàng Đào) sẽ giới thiệu, trình diễn nghệ thuật làm mặt nạ giấy bồi.

Trong 3 ngày cuối tuần (từ 14-16/9/2018 và từ 21-23/9/2018), tại không gian bích họa phố Phùng Hưng sẽ giới thiệu các trò trơi dân gian như ô ăn quan, cà kheo, chơi thuyền, kéo co, nhảy sạp, cướp cờ, nhảy bao bố, bịt mắt bắt dê, mèo đuổi chuột… Tổ chức các gian hàng, giới thiệu cách làm các đồ chơi trung thu truyền thống. 

Xu hướng quà trung thu 2018: Sản phẩm kết hợp với nghệ thuật
Mùa trung thu 2018 các doanh nghiệp trong vẫn tiếp đà theo xu hướng mới, cho ra lò các bộ quà tặng bánh và trà mới lạ, chất lượng, kết hợp nghệ...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư