-
Chuyển đổi số là cơ hội để nền kinh tế bứt phá -
Ông Eric Herding: Số hóa để cạnh tranh trong thị trường logistics đầy thách thức -
Phó tổng giám đốc Viettel Post: Đầu tư số hóa sẽ tiết giảm chi phí, thời gian giao hàng -
TP.HCM: Y bác sĩ gặp khó khi khai thác dữ liệu khám chữa bệnh qua sổ sức khỏe VNeID -
Hà Nội ban hành chỉ số cải cách hành chính đối với 22 sự nghiệp công lập -
AI tạo sinh “thuần Việt” và cơ hội vàng để nền kinh tế bứt tốc
Hội nghị do UBND tỉnh Hải Dương phối hợp các Bộ Công thương, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức. Sự kiện được tổ chức tại Nhà văn hoá Xứ Đông của tỉnh Hải Dương và kết nối trực tuyến với 36 điểm cầu.
Trong đó có 5 điểm cầu trong nước và 31 điểm cầu nước ngoài ở 12 quốc gia, ngoài ra còn có nhiều điểm cầu phụ. Có gần 300 nhà nhập khẩu nước ngoài giao thương trực tuyến với các doanh nghiệp Việt Nam. Đây là hội nghị xúc tiến thương mại có quy mô quốc tế đầu tiên Hải Dương tổ chức.
Hội nghị kết nối, xúc tiến tiêu thụ vải thiều Thanh Hà và nông sản tiêu biểu tỉnh Hải Dương năm 2021 được tổ chức với 36 điểm cầu. |
Phát biểu khai mạc hội nghị, ông Nguyễn Dương Thái, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương nhấn mạnh: Trước những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Hải Dương đã chủ động xây dựng kịch bản phù hợp, vừa thúc đẩy sản xuất tiêu thụ nông sản, vừa bảo đảm an toàn phòng chống dịch. Năm nay việc kết nối và tiêu thụ nông sản trên nền tảng số được tỉnh đặc biệt quan tâm. Trong đó, sản phẩm vải thiều Thanh Hà đã chính thức được bán trên một số sàn thương mại điện tử như Lazada, Sendo...
Vải thiều Thanh Hà đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp chỉ dẫn địa lý năm 2007, được Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam bình chọn là sản phẩm uy tín, chất lượng nhiều năm liền.
Năm 2020 tổng diện tích cây ăn quả của Hải Dương là 21.365 ha, trong đó có 420 ha diện tích cây ăn quả được chứng nhận VietGAP; 2.596 hộ tham gia vùng sản xuất VietGAP. Tổng sản lượng cây ăn quả năm 2020 đạt 258.594 tấn. Trong đó diện tích trồng vải thiều là 9.168 ha, sản lượng vải quả đạt 43.000 tấn, năng suất vải đạt 47,15 tạ/ha.
Theo dự báo, năm 2021 tổng sản lượng cây ăn quả của tỉnh ước đạt 260.000 tấn, trong đó có khoảng 55.000 tấn vải thiều; 65.000 tấn ổi; 15.000 tấn na và khoảng 125.000 tấn các loại cây ăn quả khác. Năm 2021, dự kiến tổng sản lượng vải thiều tiêu thụ trong nước khoảng 33.000 tấn, xuất khẩu khoảng 22.000 tấn. Dự kiến tỷ lệ xuất khẩu vải năm 2021 tăng khoảng 5% so với năm trước...
Hiện vải thiều và hàng nông sản của tỉnh Hải Dương được tiêu thụ trong nước chủ yếu thông qua hệ thống phân phối bán lẻ tại các siêu thị lớn, các chợ đầu mối. Đối với thị trường xuất khẩu, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu chính của Hải Dương (chiếm khoảng 85% tổng sản lượng xuất khẩu của tỉnh), còn lại các thị trường khác như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc, EU...
Thời gian qua, Hải Dương đã tập trung khơi thông, mở rộng, phát triển các thị trường mới, có tiềm năng ở trong và ngoài nước. Tăng cường quảng bá sản phẩm vải thiều và nông sản trên các phương tiện truyền thông, các sàn thương mại điện tử, ứng dụng công nghệ 4.0 trên nền tảng số, mạng xã hội để quảng bá sản phẩm.
Lãnh đạo các Bộ Công thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và tỉnh Hải Dương cùng đại diện 2 sàn thương mại điện tử, 2 đơn vị sản xuất, thu mua vải nhấn nút khởi động chương trình đưa vải thiều và nông sản Hải Dương lên sàn thương mại điện tử |
Chia sẻ ngay tại Hội nghị, ông James Dong, Giám đốc điều hành của Lazada Việt Nam cho biết, ngay trong sáng nay (18/5), sau 4 giờ đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử Lazada, 1 tấn vải u trứng của Hải Dương đã được tiêu thụ.
Còn ông Nguyễn Đắc Việt Dũng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Công nghệ Sen Đỏ cho hay: 25 tấn rau sạch của Hải Dương đã được sàn thương mại điện tử Sendo tiêu thụ trong thời gian 6 ngày. “Công ty muốn phối hợp với tỉnh Hải Dương đẩy mạnh tiêu thụ vải thiều trong thời gian tới trên sàn thương mại điện tử Sendo của công ty”, ông Dũng khẳng định.
Trong khuôn khổ hội nghị, ông Nguyễn Hồng Diên, Bộ trưởng Bộ Công thương; ông Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; ông Phạm Xuân Thăng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hải Dương và một số đại biểu đã bấm nút khởi động chương trình đưa vải thiều và nông sản Hải Dương lên sàn thương mại điện tử. Đây là hoạt động nằm trong chương trình hợp tác giữa Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương) và các sàn thương mại điện tử như Alibaba, Lazada, Sendo, Tiki... Các bên sẽ phối hợp để mở gian hàng cấp quốc gia tiêu thụ nông sản trực tuyến, từng bước giúp doanh nghiệp, người sản xuất chủ động trong hoạt động thương mại điện tử, tháo gỡ khó khăn về tiêu thụ nông sản trong và sau dịch Covid-19.
Đại diện các sàn thương mại điện tử ký thỏa thuận hợp tác với các doanh nghiệp sản sản xuất, thu mua chế biến nông sản Hải Dương. |
Hiện Hải Dương đã có 6 sản phẩm nông nghiệp được đưa lên sàn thương mại điện tử là trứng gà Cẩm Đông, gà đồi Chí Linh, ổi Thanh Hà, cải bắp, su hào Gia Lộc và vải thiều Thanh Hà. Ngay sau khi khởi động chương trình, đại diện 4 sàn thương mại điện tử sendo.vn, voso.vn, postmart.vn, lazada.vn ký kết thỏa thuận hợp tác với 4 đơn vị sản xuất, thu mua vải và nông sản của Hải Dương.
Cũng tại hội nghị, lãnh đạo 3 Công ty gồm: Ameii Việt Nam, Quốc tế Bamboo, Nông sản xuất khẩu Hưng Việt đã ký biên bản ghi nhớ trong việc phối hợp sản xuất, tiêu thụ vải thiều và các nông sản chủ lực của tỉnh.
Ông Phạm Xuân Thăng, Bí thư Tỉnh uỷ Hải Dương khẳng định, tỉnh Hải Dương sẽ tiếp tục ứng dụng công nghệ cao, thực hiện chuyển đổi số và áp dụng các phương pháp canh tác tiêu chuẩn để sản xuất hàng hoá tập trung, quy mô lớn, năng suất cao. |
Ông Phạm Xuân Thăng khẳng định, Hải Dương luôn quan tâm chú trọng đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm. Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp trên thế giới và tại Việt Nam, việc tiêu thụ nông sản trong nước và xuất khẩu là một thách thức lớn. Hải Dương sẽ tiếp tục thực hiện hiệu quả việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững. Ứng dụng công nghệ cao, thực hiện chuyển đổi số và áp dụng các phương pháp canh tác tiêu chuẩn để sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế và các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ đặc trưng.
-
Hà Nội nâng cấp, mở rộng nền tảng Công dân Thủ đô số iHanoi -
Kế hoạch Chuyển đổi số tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2025 -
TP.HCM: Y bác sĩ gặp khó khi khai thác dữ liệu khám chữa bệnh qua sổ sức khỏe VNeID -
Hà Nội ban hành chỉ số cải cách hành chính đối với 22 sự nghiệp công lập -
AI tạo sinh “thuần Việt” và cơ hội vàng để nền kinh tế bứt tốc -
Yêu cầu sàn thương mại điện tử Temu tuân thủ pháp luật Việt Nam -
Nghiên cứu tích hợp nhiều loại giấy tờ lên ứng dụng VNeID
- C.P. Việt Nam tham gia hợp tác công tư thúc đẩy chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm
- THILOGI - trợ lực lớn cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu
- Chứng khoán Nhất Việt nhận giải “Doanh nghiệp xuất sắc” tại Giải thưởng Doanh nghiệp châu Á 2024
- Đa dạng mô hình kinh doanh hấp dẫn tại Yên Bình New Horizon
- Bà Ngô Thu Hà được vinh danh là Doanh nhân xuất sắc châu Á 2024
- Sabeco ghi nhận lợi nhuận quý III/2024 nhờ tình hình kinh tế cải thiện và chi phí bán hàng giảm