Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Hai năm từ ngày ra mắt chiếc điện thoại đầu tiên, VinSmart kinh doanh ra sao?
Thanh Thủy - 23/02/2021 15:10
 
Với hoạt động M&A và đầu tư nhà máy 4,8 ha, VinSmart đã lớn nhanh trong hai năm qua. Nhu cầu huy động vốn cho đầu tư mới vẫn đang tiếp tục.

Bỏ thương vụ mua lại mảng điện thoại của LG, VinSmart cũng đã có hai năm rưỡi chi đậm đầu tư

Chính thức thành lập vào giữa tháng 6/2018, CTCP nghiên cứu và sản xuất VinSmart  ra đời đánh dấu sự gia nhập của Vingroup vào lĩnh vực sân xuất điện thoại di dộng. Nửa năm sau đó, công ty trình làng 4 dòng điện thoại thông minh đầu tiên. Sau hai năm rưỡi, tổng số các mẫu điện thoại của VinSmart  đã tăng lên 18 dòng, trong đó lần đầu tiên xuất hiện sản phẩm ở phân khúc cao cấp, đồng thời, sản xuất thành công thiết bị đầu cuối hỗ trợ công nghệ 5G.

Vsmart đang đứng thứ 3 về thị phần smartphone bán ra nhiều tháng qua, chỉ sau Samsung và Oppo. Theo cập nhật mới nhất, mạng lưới phân phối sản phẩm điện thoại của VinSmart  đã mở rộng với 10.000 đại lý bán lẻ, 4 trung tâm chăm sóc khách hàng và 101 điểm bảo hành.

Gần 20 dòng điện thoại đã được VinSmart ra mắt trong hai nâm qua
Gần 20 dòng điện thoại đã được VinSmart ra mắt trong hai năm qua.

Cũng phải nói thêm rằng, sản phẩm mà VinSmart  đang và sẽ làm không chỉ gói gọn ở điện thoại thông minh. Hệ sinh thái sản phẩm mà doanh nghiệp này hướng đến là các thiết bị điện tử thông minh: điện thoại, tivi, thiết bị IoT (mạng lưới thiết bị kết nối Internet)… Đây cũng chính là đơn vị hợp tác với hệ thống y tế Vinmec (cũng thuộc Vingroup) và các đối tác toàn cầu để sản xuất máy thở không xâm nhập trong giai đoạn cao điểm chống dịch Covid-19 hồi tháng 8/2020.

Bước vào lĩnh vực sản xuất, hai cách thức đầu tư đều được VinSmart  thực hiện. Một mặt công ty tự xây dựng nhà máy, mặt khác thực hiện các thương vụ M&A nhắm đến các công ty sản xuất sản phẩm công nghệ đang gặp khó khăn.

Thương vụ mua lại mảng bán mảng điện thoại di động của LG được đồn đoán cách đây một tháng nhưng gần như đã “sụp đổ” theo nguồn tin của truyền thông Hàn Quốc mới đây.

Dù vậy, trước đó, VinSmart  cũng đã hoàn thành thương vụ M&A đình đám với một công ty nghiên cứu, sản xuất và kinh doanh các sản phẩm công nghệ của Tây Ban Nha từ đầu đọc điện tử, máy tính bảng, điện thoại thông minh, máy in 3D...

Thất bại trong đàm phán giữa LG và VinSmart  được cho là xuất phát từ sự bất đồng về giá chuyển nhượng. Ngoài ra, chủ trương của LG chỉ muốn bán riêng các nhà máy trong khi vẫn giữ bằng sáng chế về công nghệ di động và thiết kế sản phẩm. Đây cũng là điều khác với thương vụ mua lại Mundo Reader hồi đầu năm 2019.

Thực tế, việc mua nhà máy cùng dây chuyền và đội ngũ sản xuất của LG sẽ được đặt lên bàn cân với phương án mở rộng xây dựng thêm nhà máy trên quỹ đất hiện có. Tại khu công nghệ cao Hòa Lạc, Hà Nội, tổ hợp nhà máy của VinSmart  có tổng diện tích lên tới 15ha, trong đó, diện tích xây dựng giai đoạn 1 mới chỉ là 4,8 ha.

Ở nhà máy giai đoạn đầu tiên vừa khánh thành hồi tháng 11/2019, mặt bằng khu sản xuất đạt 4,5 ha, gồm các phân khu sản xuất bảng mạch điện tử, sản xuất điện thoại và các viện nghiên cứu độc lập với công suất thiết kế 26 triệu thiết bị/năm. Theo báo cáo công bố mới đây, VinSmart  đã bán ra 1,95 triệu chiếc điện thoại thông minh, xuất khẩu 1,3 triệu chiếc điện thoại sang Mỹ theo hợp đồng ODM/EMS trong năm 2020.

Tiếp tục huy động vốn

Ban đầu, VinSmart  có vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng, tỷ lệ góp vốn của Vingroups ban đầu là 80% vốn. Tính đến thời điểm hiện tại, quy mô vốn điều lệ đã được nâng lên 5.000 tỷ đồng, trong đó Vingroup vẫn là công ty mẹ với mức sở hữu 62,03%. Tổng tài sản của doanh nghiệp đến giữa năm 2020 là hơn 9.000 tỷ đồng.

Ngoài được tiếp thêm nguồn vốn thông qua nhận vốn góp thêm từ cổ đông, VinSmart  cũng đứng ra phát hành trái phiếu riêng lẻ hồi cuối tháng 8/2020 với tổng giá trị phát hành 3.000 tỷ đồng, kỳ hạn 3 năm. Đợt phát hành trên được VinSmart  chia ra thành 32 đợt nhỏ, tương đương quy mô mỗi đợt là 95 tỷ đồng, riêng một đợt huy động 55 tỷ đồng. Việc tách nhỏ trái phiếu trên cũng được khá nhiều doanh nghiệp áp dụng để có thể tiếp cận số lượng trái chủ nhiều hơn.

Tới đây, dự kiến vào nửa đầu năm 2021, công ty mẹ Tập đoàn Vingroup đang lên kế hoạch huy động nguồn vốn từ kênh trái phiếu phát hành ra công chúng với tổng giá trị huy động 6.975 tỷ đồng, mục đích tăng vốn góp tại hai công ty con trong lĩnh vực sản xuất Vinfast và VinSmart . Riêng phần vốn để góp vào VinSmart  sẽ huy động trong đợt chào bán trái phiếu ra công chúng lần 2 với quy mô gói trái phiếu là 1.860 tỷ đồng.

Phần vốn góp tăng lên được sử dụng để thực hiện đầu tư tài sản cố định, các chi phí phục vụ sản xuất kinh doanh và các nhu cầu tài chính khác. Trong trường hợp Vingroup vẫn giữ guyên tỷ lệ sở hữu sau đợt phát hành cổ phiếu, vốn điều lệ của doanh nghiệp này sẽ tăng từ 5.000 tỷ đồng lên gần 8.000 tỷ đồng. Mức vốn trên vẫn khá khiêm tốn so với quy mô vốn điều lệ gần 31.116 tỷ đồng hiện tại của Vinfast - đơn vị sản xuất, kinh doanh ô tô xe máy của Vingroup.

Với sự cải thiện về thị phần, doanh thu của hãng cũng đang nhích lên từ mức 2.344 tỷ đồng trong năm 2019 lên 1.826 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2020.

Vingroup lãi ròng 4.388 tỷ đồng
So với kế hoạch lợi nhuận sau thuế khoảng 5.000 tỷ đồng, tập đoàn cũng đã hoàn thành 88% mục tiêu. Quy mô tài sản của Vingroup tiếp tục mở...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư