-
Thông nhánh hầm đầu tiên trên tuyến cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh vượt tiến độ 3 tháng -
Hệ thống điện có thêm 180 MW từ Thuỷ điện Yaly mở rộng -
An Giang là địa điểm lý tưởng để đầu tư nông nghiệp và năng lượng tái tạo -
Hà Nam tăng tốc trong cuộc đua thu hút vốn đầu tư nước ngoài -
Cuối năm, TP.HCM "chạy đua" giải ngân hàng chục nghìn tỷ đồng vốn đầu tư công -
Chấp thuận chủ trương nâng cấp thêm 5,85 km luồng hàng hải Hải Phòng
Dừng ở việc kiểm điểm
Thanh tra Chính phủ vừa có Công văn số 1826/BC - TTCP báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc thực hiện Kết luận thanh tra số 3860/KL - TTCP ngày 25/12/2015 về Dự án đường 5 kéo dài, đoạn cầu Chui - Đông Trù - Phương Trạch - Bắc Thăng Long (Dự án đường 5 kéo dài).
Cầu Đồng Trù một trong những công trình quan trọng của Dự án đường 5 kéo dài. Ảnh: Anh Minh |
Dự án đường 5 kéo dài do UBND TP. Hà Nội là cấp quyết định đầu tư, Ban Quản lý dự án hạ tầng Tả Ngạn (nay là Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP. Hà Nội) là chủ đầu tư, có tổng mức đầu tư ban đầu là 3.532 tỷ đồng từ nguồn thu các dự án đấu giá quyền sử dụng đất, khi chưa có nguồn thu từ đấu giá đất, tạm sử dụng vốn ngân sách nhà nước.
Theo Kết luận Thanh tra số 3860, công tác quản lý đầu tư xây dựng Dự án đường 5 kéo dài đã bộc lộ nhiều sai phạm, thiếu sót. Đến thời điểm thanh tra (tháng 2/2014), tất cả các gói thầu đều chưa hoàn thành, chậm tiến độ tới 6 năm, vỡ mục tiêu đầu tư là “hoàn thành kết nối giao thông khu vực trước Lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội”.
Trước đó, theo kế hoạch đấu thầu được UBND TP. Hà Nội phê duyệt, Dự án gồm 13 gói thầu xây lắp được triển khai từ tháng 6/2005 và hoàn thành vào năm 2008. Tuy nhiên, trên thực tế, công tác triển khai của chủ đầu tư bị đứt đoạn: năm 2005 khởi công được 2 gói thầu; năm 2006 triển khai 4 gói thầu, năm 2008 triển khai 2 gói thầu; các gói thầu còn lại phải sau 5 năm mới được khởi động tiếp.
Việc để tiến độ bị kéo dài gấp 2,5 lần kế hoạch khiến tổng mức đầu tư Dự án bị đội từ 3.532 tỷ đồng - theo Quyết định phê duyệt dự án 1881/QĐ - UBND ngày 15/4/2005 - lên thành 6.661,75 tỷ đồng theo Quyết định điều chỉnh dự án số 909/QĐ - UBND ngày 7/2/2013. Đây là lý do khiến Thanh tra Dự án cho rằng, Dự án đã xuất hiện hiện tượng “lãng phí ngân sách nhà nước” và hiệu quả đầu tư thấp.
Liên quan đến sai phạm tài chính được Thanh tra Chính phủ phát hiện tại Dự án lên tới 657,9 tỷ đồng, xấp xỉ 10% tổng mức đầu tư, trong đó, số tiền 273,667 tỷ đồng đã được khẳng định; số còn lại 384,274 tỷ đồng, gồm 48,2 tỷ đồng (gói thầu 12) và 336 tỷ đồng (gói thầu số 13) được Thanh tra Chính phủ cho phép chủ đầu tư tính toán cụ thể thêm.
Tại Kết luận thanh tra số 3860, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND TP. Hà Nội nghiêm túc kiểm điểm và làm rõ, trách nhiệm của tập thể, cá nhân (các thời kỳ) liên quan và có hình thức xử lý theo quy định; đặc biệt là trách nhiệm trong chỉ đạo quản lý theo phân công, phân cấp trong cả quá trình triển khai Dự án từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và đưa công trình vào khai thác sử dụng, dẫn đến phải tăng tổng mức đầu tư, gây lãng phí ngân sách nhà nước và hiệu quả đầu tư thấp.
“Trách nhiệm thuộc về Ban Quản lý dự án hạ tầng Tả Ngạn, tư vấn giám sát và các nhà thầu có liên quan, Thường trực UBND TP. Hà Nội”, Thanh tra Chính phủ khẳng định.
Tuy nhiên, theo ghi nhận của Thanh tra Chính phủ tại Văn bản 1826/BC - TTCP, UBND TP. Hà Nội chưa có báo cáo kết quả kiểm điểm trách nhiệm của lãnh đạo UBND TP. Hà Nội, các cá nhân, tập thể liên quan dù trong 3 năm qua, Thủ tướng Chính phủ liên tiếp có tới 4 công văn chỉ đạo xử lý sau thanh tra.
Cụ thể, mặc dù bị Thanh tra Chính phủ đánh giá là có nhiều sai phạm trực tiếp trong công tác quản lý dự án, nhưng tập thể Ban Quản lý dự án Tả Ngạn và 15 cá nhân liên quan cũng chỉ nhận hình thức “kiểm điểm, rút kinh nghiệm”. Hình thức “kiểm điểm, rút kinh nghiệm sâu sắc” cũng được đơn vị tư vấn thiết kế lập dự án đầu tư, tư vấn thiết kế kỹ thuật - dự toán là Tổng công ty Tư vấn Thiết kế công trình Giao thông vận tải và nhà thầu gói thầu số 13 - xây dựng cầu Đông Trù là Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 1 (Cienco1) áp dụng.
Điều đáng nói là, tại Kết luận Thanh tra số 3860, Thanh tra Chính phủ cho rằng, Cienco1 đã không hoàn thành trách nhiệm nhà thầu chính để kéo dài thời hạn thi công, chậm bàn giao 2 năm nên cần đưa chế tài xử lý nhà thầu vi phạm hợp đồng là không được tham gia các gói thầu tương tự trong thời gian nhất định.
Nợ nhiều kiến nghị
Tại thời điểm Thanh tra Chính phủ gửi Văn bản 1826/BC - TTCP lên Thủ tướng Chính phủ vào ngày 24/10/2018, chủ đầu tư Dự án đường 5 kéo dài còn nợ khá nhiều kiến nghị xử lý tài chính.
Cụ thể, Ban Quản lý dự án Tả Ngạn mới giảm trừ thanh, quyết toán số tiền là 103/111,77 tỷ đồng bị Thanh tra Chính phủ yêu cầu xử lý.
Theo đối chiếu của Thanh tra Chính phủ, chủ đầu tư Dự án đường 5 kéo dài vẫn chưa thực hiện xong việc giảm trừ thanh, quyết toán đối với việc điều chỉnh giá dự toán theo tiến độ và mặt bằng thi công tại 2 gói thầu số 12 và số 14 với số tiền là 8,58 tỷ đồng; chưa thực hiện xong việc giảm trừ số tiền còn lại 15,1 tỷ đồng đối với gói thầu số 12.
UBND TP. Hà Nội còn nợ Thanh tra Chính phủ việc thu hồi số tiền bồi thường, hỗ trợ không đúng quy định 38,32 tỷ đồng, gồm hỗ trợ Nhà máy Z133 là 21,73 tỷ đồng; T540 (Bộ Quốc phòng) 10,5 tỷ đồng; UBND phường Thượng Thanh 6,094 tỷ đồng.
Đặc biệt, Thanh tra Chính phủ khẳng định, chủ đầu tư vẫn chưa thực hiện xong kiến nghị giảm trừ khi quyết toán gói thầu số 13 (xây dựng cầu chính Đông Trù) số tiền 20,193 tỷ đồng do lỗi chậm thi công của nhà thầu là Cienco1. Được biết, hiện giá trị nghiệm thu còn lại của gói thầu số 13 chưa thực hiện thanh toán cho đơn vị thi công là 74,593 tỷ đồng. Thanh tra chính phủ cho biết, số tiền này đủ để yêu cầu nhà thầu thực hiện giảm trừ, đảm bảo không gây thất thoát cho ngân sách nhà nước.
Cần phải nói thêm rằng, mặc dù Dự án đường 5 kéo dài được xác định là dự án nhóm A, nhưng Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP. Hà Nội mới chỉ thực hiện xong việc xác định nguyên nhân chủ quan, khách quan theo Kết luận Thanh tra để làm cơ sở quyết toán dự án. Tuy nhiên, do Dự án vẫn còn 3 gói thầu (số 09, 13B, 18) chưa hoàn thành, nên chủ đầu tư chưa thực hiện được quyết toán toàn bộ Dự án.
“Ngoài nguyên nhân khách quan do Dự án đường 5 kéo dài có quy mô lớn, thời gian thực hiện kéo dài đòi hỏi nhiều thời gian xác định lỗi để có cơ sở phân khai cụ thể giá trị giảm trừ cũng như tổ chức kiểm điểm trách nhiệm, một số sở, ngành và đơn vị liên quan chưa thực hiện đầy đủ nội dung Kết luận Thanh tra cũng như chưa cung cấp kịp thời hồ sơ, tài liệu và báo cáo kết quả thực hiện theo quy định”, Phó tổng Thanh tra Chính phủ Bùi Ngọc Lam nêu rõ.
-
Hà Nam tăng tốc trong cuộc đua thu hút vốn đầu tư nước ngoài -
Quảng Nam "lắc đầu" với dự án đầu tư khai thác và chế biến quặng sắt tại Núi Mun -
Quảng Ngãi chấp thuận nhà đầu tư dự án chợ kết hợp khu dân cư có tổng vốn gần 163 tỷ đồng -
Đắn đo khả năng hấp thụ gói trái phiếu 100.000 tỷ đồng cho giao thông -
Cuối năm, TP.HCM "chạy đua" giải ngân hàng chục nghìn tỷ đồng vốn đầu tư công -
Chấp thuận chủ trương nâng cấp thêm 5,85 km luồng hàng hải Hải Phòng -
Đầu tư 2.265 tỷ đồng xây dựng hạ tầng khu công nghiệp Gia Lách mở rộng
- Siêu phẩm “nhà đẻ ra tiền” tung chính sách khủng cuối năm
- Việt Nam - Điểm khởi đầu cho kế hoạch tư vấn nhà máy thông minh toàn cầu của Samsung
- Chuyển tiền Kiều hối Ria về Việt Nam tại Agribank - phí 0 đồng
- BIDV nhận 3 giải thưởng quốc tế về trải nghiệm khách hàng
- Land Rover Việt Nam ra mắt Range Rover Velar mới
- GEIMS Việt Nam 2024 - Điểm hẹn của các doanh nghiệp “Đầu tàu” ngành sản xuất diện tử