-
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư -
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng
Nhưng khó khăn về thị trường, dòng tiền... đang khiến doanh nghiệp ở thế kẹt, nên rất cần sự hậu thuẫn mạnh mẽ, có định hướng rõ ràng của Chính phủ.
Dây chuyền sản xuất khẩu trang y tế của Công ty Pavina tại Hải Dương. Ảnh: Đức Thanh |
Nhiều doanh nghiệp ở thế mắc kẹt
Gần như không có doanh nghiệp nào không nói về khó khăn. Kết quả khảo sát nhanh thực hiện vào giữa tháng 8/2020 với 326 doanh nghiệp của Ban IV về tác động từ sự bùng phát trở lại của Covid-19 cho thấy rõ thực trạng này.
Tất nhiên, không phải tất cả doanh nghiệp đều bế tắc. Công ty TNHH Giải pháp điện tử T.C Việt Nam (TP.HCM) đang có cơ hội nhận chuyển giao đơn hàng từ Trung Quốc. Công ty cũng đã nhận được đơn hàng từ Tập đoàn Techonic Industries (TTI) - một trong những tập đoàn sản xuất công nghiệp của Trung Quốc.
Công ty cổ phần Công nghệ IPI Technology Solutions (TP.HCM) cũng đang duy trì hoạt động dù dòng tiền vào chỉ đáp ứng được 50 - 75% chi phí hoạt động của doanh nghiệp.
Công ty TNHH Sản xuất - Dịch vụ - Thương mại cơ khí Kim Chung (Bình Dương) nhận đủ loại đơn hàng, kể cả sản xuất hàng đơn chiếc để duy trì hoạt động.
Tuy nhiên, 3 doanh nghiệp trên và phần lớn trong số 326 doanh nghiệp tham gia khảo sát đã không tiếp cận được các chính sách, biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp đang được triển khai, từ chính sách miễn, giảm lãi suất vay, giảm thuế, gia hạn thuế..., đến quy định về việc tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí.
“Doanh nghiệp đang rất cố gắng, nếu khó quá, xin được vay lãi suất thấp để trả lương nhân viên, dù ở mức tối thiểu, chứ chúng tôi không muốn cắt giảm nhân viên”, bà Trịnh Thị Hồng Châu, Giám đốc Công ty Kim Chung giãi bày tình thế.
Công ty IPI cũng vậy, dù chưa tìm được giải pháp trong việc tìm nguồn để trả tiền lương và các khoản bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội.., nhưng đang chọn giải pháp không cắt lao động, chỉ giảm giờ làm.
Thế kẹt là, khi doanh nghiệp không giảm đủ số lượng nhân viên trong thời gian đủ dài, nếu không chứng minh được là đang rất khó khăn về tài chính, sử dụng hết quỹ dự phòng tiền lương, không còn doanh thu..., thì cả doanh nghiệp và người lao động sẽ không đủ điều kiện để nhận hỗ trợ.
Chưa kể, thời điểm bùng phát trở lại của Covid-19 trong cộng đồng, vào tháng 7/2020, cũng là thời điểm đến hạn của phần lớn các giải pháp hỗ trợ.
Ví dụ các hỗ trợ người lao động theo Nghị quyết 42/2020/CQ-CP chỉ tính đến hết ngày 30/6/2020. Một số chính sách tại Nghị quyết 84/NQ-CP có thời gian hỗ trợ đến hết tháng 9/2020 hoặc hết quý II, quý III/2020. Các chính sách gia hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, tiền thuê đất của doanh nghiệp, hộ kinh doanh... trong Nghị định 41/2020/NĐ-CP chỉ áp dụng với số thuế phát sinh từ tháng 3 đến tháng 6 hoặc trong quý I, quý II năm 2020 và chỉ dành cho người nộp thuế có giấy đề nghị trước ngày 30/7/2020.
Không thể chỉ tính bài 6 tháng hay 1 năm
Các doanh nghiệp thay đổi khá nhiều trong các tháng qua. Ông Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh tin chắc như vậy.
“Tôi có dịp làm việc với nhiều doanh nghiệp. Khó khăn bao trùm, tâm lý chung là phải đương đầu, có người buông vì khó, nhưng một số doanh nghiệp tích cực hơn, bên cạnh vật lộn hàng ngày, họ nghĩ về cải tổ, để chuẩn bị cho sự trở lại, phục hồi sau 1 - 2 năm nữa”, ông Thành nói.
Trong kiến nghị gửi tới Ban IV trong đợt khảo sát nói trên, khá nhiều doanh nghiệp cũng đặt vấn đề kéo dài thời gian thực hiện các giải pháp hỗ trợ lên 1 - 2 năm, cũng như chờ đợi các giải pháp mạnh hơn, cụ thể là miễn nhiều khoản phải đóng, giảm thuế suất, thay vì giãn, hoãn nộp các khoản.
Ông Phạm Cao Kỳ, Giám đốc Công ty TNHH Công nghệ MrVina - doanh nghiệp cung cấp các giải pháp công nghệ cho nông nghiệp, thậm chí còn kỳ vọng đến các khoản vay với lãi suất ưu đãi, có thể được tài trợ có điều kiện cho các doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao để nhanh chóng đưa các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng trở lại.
Nhiều chuyên gia kinh tế chia sẻ quan điểm này. TS. Võ Trí Thành cho rằng, các giải pháp hỗ trợ tiếp theo không thể giới hạn trong thời gian ngắn, vì không chỉ cứu doanh nghiệp, mà mục tiêu quan trọng là tạo tiền đề để quá trình phục hồi gắn với các đòi hỏi mới, xu thế mới trong phát triển. Có thể sẽ phải có các chính sách cho riêng khu vực doanh nghiệp lớn, hoạt động trong các lĩnh vực tạo nhiều việc làm, có tác động lan tỏa trong nền kinh tế.
“Bài toán hỗ trợ doanh nghiệp vào thời điểm này vừa phải tính rộng về diện, vừa phải chọn điểm, các lĩnh vực, doanh nghiệp ưu tiên và phải gắn với tái cấu trúc, cải cách. Dư địa chính sách còn, nhưng gói này ít nhất phải kéo dài hết năm 2021 và phải được tính cùng các kế hoạch tái cơ cấu ngành, lĩnh vực, nền kinh tế”, ông Thành khuyến nghị.
Chọn doanh nghiệp nào để hỗ trợ thực sự là bài toán không dễ giải, song hiện là thời điểm buộc phải cân nhắc và có quyết định rõ ràng, vì nguồn lực ngân sách không còn dồi dào, nhất là các đề xuất mạnh mẽ theo hướng miễn, giảm dẫn tới tăng bội chi ngân sách.
Ngay cả bà Phạm Chi Lan, chuyên gia kinh tế, dù cảm thấy ái ngại khi đặt số phận các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hộ gia đình bên cạnh các doanh nghiệp lớn, nhưng cũng chia sẻ quan điểm cần phải lựa chọn ưu tiên hỗ trợ.
“Các doanh nghiệp lớn có thể tạo sự tăng trưởng của kinh tế Việt Nam trong năm nay. Trong khi đó, trong số các doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhiều doanh nghiệp đang định hướng phát triển công nghệ, nhưng chưa kịp đủ sức, đang chìm nghỉm trong vô vàn các doanh nghiệp khó khăn. Họ cũng cần được hậu thuẫn để vượt qua, đi tiếp”, bà Lan đề xuất.
Trong tính toán của bà Lan, với nhóm doanh nghiệp định hướng công nghệ, công nghệ cao, chỉ cần đầu tư cho họ khoảng 3 năm, nhưng sự phát triển của họ là nền tảng để đón dòng đầu tư mới, kể cả thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
“Tôi rất chờ đợi hoạt động của Trung tâm Đổi mới sáng tạo mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã thành lập trong vai trò lựa chọn được mô hình, doanh nghiệp hỗ trợ, thúc đẩy các dự án, ý tưởng mới”, bà Lan nói thêm.
Xác định rõ ngân sách phải chi mạnh
Cả TS. Võ Trí Thành và TS. Nguyễn Đình Cung, thành viên Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ đều nhắc đến yêu cầu chấp nhận thâm hụt ngân sách, bội chi cao hơn, để có nguồn lực dành cho hỗ trợ doanh nghiệp.
Trong báo cáo gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tác động của Covid-19 cuối tháng 5/2020, Ủy ban Kinh tế đề cập khả năng nới trần bội chi ngân sách 2020 nếu cần thiết. Thời điểm đó, Ủy ban Kinh tế đã thấy dự toán thu - chi ngân sách năm nay sẽ khó khăn, khi tăng trưởng GDP khả năng thấp hơn mục tiêu 6,8%, giá dầu thô giảm sâu, tiến độ cổ phần hóa chậm và nhất là sự đóng góp từ khu vực doanh nghiệp giảm sút đáng kể. Vì vậy, Ủy ban đã dự báo khả năng tỷ lệ bội chi ngân sách so với GDP năm 2020 sẽ tăng 1,5 - 1,6 điểm phần trăm, tức ở mức 5 - 5,1% GDP - cao hơn chỉ tiêu 3,44% GDP được Quốc hội giao.
Tuy nhiên, mức thâm hụt cao hơn bao nhiêu so với chỉ tiêu Quốc hội giao cho tới thời điểm này vẫn chưa rõ.
“Chỉ khi nào có các con số này, chúng ta mới có thể bàn đến câu chuyện gói hỗ trợ tiếp theo là bao nhiêu. Bộ Tài chính phải có tính toán cụ thể, đề xuất Chính phủ sớm trình Quốc hội”, ông Cung cho biết.
Cá nhân ông Cung cho rằng, phải cân nhắc tới phương án ấn định mức bội chi ngân sách, để từ đó có cơ sở xây dựng các gói chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tổng thể, với mục tiêu là thúc đẩy phục hồi nền kinh tế, chứ không dừng lại ở cứu trợ khẩn cấp. Đặc biệt, các giải pháp này cần được đặt trong chương trình phục hồi kinh tế trung hạn 2021 - 2023.
“Đến nay, các suy tính đều tính đến ngày 31/12/2020 hoặc xa hơn là tháng 6/2021. Tôi cho là không đủ, vì chương trình hỗ trợ doanh nghiệp là một phần của chương trình phục hồi kinh tế, cần xác định mục tiêu công việc, nguồn lực, cần con số bội chi ngân sách, trần nợ công... để xác định cách thức huy động nguồn lực. Có thể, công việc được xác định của năm nay, nhưng sẽ là phần việc phải làm của nhiệm kỳ Chính phủ tiếp theo”, ông Cung đề xuất.
Quan trọng là cách thức xây dựng chính sách tổng thể sẽ đảm bảo cho yêu cầu ổn định kinh tế vĩ mô, từ đó mở dư địa cho chính sách hỗ trợ doanh nghiệp mạnh mẽ hơn.
Thành lập mới: 88.651 doanh nghiệp, giảm 2% so với cùng kỳ. Đây là năm đầu tiên kể từ giai đoạn 2015 - 2019 ghi nhận sự sụt giảm về số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới. Tuy nhiên, đà giảm đã được hãm lại trong những tháng gần đây (4 tháng đầu năm 2020 giảm 13,2%, 5 tháng giảm 9,1%, 6 tháng giảm 7,3%, 7 tháng giảm 5,1% so với cùng kỳ).
13/17 ngành có số lượng doanh nghiệp thành lập mới giảm so với cùng kỳ năm 2019, đặc biệt đáng chú ý là các ngành: nghệ thuật, vui chơi và giải trí (giảm 36,7%); hoạt động dịch vụ (giảm 28,7%); kinh doanh bất động sản (giảm 19,6%).
Nguồn: Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
-
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Mcredit ghi danh Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 -
Vỏ viên nhộng cứng của Việt Nam bị điều tra "kép" tại Mỹ -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt” -
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và doanh nghiệp Thái Lan -
SABECO khai trương Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ngành bia SABECO
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025