-
Giá xăng tăng nhẹ, chạm 20.750 đồng/lít -
Việt Nam nhập hơn 33 tỷ USD máy tính, linh kiện điện tử từ Trung Quốc -
TP.HCM tăng cường kiểm tra, đảm bảo chất lượng hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ -
Ban hành mức tối đa giá vé máy bay nội địa hạng phổ thông cơ bản -
Khách hàng chịu chi mùa lễ hội, doanh thu của nhiều trung tâm thương mại tăng mạnh -
Xi măng đồng loạt tăng giá từ đầu năm 2025
Năm 2022, Việt Nam xuất khẩu khoảng 800 triệu USD sản phẩm tôm nước ấm đông lạnh sang Hoa Kỳ, |
Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã đăng công báo khởi xướng điều tra chống trợ cấp đối với sản phẩm tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ một số nước, trong đó có Việt Nam, thông tin từ Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công thương) cho biết.
Sản phẩm bị điều tra trong vụ việc này là tôm nước ấm đông lạnh thuộc các mã HS 0306.17, 1605.21 và 1605.29.
Các nước bị điều tra bao gồm: Ecuador, Ấn Độ, Indonesia và Việt Nam. Trong đó, Việt Nam chỉ bị điều tra chống trợ cấp, do sản phẩm tôm ấm đông lạnh của Việt Nam đang bị Hoa Kỳ áp thuế chống bán phá giá từ năm 2004 đến nay.
DOC khởi xướng điều tra trợ cấp đối với cả tôm đông lạnh và tôm tươi từ Việt Nam, do tôm tươi nguyên liệu chiếm tỷ trọng lớn đến 95% giá trị của tôm nước ấm đông lạnh, nên các trợ cấp cho các nhà cung cấp tôm tươi của Việt Nam cũng được coi là trợ cấp dành cho các nhà sản xuất xuất khẩu tôm đông lạnh của Việt Nam.
Thời kỳ điều tra trợ cấp là năm 2022. Thời kỳ điều tra thiệt hại là từ năm 2020 đến nửa đầu năm 2023.
Cụ thể, về chương trình trợ cấp bị điều tra, tổng số lên tới 40 chương trình, thuộc các nhóm sau:
Nhóm các chương trình cho vay và bảo đảm; Nhóm các chương trình ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp; Nhóm các chương trình miễn các khoản phải thu; Nhóm các chương trình ưu đãi về đất; Nhóm các chương trình tài trợ.
Đặc biệt, DOC điều tra một loạt các chương trình thuộc Chiến lược phát triển thủy sản đến năm 2030, tầm nhìn năm 2045 theo Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 11/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ và Chương trình Phát triển ngành thủy sản giai đoạn 2021 - 2030,
Theo số liệu của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), năm 2022, Việt Nam xuất khẩu khoảng 800 triệu USD sản phẩm bị cáo buộc sang Hoa Kỳ, chiếm khoảng 20% tổng thị phần xuất khẩu tôm vào Hoa Kỳ.
DOC xác định có 1.046 nhà sản xuất xuất khẩu của Việt Nam có xuất khẩu sản phẩm bị điều tra vào Hoa Kỳ trong thời kỳ điều tra.
Tuy nhiên, DOC sẽ không điều tra tất cả các doanh nghiệp bị nêu tên, mà sẽ lựa chọn 2-3 bị đơn bắt buộc để điều tra riêng (thường là các nhà xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam theo số liệu của Hải quan Hoa Kỳ).
Mức thuế cho các bị đơn bắt buộc này sẽ là cơ sở để xác định mức thuế chống trợ cấp cho các doanh nghiệp còn lại.
Sau khi xác định được bị đơn bắt buộc, DOC sẽ ban hành Bản câu hỏi điều tra cho Chính phủ và các bị đơn bắt buộc. Thời hạn trả lời thường là 30 ngày kể từ ngày ban hành bản câu hỏi (có thể xin gia hạn). DOC có thể ban hành các bản câu hỏi bổ sung.
DOC sẽ ban hành kết luận sơ bộ trong vòng 65 ngày kể từ ngày khởi xướng (dự kiến khoảng ngày 18/1/2024), có thể gia hạn.
Sau khi có kết luận sơ bộ, DOC có thể tiến hành thẩm tra tại chỗ Chính phủ và doanh nghiệp. Kết luận cuối cùng sẽ được ban hành trong 75 ngày kể từ ngày ban hành Kết luận sơ bộ (dự kiến khoảng ngày 2/4/2024), có thể gia hạn.
Đối với Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (USITC), kết luận sơ bộ sẽ được ban hành trong 45 ngày kể từ ngày nhận Đơn kiện (dự kiến khoảng ngày 11/12/2023). Kết luận cuối cùng ban hành trong 205 ngày kể từ ngày nhận Đơn kiện (dự kiến khoảng ngày 17/5/2024).
Chỉ khi DOC xác định có tồn tại trợ cấp và USITC xác định ngành sản xuất nội địa chịu thiệt hại do hàng nhập khẩu bị trợ cấp gây ra, thì Hoa Kỳ mới ban hành Lệnh áp thuế chống trợ cấp với Việt Nam. Nếu một trong 2 bên xác định không tồn tại trợ cấp hoặc thiệt hại, thì vụ việc sẽ chấm dứt.
Để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị các hiệp hội hỗ trợ thông báo đến các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm bị điều tra chống trợ cấp; chủ động nghiên cứu, xây dựng phương án ứng phó, xử lý vụ việc.
Đối với các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu sản phẩm liên quan, cần rà soát các chương trình/chính sách hỗ trợ nhận được (nếu có) trong giai đoạn điều tra, chuẩn bị trước các hồ sơ, sổ sách chứng từ liên quan; chủ động nghiên cứu, nắm vững quy định, thủ tục điều tra chống trợ cấp của Hoa Kỳ, các yêu cầu cung cấp thông tin của DOC để tuân thủ đúng trong trường hợp tham gia vụ việc.
-
Ban hành mức tối đa giá vé máy bay nội địa hạng phổ thông cơ bản -
Khách hàng chịu chi mùa lễ hội, doanh thu của nhiều trung tâm thương mại tăng mạnh -
Thúc đẩy chế biến, nâng cao giá trị sản phẩm chăn nuôi -
Xi măng đồng loạt tăng giá từ đầu năm 2025 -
Xuất nhập khẩu với khu vực châu Á - châu Phi đạt 520 tỷ USD năm 2024 -
Hà Nội tổ chức 150 chương trình, hoạt động xúc tiến đầu tư trong năm 2024 -
Doanh nghiệp liên kết quảng bá thương hiệu OCOP
-
1 Chi tiết 5 vùng đô thị, 5 trục không gian của Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn 2065 -
2 Thị trường chứng khoán Việt Nam: Vẫn có nhiều lý do để lạc quan -
3 Năm 2025 sẽ là năm tăng tốc, bứt phá để về đích -
4 “Cơ hội ngàn năm” và “những chữ nếu” của cơ hội đầu tư - kinh doanh 2025 -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 2/1
- 1Business - Chìa khóa vàng trong quản trị doanh nghiệp thời đại số
- La Queenara Hội An: Bí quyết đầu tư khách sạn tạo dòng tiền
- Petrocons thông báo Danh mục thoái vốn tại các đơn vị doanh nghiệp (Kỳ 3)
- Khu công nghiệp Gilimex: Xây dựng nền tảng cho ngành công nghiệp hiện đại và bền vững
- Vietnam International Half Marathon 2025 powered by Herbalife gắn kết gia đình, cộng đồng
- SATRA sẽ khai trương Trung tâm Thương mại one stop shopping đầu tiên tại TP.HCM