
-
Vietjet công bố Giám đốc Điều hành mới
-
Tăng lợi thế cạnh tranh quốc gia từ gỡ rào cản phi thuế quan đúng cách
-
80,8% doanh nghiệp chọn tin tưởng và kỳ vọng vào quý III/2025
-
Vicem đặt nhiều kỳ vọng tiêu thụ xi măng trong quý III/2025
-
Doanh nghiệp ngành dầu khí: Thận trọng khi xây dựng kịch bản cho giai đoạn mới -
Phòng vệ thương mại với hàng xuất khẩu phức tạp hơn
![]() |
Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã chính thức khởi xướng điều tra chống bán phá giá với sợi polyester nhập khẩu từ một số nước, trong đó có Việt Nam |
Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã chính thức khởi xướng điều tra chống bán phá giá với sợi polyester nhập khẩu từ một số nước, trong đó có Việt Nam
Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương) xác nhận, ngày 20 tháng 6 năm 2017, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã chính thức khởi xướng điều tra chống bán phá giá với sợi polyester nhập khẩu từ Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Đài Loan và Việt Nam (ngoài điều tra phá giá, Trung Quốc và Ấn Độ còn bị điều tra trợ cấp).
Trước đó, ngày 31 tháng 5 năm 2017, DOC thông báo đã nhận được đơn kiện của ngành sản xuất nội địa đề nghị khởi xướng vụ việc nêu trên.
Sản phẩm bị điều tra: xơ sợi tổng hợp chưa chải thô, chải kỹ hay sơ chế bằng cách khác để xe chỉ, không dệt hoặc hình thức sử dụng khác, làm bằng polyester có đường kính sợi nhỏ hơn 3.3 decitex (sau đây gọi chung là xơ sợi polyester) có mã HS: 5503.20.0025.
Nguyên đơn gồm 3 doanh nghiệp, là Tập đoàn DAK Americas, Tập đoàn Nan Ya Plastics, Công ty Augira Polymers.
Theo số liệu trong thông báo khởi xướng, trong năm 2016, Việt Nam xuất khẩu khoảng 13 nghìn tấn sản phẩm bị điều tra sang thị trường Hoa Kỳ (trị giá khoảng 12,4 triệu USD), đứng thứ ba chỉ sau Trung Quốc (79,4 triệu USD) và Ấn Độ (14,7 triệu USD).
Nguyên đơn cáo buộc rằng sản phẩm bị điều tra được xuất khẩu sang Hoa Kỳ với giá thấp hơn giá trị thông thường và việc bán phá giá đã gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất Hoa Kỳ qua việc kìm giá, ép giá, suy giảm lợi nhuận, sụt giảm khối lượng bán hàng, suy giảm thị phần, suy giảm số lượng việc làm và làm giảm công suất sử dụng.
Biên độ phá giá cáo buộc với Việt Nam là 64,73% (cao thứ hai trong số các nước bị điều tra, chỉ sau Trung Quốc).
Lịch trình dự kiến của vụ việc chống bán phá giá (các giai đoạn này có thể được gia hạn theo quy định của Hoa Kỳ):
Sự kiện |
Thời gian |
ITC ra kết luận sơ bộ về thiệt hại |
17/7/2017* |
DOC ra kết luận sơ bộ về phá giá |
7/11/2017 |
DOC ra kết luận cuối cùng về phá giá |
22/1/2017* |
ITC ra kết luận cuối cùng về thiệt hại |
7/3/2018 |
Ban hành lệnh áp thuế |
14/3/2018 |

-
Vicem đặt nhiều kỳ vọng tiêu thụ xi măng trong quý III/2025 -
Doanh nghiệp ngành dầu khí: Thận trọng khi xây dựng kịch bản cho giai đoạn mới -
Phòng vệ thương mại với hàng xuất khẩu phức tạp hơn -
Vietravel Airlines có máy bay "của mình"; GELEX lập công ty con; Dabaco vượt kế hoạch lãi cả năm -
Đã giảm thuế gần 50.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp trong nửa đầu năm 2025 -
Chủ tịch UBND TP.HCM: Tỷ lệ "sinh và tử" của doanh nghiệp vẫn rất đáng quan tâm -
Việt Nam áp thuế bột ngọt nhập khẩu thêm 5 năm
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower