
-
Dệt may kiến nghị nhiều giải pháp trước loạt khó khăn về thuế đối ứng của Mỹ
-
Kết nối hợp tác cho hơn 30 doanh nghiệp tại thị trường Hàn Quốc
-
BSR đạt đồng thời chứng nhận ISCC CORSIA và ISCC EU
-
Khánh thành Cảng Container quốc tế Hateco Hải Phòng
-
EVNGENCO1 tập trung sản xuất điện cho cao điểm mùa khô -
DragonGroup hợp tác với Agribank Bắc Thái Bình triển khai dự án khu công nghiệp tại Hà Tĩnh
Cụ thể, Việt Nam có 3 nhóm sản phẩm bị áp dụng biện pháp thuế tự vệ sơ bộ gồm: thép tấm cán nguội hợp kim và không hợp kim, thép tấm mạ hợp kim, thép tấm dài và không gỉ cán nguội. Liên minh châu Âu cũng đưa ra mức hạn ngạch thuế quan với tất cả các nước xuất khẩu các nhóm sản phẩm bị điều tra sang thị trường này, trường hợp lượng xuất khẩu vượt số hạn ngạch cho phép thì sẽ bị áp thuế tự vệ 25%.
Trong giai đoạn điều tra, Hòa Phát chưa xuất khẩu sản phẩm nào trong các nhóm sản phẩm kể trên. Tuy nhiên, nhờ hợp tác tốt trong việc cung cấp thông tin về xuất khẩu, các sản phẩm ống thép, thép thanh, thép cuộn xây dựng của Hòa Phát nói riêng cũng như của Việt Nam nói chung không bị áp hạn ngạch thuế quan nếu xuất khẩu sang các quốc gia trong Liên minh Châu Âu.
Hòa Phát đã tham gia vụ kiện phòng vệ thương mại này với vai trò là bên liên quan tự nguyện do Hòa Phát không xuất khẩu sang EU trong giai đoạn điều tra từ 2015-2017. Các Công ty thành viên trong lĩnh vực thép của Hòa Phát tham gia trả lời câu hỏi điều tra gồm: Công ty TNHH Thép Hòa Phát Hưng Yên, Công ty CP Thép Hòa Phát Hải Dương, Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát và Công ty TNHH Tôn Hòa Phát.
Trong các nhóm mặt hàng, Hòa Phát đã cung cấp số liệu liên quan một số nhóm sản phẩm do Hòa Phát sản xuất bao gồm Thép tấm cán nguội hợp kim và không hợp kim (Nhóm 2); Thép tấm mạ hợp kim (Nhóm 4); Thép thanh (Nhóm 13); Thép dây không hợp kim và hợp kim khác (Nhóm 16); Các loại ống rỗng, thanh hình có mặt cắt rỗng (Nhóm 21); Các loại ống hàn khác (Nhóm 26).
Theo Quyết định sơ bộ, EU đã áp thuế tự vệ thương mại tạm thời đối với các nhóm sản phẩm thép nhập khẩu từ hơn 10 quốc gia như Brazil, Trung Quốc, Ai Cập, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ, Việt Nam, v.v. Quyết định sơ bộ nói trên là tín hiệu tốt đối với hoạt động xuất khẩu các sản phẩm thép thành phẩm của Tập đoàn Hòa Phát đến các quốc gia trong Liên minh Châu Âu.
Hiện nay, Hòa Phát đã và đang xuất khẩu các mặt hàng thép gồm thép xây dựng, ống thép chất lượng cao tới nhiều thị trường như Úc, Mỹ, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước Đông Nam Á. Tuy nhiên sản lượng xuất khẩu chỉ chiếm chưa đến 10% tổng sản lượng tiêu thụ các sản phẩm thép những năm gần đây.
Đầu năm 2018, Ủy ban Chống bán phá giá Úc (ADC) cũng đã tuyên bố Hòa Phát và doanh nghiệp thép Việt Nam không bán phá giá và chấm dứt điều tra, nhiều đối tác của Tập đoàn tại quốc gia này đang tiếp tục đặt hàng thép xây dựng Hòa Phát.

-
EVNGENCO1 tập trung sản xuất điện cho cao điểm mùa khô -
DragonGroup hợp tác với Agribank Bắc Thái Bình triển khai dự án khu công nghiệp tại Hà Tĩnh -
Vinataba đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba -
Bài học từ sự thất bại của start-up Vua Cua -
Hòa Phát động thổ nhà máy ray; CIENCO4 muốn làm đường sắt; Novaland dự kiến tiếp tục lỗ -
Việt Nam phấn đấu có ít nhất 3 hợp tác xã lọt top 300 hợp tác xã đứng đầu thế giới -
Vận hành hệ thống điện mặt trời mái nhà kết hợp BESS tại Điện Nghi Sơn 2
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort