
-
Chứng khoán DNSE thay tướng
-
VN-Index tăng 3,26% trong tháng 6, kỳ vọng chinh phục mốc 1.400 điểm
-
Đột ngột giảm sàn, cổ phiếu VFS của Chứng khoán Nhất Việt mất 23% trong 7 phiên
-
Chính sách tài khóa là trụ cột để dẫn dắt tăng trưởng
-
Tiếp tục giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng đến hết ngày 31/12/2026 -
Vi phạm hàng loạt quy định, Chứng khoán Việt (Viseco) bị phạt gần 1,2 tỷ đồng
Đầu tiên, Tập đoàn Hoa Sen bổ sung tờ trình chương trình phát hành cổ phiếu ưu đãi cho người lao động (ESOP) đối với cán bộ lãnh đạo, quản trị, điều hành, cán bộ quản lý, nhân sự chủ chốt.
Trong đó, Tập đoàn Hoa Sen sẽ phát hành 5 triệu cổ phiếu ESOP với giá 10.000 đồng/cổ phiếu và cổ phiếu sẽ bị hạn chế chuyển nhượng 1 năm.
Với giá đóng cửa phiên ngày 1/3 là 23.050 đồng/cổ phiếu, Ban lãnh đạo Tập đoàn Hoa Sen sẽ mua cổ phiếu với chiết khấu 56,6% so với giá thị trường đang giao dịch.
Tờ trình bổ sung thứ hai, Tập đoàn Hoa Sen trình cổ đông thông qua các chủ trương liên quan đến việc đầu tư mở rộng ngành nghề, lĩnh vực. Trong đó, thông qua chủ trương nghiên cứu, xúc tiến, triển khai đầu tư mở rộng ngành nghề, lĩnh vực mới, có tiềm năng và khả thi ở nhiều lĩnh vực gồm tài chính; ngân hàng; chứng khoán; bảo hiểm; bất động sản; cơ khí chính xác; cơ khí chế tạo; công nghệ bán dẫn; phát triển dự án văn phòng, nhà ở, khu dân cư, khu đô thị; giáo dục, đào tạo; chăm sóc sức khoẻ; du lịch, sinh thái, nghỉ dưỡng…
Tập đoàn Hoa Sen cho biết thêm, tổng mức đầu tư tối đa cho lĩnh vực được mở rộng không quá 5.000 tỷ đồng.
Hoa Sen đặt mục tiêu lãi tăng bằng lần trong niên độ tài chính 2023-2024 và lên kế hoạch niêm yết hàng loạt công ty con
Trước đó, trong tài liệu Đại hội đồng cổ đông sắp tới, trong niên độ tài chính 2023-2024 (từ ngày 1/10/2023 đến ngày 30/9/2024), Tập đoàn Hoa Sen đặt kế hoạch kinh doanh với hai kịch bản. Trong đó, kịch bản 1 với sản lượng tiêu thụ 1.625 nghìn tấn, tăng 13,3% so với cùng kỳ, doanh thu dự kiến 34.000 tỷ đồng, tăng 7,4% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế dự kiến 400 tỷ đồng, tăng 12,33 lần so với thực hiện trong niên độ 2022-2023.
Kịch bản 2, tổng sản lượng tiêu thụ ước tính 1.730 nghìn tấn, tăng 20,7% so với cùng kỳ, doanh thu ước tính 36.000 tỷ đồng, tăng 13,7% so với cùng kỳ, và lợi nhuận sau thuế dự kiến 500 tỷ đồng, tăng 15,67 lần so với thực hiện trong niên độ 2022-2023.
Trước đó, trong niên độ tài chính 2022 - 2023 (từ ngày 1/10/2022 đến ngày 30/9/2023), Tập đoàn Hoa Sen ghi nhận doanh thu đạt 31.650,7 tỷ đồng, giảm 36,3% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận 30,06 tỷ đồng, giảm 88% so với cùng kỳ. Trong đó, biên lợi nhuận gộp giảm từ 9,9%, về chỉ còn 9,7%.
Được biết, trong niên độ 2022 - 2023, Tập đoàn Hoa Sen đặt kế hoạch kinh doanh dựa trên hai kịch bản.
Kịch bản đầu tiên với phương án sản lượng thành phẩm 1,4 triệu tấn, Công ty lên kế hoạch doanh thu 34.000 tỷ đồng, giảm 32% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế dự kiến 100 tỷ đồng, giảm 60% so với cùng kỳ năm trước.
Kịch bản thứ hai tích cực hơn với sản lượng thành phẩm là 1,5 triệu tấn, ước tính doanh thu là 36.000 tỷ đồng, giảm 28% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế dự kiến 300 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước.
Như vậy, kết thúc niên độ tài chính năm 2022 - 2023, với lợi nhuận chỉ đạt 30,06 tỷ đồng, Tập đoàn Hoa Sen hoàn thành 30,1% so với kế hoạch thận trọng là 100 tỷ đồng và hoàn thành 10% so với kế hoạch tích cực là lãi 300 tỷ đồng.
Với việc chỉ hoàn thành 30% kế hoạch thận trọng và 10% kế hoạch tích cực, trong Đại hội sắp tới, Tập đoàn Hoa Sen trình cổ đông kế hoạch trả cổ tức cho niên độ 2022-2023 với tỷ lệ 5% bằng tiền mặt.
Tiếp tục tái cấu trúc để sớm niêm yết CTCP Nhựa Hoa Sen
Ngoài ra, cũng trong Đại hội sắp tới, Tập đoàn Hoa Sen cũng trình cổ đông thông qua chủ trương tái cấu trúc, chuyên môn hoá mảng sản xuất kinh doanh ống thép. Trong đó, Công ty cổ phần Nhựa Hoa Sen sau khi nhận chuyển giao mảng sản xuất kinh doanh nhựa đã đi vào hoạt động hiệu quả, cho thấy tính chủ động cao trong công tác quản trị - điều hành đối với mảng sản xuất kinh doanh nhựa.
Trong tương lai, CTCP Nhựa Hoa Sen sẽ phát hành cổ phiếu ra công chúng và niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch Chứng khoán.
Chính vì vậy, Tập đoàn Hoa Sen trình cổ đông xem xét chuyển đổi Công ty TNHH MTV Hoa Sen Phú Mỹ sẽ chuyển đổi thành CTCP Ống thép Hoa Sen do Tập đoàn Hoa Sen sở hữu 99% vốn điều lệ, đơn vị sẽ tiếp nhận toàn bộ hạ tầng phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh ống thép, thời gian và lộ trình triển khai dự kiến từ 1 đến 5 năm.
Sau khi CTCP Ống thép Hoa Sen hoàn tất việc tiếp nhận mảng sản xuất ống thép và đi vào hoạt động ổn định, có lợi nhuận, Công ty sẽ trình cổ đông xem xét thông qua phương án phát hành cổ phiếu ra đại chúng và niêm yết.
Đối với hệ thống Hoa Sen Home, Tập đoàn Hoa Sen sẽ tiếp tục củng cố, nâng cao hiệu quả vận hành, hiệu quả sản xuất kinh doanh, chuẩn bị điều kiện tốt nhất cho việc chuyển đổi hệ thống Hoa Sen Home thành CTCP Hoa Sen Home.
Về nhân sự, sau khi kết thúc nhiệm kỳ 2018-2023, Tập đoàn Hoa Sen cũng sẽ thực hiện bầu lại Hội đồng quản trị cho nhiệm kỳ mới 2024-2029.

-
Thành viên của Searefico hút vốn ngoại, mở rộng đầu tư bất động sản công nghiệp -
Tiếp tục giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng đến hết ngày 31/12/2026 -
Vi phạm hàng loạt quy định, Chứng khoán Việt (Viseco) bị phạt gần 1,2 tỷ đồng -
Góc nhìn TTCK tuần đầu tháng 7: Ưu tiên cổ phiếu vốn hóa lớn -
Tái cơ cấu VN30: Những cổ phiếu nào sẽ được bán ra? -
Thị trường chứng khoán chờ tin tốt -
HoSE chấp thuận niêm yết gần 312 triệu cổ phiếu TAL
-
Bệnh viện FV: Bệnh nhân được BHYT chi trả 100% quyền lợi khi khám, chữa bệnh
-
Sun Casa Square đẩy mạnh thi công, dự kiến bàn giao vào cuối năm 2025
-
DXMD Việt Nam tiếp tục ghi danh vào Top 10 sàn giao dịch bất động sản xuất sắc Việt Nam
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn
-
Từ quầy hàng nhỏ đến doanh nghiệp bài bản: VPBank tiếp sức đúng lúc, đồng hành dài lâu
-
Giải pháp phát triển bền vững toàn diện cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới