-
VSMCamp và CSMOSummit 2024: Khai mở chiến lược sales và marketing cho doanh nghiệp thời đại mới -
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư -
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics
Theo ông Võ Trường Sơn, hiện nay HAGL đang trong giai đoạn tái cấu trúc ngành nghề và chuyển sang đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao gắn với chế biến, vì vậy công ty xin được chuyển đổi 1.401 ha đất tại 3 huyện Chư PưH, Chư Prông và Ia Pa trước đây đã được trồng cây cao su (bị chết và sinh trưởng kém) sang trồng các loại cây ăn quả là thanh long, xoài, mít.
Theo ông Sơn, trước đó HAGL đã mời đơn vị tư vấn là Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm Tây Nguyên tiến hành khảo sát đánh giá tại 3 khu vực trên. Và kết luận của Viện cho thấy những loại cây ăn quả được nêu ra hoàn toàn phù hợp với thổ nhưỡng khí hậu 3 địa phương trên.
Ông Võ Trường Sơn cho biết, vào ngày 29/8/2017 vừa qua, các sở ban ngành có liên quan đã phối hợp với địa phương đã cùng HAGL đi khảo sát thực tế, và các sở đã thống nhất về mặt chủ trương sẽ trình lên UBND tỉnh phê duyệt việc xin chuyển đổi 1.401ha đất. Tuy nhiên theo Luật hiện nay quy định HAGL phải trồng lại rừng thay thế hoặc nộp tiền trồng rừng thay thế vào cho Nhà nước.
“HAGL xin kiến nghị nếu có điều kiện thì xin được tỉnh bố trí một quỹ đất để trồng rừng canh tác và trong trường hợp địa phương không còn quỹ đất để bố trí trồng rừng thay thế và canh tác thì HAGL xin được miễn trách nhiệm nộp tiền vào quỹ trồng rừng thay thế bởi vì trong thời gian vừa qua HAGL cũng đã đầu tư nhiều tiền vào các cây cao su và cơ sở hạ tầng. Và hiện nay nguồn vốn bỏ ra rất lớn nên HAGL cần có thời gian để có nguồn thu để trang trải”, ông Sơn kiến nghị.
Cũng theo ông Võ Trường Sơn thông tin, hiện nay bên cạnh chiến lược xuất khẩu trái cây tươi sang các thị trường nước ngoài thì HAGL đang có phương án đầu tư xây dựng nhà máy chế biến trái cây để giảm thiểu rủi ro về thị trường, nâng cao giá trị, tạo việc làm cho người dân địa phương…Với dự định này, HAGL cũng đã được UBND tỉnh Gia Lai chấp thuận chủ trương đầu tư phê duyệt địa điểm xây dựng tại KCN Nam Pleiku.
Theo ông Sơn, hiện nay cây ăn trái như chuối, thanh long và chanh dây đã đi vào thu hoạch…Do vậy HAGL cần được triển khai xây dựng sớm nhà máy, thế nhưng mà hiện nay tiến độ xây dựng của KCN vẫn còn chậm nên HAGL có kiến nghị: Thứ nhất là sau khi có quy hoạch 1/500 của KCN Nam Pleiku, UBND tỉnh Gia Lai và sở ngành có liên quan xem xét định hướng chủ trương hướng dẫn chủ đầu tư thực hiện ký hợp đồng cho thuê đất với HAGL và bàn giao đất trên thực địa. Thứ hai là HAGL xin bỏ tiền ra đầu tư hạ tầng trong phạm vi đất cho thuê trước để xây dựng nhà máy.
“Các chi phí đầu tư, chúng tôi sẽ phối hợp làm việc trước với chủ đầu tư và sẽ chi ra rồi sau này trừ vào tiền thuê đất và cơ sở hạ tầng hàng năm của chủ đầu tư”, ông Sơn kiến nghị.
Đại diện các doanh nghiệp phát biểu ý kiến tại Diễn đàn |
Cũng tại Diễn đàn, đại diện các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp đã có những đề xuất với lãnh đạo UBND tỉnh Gia Lai về việc có cơ chế xây dựng trung tâm cung cấp nguồn hạt giống cây trồng, hỗ trợ đào tạo nguồn lao động cho ngành nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, quy hoạch đất để bố trí cho các dự án nông nghiệp công nghệ cao; đẩy mạnh chế biến sản phẩm cà phê sâu, xây dựng thương hiệu cho cà phê Gia Lai ra thị trường thế giới, tăng tỷ lệ tiêu thụ nội địa; với lĩnh vực du lịch, các doanh nghiệp đề xuất tỉnh có những chính sách nhằm lôi kéo các nhà đầu tư vào nhằm khai thác các tiềm năng thế mạnh về du lịch của tỉnh…
Báo cáo tại Diễn đàn, ông Hồ Phước Thành, Giám đốc Sở KH&ĐT Gia Lai cho biết trong 9 tháng đầu năm, Gia Lai có 466 doanh nghiệp được thành lập mới với tổng vốn đăng ký 2.326 tỷ đồng. Tính chung đến nay Gia Lai có khoảng 4.000 doanh nghiệp đang hoạt động, tuy vậy trong số đó có hơn 3.500 doanh nghiệp thuộc vào các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, siêu nhỏ.
Theo ông Hồ Phước Thành, trong thời gian tới, Sở KH&ĐT Gia Lai sẽ tiếp tục định hướng đó là tiến hành nghiên cứu đề xuất tham mưu UBND tỉnh xây dựng các cơ chế mở về ưu đãi để trình Thủ tướng xem xét và cho cơ chế áp dụng đối với tỉnh Gia Lai; nghiên cứu xây dựng các chiến lược về liên kết vùng trên các lĩnh vực, liên kết với các địa phương, các doanh nghiệp; xây dựng các cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, các doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp vừa và nhỏ…
-
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Mcredit ghi danh Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 -
Vỏ viên nhộng cứng của Việt Nam bị điều tra "kép" tại Mỹ -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt”
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025