
-
Hình ảnh buổi tổng duyệt diễu binh, diễu hành khí thế trên đường Lê Duẩn
-
Biển người đổ về trung tâm TP.HCM chờ xem pháo hoa mừng lễ 30/4
-
Lan tỏa bình đẳng giới từ phụ nữ dân tộc thiểu số Thủ đô
-
[Ảnh] TP.HCM rực rỡ sắc màu, người dân hân hoan chào mừng ngày 30/4
-
Hà Nội không phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản trong các dự án nông thôn mới -
TP.HCM trưng bày hơn 200 tư liệu quý tại triển lãm “Non sông liền một dải”
HĐND Thành phố Hà Nội đang xin ý kiến Dự thảo Nghị quyết quy định mức thu học phí các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập tự bảo đảm chi thường xuyên; giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập chất lượng cao trên địa bàn Hà Nội năm học 2024 - 2025.
Dự thảo Nghị quyết về quy định mức thu học phí đối với 7 trường công lập tự chủ và 17 trường công lập chất lượng cao của Hà Nội vừa được đưa ra lấy ý kiến.
Đối với các trường công lập chất lượng cao, công lập tự chủ tài chính dự kiến thu học phí từ 300.000 - 6.570.000 đồng/tháng.
Trong đó, Trường THPT Phan Huy Chú (Đống Đa) có mức học phí cao nhất với 6,57 triệu đồng/tháng. Với hình thức học online thì học phí khoảng 4,9 triệu đồng/tháng.
Tiếp đến là Trường Tiểu học Nam Từ Liêm và Tiểu học khu đô thị Sài Đồng cùng có mức học phí ở mức cao.
Cụ thể: Trường Tiểu học Nam Từ Liêm dự thu mức 5,9 triệu đồng/tháng với hệ Cambridge khối 1. Học phí hệ này ở khối 2, 3, 4, 5 là 5,5 triệu đồng/tháng. Với hệ chất lượng cao dao động từ 4,45-4,85 triệu đồng/tháng.
Trường Tiểu học Đô thị Sài Đồng áp dụng chung mức 5,9 triệu đồng/tháng cho cả 5 khối lớp hệ Cambridge. Hệ chất lượng cao thu 4,1-5 triệu đồng/tháng.
Mức học phí thấp nhất trong nhóm trường chất lượng cao là Trường THPT Lê Lợi (Hà Đông) với 3 triệu đồng/tháng hệ chất lượng cao, và 4 triệu đồng/tháng hệ tăng cường tiếng Anh.
![]() |
Bắt đầu từ ngày 1/8/2024 mức học phí của các trường 7 trường công lập tự chủ và 17 trường công lập chất lượng cao của Hà Nội có thể tăng. |
![]() |
Đối với các trường công lập chất lượng cao, công lập tự chủ tài chính dự kiến thu học phí từ 300.000 - 6.570.000 đồng/tháng. |
![]() |
Dự thảo Nghị quyết cũng quy định mức thu học phí trong trường hợp học trực tuyến bằng 75% mức thu học phí theo hình thức học trực tiếp. |
Ở nhóm trường tự chủ tài chính, Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ giữ nguyên mức thu học phí 300.000 đồng/tháng với hai khối lớp 11, 12 hệ chuyên trong năm học 2024 - 2025. Riêng hệ không chuyên, học phí là 3,18 triệu đồng/tháng.
Với khối lớp 10, học phí tăng lên 2,8 triệu đồng/tháng. Trường THPT Chuyên Đại học Sư phạm dự thu mức mới là 1,6 triệu đồng/tháng hệ chuyên và 1,8 triệu đồng/tháng hệ không chuyên.
Trường THPT Khoa học giáo dục dự thu 4,8 triệu đồng/tháng với hai khối lớp 10, 11. Khối 12 thu 3,2 triệu đồng/tháng.
Trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành (Đại học Sư phạm Hà Nội) dự thu gần 2,4 triệu đồng/tháng với cấp THCS và 2,64 triệu đồng/tháng với cấp THPT.
Trường Thực nghiệm dự thu học phí 2,4 triệu đồng/tháng với cấp tiểu học và THPT.
Riêng cấp THCS chia làm hai nhóm: khối 6, 7, 8 thu học phí 2,1 triệu đồng/tháng; khối 9 thu 1,97 triệu đồng/tháng.
Dự thảo Nghị quyết cũng quy định mức thu học phí trong trường hợp học trực tuyến bằng 75% mức thu học phí theo hình thức học trực tiếp.
Đối với các tháng vừa học trực tiếp, vừa học trực tuyến, hình thức nào có 14 ngày học trở lên sẽ áp dụng mức thu học phí của hình thức đó.
Tổng thời gian thu học phí phải đảm bảo nguyên tắc tổng số tháng thu học phí trong năm không vượt quá 9 tháng.
Hà Nội hiện có 23 trường chất lượng cao, gồm 17 trường công lập, 6 trường tư thục. Các trường tự chủ tài chính ở địa bàn thành phố được thu gấp đôi mức trần học phí theo Nghị định 81 năm 2021 của Chính phủ, tương đương 600.000 - 1.300.000 đồng/tháng. Nếu đạt kiểm định chất lượng, các trường được tự xác định học phí.
Những năm học trước, học phí với trường công lập bình thường ở Hà Nội là từ 19.000 - 217.000 đồng/tháng.
Từ năm học 2021-2022 đến năm học 2023 - 2024, học phí với trường công lập thường ở Hà Nội là từ 19.000 đến 217.000 đồng/tháng.
-
Biển người đổ về trung tâm TP.HCM chờ xem pháo hoa mừng lễ 30/4 -
Hà Nội nâng cao chất lượng y tế công lập và giáo dục nghề nghiệp -
Lan tỏa bình đẳng giới từ phụ nữ dân tộc thiểu số Thủ đô -
[Ảnh] TP.HCM rực rỡ sắc màu, người dân hân hoan chào mừng ngày 30/4 -
Hà Nội không phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản trong các dự án nông thôn mới -
Quảng Ninh kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Vùng mỏ -
TP.HCM trưng bày hơn 200 tư liệu quý tại triển lãm “Non sông liền một dải”
-
1 Tăng vốn 5.000 tỷ đồng cho Ngân hàng Hợp tác xã: Không thuộc thẩm quyền Quốc hội, chưa rõ nguồn bố trí
-
2 Đừng để người ở biệt thự “tranh suất” mua nhà ở xã hội với người nghèo
-
3 Tiền gửi bị hút khỏi ngân hàng, sức ép lãi suất lại tăng
-
4 Áp thuế thu nhập chuyển nhượng bất động sản theo thời gian nắm giữ để tránh “lướt sóng”
-
Đất Xanh Miền Tây trong kỷ nguyên mới: Vững bước trở thành nhà phát triển dự án toàn diện hàng đầu Miền Tây
-
Nhựa Tiền Phong khánh thành 3 cây cầu nối yêu thương tại Long An, Kiên Giang, Hậu Giang
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế
-
CONINCO: Củng cố nguồn lực, mở rộng thị trường, cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
-
Năm thứ 3 liên tiếp Coteccons đứng đầu bảng xếp hạng "Top 10 Nhà thầu Xây dựng Uy tín"
-
ĐHĐCĐ SeABank: Bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài