-
Mối lo ngại về an toàn thực phẩm trước cổng trường học -
Bộ Y tế ban hành thông tư về thanh toán dịch vụ kỹ thuật thuộc phạm vi bảo hiểm y tế -
Qua thanh, kiểm tra, phát hiện nhiều vi phạm an toàn thực phẩm -
Bộ Y tế ban hành danh mục và thanh toán thuốc bảo hiểm y tế -
Tin mới y tế ngày 20/11: Bộ Y tế quy định 5 tiêu chuẩn chất lượng cơ bản đối với bệnh viện -
Tổ hợp Y tế Phương Đông bị xử phạt vì vi phạm an toàn thực phẩm
Vắc-xin phòng Covid-19 do AstraZeneca sản xuất được Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện sử dụng vắc-xin cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tại Việt Nam.
Từ ngày 8/3/2021, vắc-xin phòng Covid-19 của AstraZeneca chính thức được tiêm chủng tại Việt Nam. |
Vắc-xin này đã được cấp phép sử dụng tại hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới và là 1 trong 3 vắc-xin được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thông qua chấp thuận sử dụng trong trường hợp khẩn cấp vào ngày 15/2/2021.
Từ ngày 8/3/2021, vắc-xin phòng Covid-19 của AstraZeneca chính thức được tiêm chủng tại Việt Nam, với 3 địa phương đầu tiên triển khai là TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Hải Dương.
Đến ngày 7/4/2021, tổng cộng đã thực hiện tiêm vắc-xin phòng Covid-19 của AstraZeneca cho 55.151 nhân viên y tế tại 19 tỉnh, thành phố
Trong quá trình triển khai tiêm vắc-xin phòng Covid-19 do AstraZeneca sản xuất tại Việt Nam, hệ thống giám sát tiêm chủng đã ghi nhận khoảng 33% các trường hợp phản ứng nhẹ thông thường như đau, đỏ tại chỗ tiêm, mệt mỏi, sốt nhẹ, đau đầu, buồn nôn; các dấu hiệu này tự khỏi trong 1-2 ngày sau tiêm và người được tiêm không cần điều trị.
Đây là dấu hiệu bình thường gặp phải không chỉ ở vắc-xin phòng Covid19, mà còn ở các loại vắc-xin phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm khắc như sởi, ho gà, uốn ván…
Hệ thống giám sát cũng ghi nhận có khoảng 1‰ (một phần nghìn) trường hợp có phản ứng quá mẫn sau tiêm, được xử trí đúng theo quy định, sức khỏe của những người này đều đã ổn định, trở lại đi làm sau 1-2 ngày theo dõi, điều trị tại cơ sở y tế.
Những số liệu ghi nhận phản ứng sau tiêm vắc-xin phòng Covid-19 của AstraZeneca tại Việt Nam trong 1 tháng qua thấp tương đương so với những số liệu do nhà sản xuất cung cấp.
Đặc biệt, đến nay Việt Nam chưa ghi nhận bất cứ trường hợp nào bị đông máu và huyết khối xảy ra sau khi tiêm chủng.
Mới đây các cơ quan báo chí thông tin Châu Âu ghi nhận một số trường hợp sau khi tiêm vắc-xin phòng Covid-19 của AstraZeneca có liên quan đến tình trạng đông máu, huyết khối.
Những thông tin này gây tâm lý gây hoang mang trong dư luận, khiến nhiều người chần chừ hoặc hủy bỏ lịch tiêm chủng; ảnh hưởng rất lớn đến khả năng bao phủ của vắc xin tại mỗi khu vực, quốc gia cũng như toàn cầu.
Đặc biệt, khi một số quốc gia châu Âu dừng tiêm vắc-xin, số ca mắc Covid-19 ở các nước này tăng trở lại như Đức, Pháp…
Theo khuyến cáo của Cơ quan Quản lý Dược phẩm châu Âu (EMA) và WHO, trường hợp xuất hiện tình trạng giảm tiểu cầu và huyết khối tĩnh mạch có liên quan đến tiêm vắc-xin phòng Covid-19 của AstraZeneca là rất hiếm gặp.
Trong khi lợi ích của việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 của AstraZeneca mang lại trong việc bảo vệ mỗi cá nhân và cả cộng đồng trước Covid-19 lớn hơn rất nhiều so với những rủi ro rất hiếm gặp nói trên.
Do vậy, WHO khuyến cáo các nước tiếp tục triển khai tiêm vắc xin phòng chống Covid-19 của AstraZeneca để tăng tỷ lệ miễn dịch phòng Covid-19 trong cộng đồng và ngăn chặn dịch bệnh bùng phát.
Trên cơ sở khuyến cáo của WHO và thực tiễn kết quả triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19 của AstraZeneca tại Việt Nam trong 1 tháng qua, Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia khuyến cáo người dân cần bình tĩnh, tích cực và chủ động thực hiện các khuyến cáo của các chuyên gia y tế, các cơ quan chuyên môn về tiêm vắc xin phòng Covid-19
Theo đại diện Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia, khi đến lượt mình được tiêm vắc-xin phòng Covid-19, hãy đến các cơ sở tiêm chủng của địa phương để được tiêm chủng, theo dõi sức khoẻ, thông tin cho nhân viên y tế về các phản ứng sau tiêm.
"Ý thức và hành động của mỗi người sẽ chung tay, góp sức đưa Việt Nam sớm đạt được mục tiêu tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19, tạo miễn dịch cộng đồng để ngăn ngừa lây nhiễm vi rút SARS-CoV-2, phục vụ công cuộc phát triển kinh tế xã hội của đất nước, cũng như hội nhập với quốc tế", thông điệp mà Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia gửi tới người dân.
Bên cạnh đó, 117.600 liều vắc xin Covid-19 của hãng AstraZeneca do Hệ thống Tiêm chủng VNVC nhập về Việt Nam lần đầu tiên từ 24/02/2021 vẫn đang được triển khai tiêm cho cán bộ tuyến đầu chống dịch.
VNVC tích cực phối hợp cùng Bộ Y tế và các đơn vị liên quan tổ chức tiêm chủng vắc xin Covid-19 tại các điểm tiêm trên khắp cả nước.
Trước đó, Hệ thống Tiêm chủng VNVC đã đặt mua 30 triệu liều vắc xin COVID-19 của AstraZeneca trong năm 2021, số vắc xin này được giao thành nhiều đợt.
-
Tin mới y tế ngày 22/11: Ứng dụng y tế từ xa tăng tiếp cận dịch vụ y tế cho người yếu thế -
Nguy cơ tiềm ẩn từ lạm dụng phụ gia thực phẩm không rõ nguồn gốc -
Quốc hội chốt quy mô dự án mới về dược được ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đặc biệt -
Tăng thuế thuốc lá là chiến lược quan trọng giảm tử vong và gánh nặng bệnh tật -
Mối lo ngại về an toàn thực phẩm trước cổng trường học -
Tin mới y tế ngày 21/11: Những điểm mới trong phòng, chống đại dịch HIV tại Việt Nam -
Hy vọng mới cho bệnh nhân ung thư hàm mặt
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025