-
Quản lý khoáng sản hiệu quả hơn nhờ luật mới và chính sách cải cách -
Quảng Ninh thúc đẩy phát triển kinh tế di sản -
“Xây Tết 2025” tặng quà cho công nhân tại Hưng Yên -
Hệ thống lưu trữ năng lượng tại Vinpearl đi vào vận hành -
Idemitsu, Sagri, Lasuco “bắt tay” làm dự án giảm phát thải Carbon đầu tiên tại Việt Nam -
Vicostone - 22 năm tiên phong phát triển xanh
Nông dân và hợp tác xã cùng hưởng lợi
Nhiều hợp tác xã trong khu vực đã tiên phong trong việc hợp tác với doanh nghiệp, ứng dụng công nghệ cao nhằm xây dựng chuỗi giá trị sản xuất bền vững. Nhờ vậy, hiệu quả kinh tế được nâng cao đáng kể, góp phần cải thiện thu nhập cho người nông dân.
Hợp tác xã nấm Nam Hàn tại xã Phù Ủng, huyện Ân Thi là một trong những điển hình của việc áp dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp. Từ năm 2017, hợp tác xã đã đầu tư vào hệ thống trang trại khép kín với diện tích lên đến gần 10.000 m2, nơi công nghệ hiện đại được áp dụng ở hầu hết các khâu sản xuất. Các loại máy móc hiện đại như hệ thống chiếu sáng, hệ thống tưới nước tự động, và hệ thống kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm giúp hợp tác xã duy trì quy trình sản xuất nấm ổn định và bền vững.
Ông Phạm Văn Khá, Giám đốc hợp tác xã Nam Hàn cho biết, nhờ những tiến bộ công nghệ, hợp tác xã Nam Hàn đã thành công trong việc duy trì sản lượng đều đặn từ 3 - 5 tấn nấm mỗi tháng, với các sản phẩm chủ lực như nấm rơm, nấm sò yến, nấm sò nâu, và nấm sò trắng. Các sản phẩm này không chỉ đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm mà còn được thị trường đón nhận rộng rãi, mang lại doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm.
Tương tự, tại Hợp tác xã rau quả và dược liệu An Thịnh Phát, xã Tống Trân, huyện Phù Cừ. Trong hơn 5 năm qua, hợp tác xã đã liên tục đầu tư vào công nghệ hiện đại để trồng dưa lưới và dưa vàng trong nhà lưới theo tiêu chuẩn VietGAP. Nhờ việc sản xuất theo quy trình an toàn và khoa học, hợp tác xã đã thành công trong việc cung cấp những sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, đồng thời giảm thiểu nhân công và chi phí sản xuất.
Có thể thấy, việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất không chỉ giúp nâng cao giá trị sản xuất mà còn thay đổi tư duy canh tác của nông dân trong khu vực. Theo số liệu thống kê, hiện tại có 44 hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đang áp dụng công nghệ cao trong sản xuất. Những hợp tác xã này đã thành công trong việc nâng cao giá trị sản xuất từ 25% - 50%, đồng thời thúc đẩy nền nông nghiệp địa phương phát triển theo hướng xanh và bền vững.
Tỉnh Hưng Yên tích cực chuyển đổi phương thức sản xuất để nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp. Ảnh: Nguyễn Linh |
Một trong những yếu tố quan trọng giúp thúc đẩy sự phát triển của các hợp tác xã là việc hình thành các chuỗi giá trị sản xuất khép kín, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Hợp tác xã nông nghiệp Ngũ Phúc tại xã Tam Đa, huyện Phù Cừ, đã thành công trong việc liên kết với 144 hộ thành viên để trồng 21,7 ha cam đạt tiêu chuẩn VietGAP. Sản phẩm cam của hợp tác xã không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước mà còn có tiềm năng xuất khẩu ra các thị trường quốc tế.
Sự hợp tác giữa các hợp tác xã và doanh nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của Hưng Yên, đặc biệt là các loại trái cây đặc sản như nhãn và vải. Quả vải trứng của hợp tác xã vải trứng Hưng Yên, xã Đa Lộc, huyện Ân Thi, đã gây ấn tượng lớn khi liên tục xuất khẩu thành công sang thị trường EU. Điều này không chỉ mở ra cơ hội cho người dân mở rộng vùng sản xuất mà còn mang lại thu nhập đáng kể cho những người trồng vải.
Ông Đoàn Văn Hiểu, Giám đốc hợp tác xã vải trứng Hưng Yên cho biết với kế hoạch mở rộng vùng trồng và gia tăng sản lượng, hợp tác xã dự kiến sẽ đạt sản lượng cao hơn trong năm 2024. Với giá trị kinh tế hiện tại, những người trồng vải trứng có thể thu về hàng trăm triệu đồng trên mỗi hecta mỗi năm. Việc xuất khẩu thành công sang thị trường quốc tế đã giúp củng cố niềm tin của nông dân, khuyến khích họ tiếp tục đầu tư và phát triển sản xuất.
Để hỗ trợ quá trình phát triển bền vững này, tỉnh Hưng Yên đã triển khai Đề án "Xây dựng và khuyến khích phát triển mô hình chuỗi sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, thủy sản bảo đảm an toàn thực phẩm". Theo đó, các cơ quan chức năng đã thực hiện nhiều biện pháp hỗ trợ như xây dựng hệ thống cấp thoát nước, nhà lưới, hệ thống điện, và xử lý chất thải cho các mô hình sản xuất an toàn. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho các hợp tác xã và nông dân phát triển theo hướng bền vững và bảo đảm an toàn thực phẩm.
Phát triển chuỗi giá trị bền vững
Hướng đến mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững, ngành nông nghiệp Hưng Yên đã chú trọng chuyển đổi sản xuất theo hướng an toàn sinh thái, kết hợp với ứng dụng công nghệ cao. Các sản phẩm nông sản chủ lực như nhãn, vải, và cam đã được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và hướng đến tiêu chuẩn hữu cơ.
Để thực hiện mục tiêu này, ngành nông nghiệp tỉnh đã tổ chức nhiều lớp tập huấn nhằm trang bị kiến thức cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, và nông dân về phương pháp sản xuất nông nghiệp bền vững.
Đặc biệt, trong năm 2023, nhiều mô hình sản xuất hữu cơ đã được triển khai trên diện tích 12 ha, bao gồm cả cây lúa và cây rau quả thực phẩm. Những mô hình này đã mang lại kết quả tích cực, giúp người sản xuất thay đổi tư duy, hướng đến việc tạo ra các sản phẩm nông sản có giá trị kinh tế cao và an toàn cho người tiêu dùng.
Với những thành công ban đầu, tỉnh Hưng Yên dự kiến sẽ tiếp tục mở rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị bền vững. Các hợp tác xã sẽ tiếp tục được hỗ trợ để đầu tư vào trang thiết bị hiện đại, tiếp cận các công nghệ tiên tiến trong quy trình sản xuất, sơ chế, và bảo quản nông sản. Điều này không chỉ giúp nâng cao năng suất mà còn cải thiện chất lượng sản phẩm, mở ra cơ hội tiếp cận thị trường quốc tế cho các sản phẩm nông nghiệp của Hưng Yên.
Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và các hợp tác xã trong khu vực sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển nền kinh tế xanh và bền vững. Việc phát triển các chuỗi giá trị sản phẩm bền vững, từ sản xuất đến tiêu thụ, sẽ là yếu tố quyết định giúp nâng cao vị thế của nông nghiệp Hưng Yên trên thị trường trong nước và quốc tế.
-
Phát động Giải Báo chí Phát triển Xanh lần thứ nhất -
Hệ thống lưu trữ năng lượng tại Vinpearl đi vào vận hành -
Idemitsu, Sagri, Lasuco “bắt tay” làm dự án giảm phát thải Carbon đầu tiên tại Việt Nam -
Vicostone - 22 năm tiên phong phát triển xanh -
Cát Bà quy hoạch không gian biển để phát triển bền vững -
Xây dựng tương lai bền vững cho cộng đồng ven biển trước biến đổi khí hậu -
Hà Nội thí điểm vùng phát thải thấp
-
1 Làm rõ quy mô đầu tư cao tốc Nha Trang - Liên Khương trị giá 25.058 tỷ đồng -
2 Liên danh CRBC - CT Group đề xuất đầu tư dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài -
3 Hoàn thiện cơ chế cho trung tâm tài chính quốc tế -
4 Liên doanh Cảng Quốc tế Mỹ Thuỷ đề xuất 8 dự án tại Quảng Trị -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 21/12
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn
- Giải pháp tài chính trọn gói dành cho doanh nghiệp SME và Start-up