
-
Sửa đổi Nghị định 15: Làm rõ khái niệm và quy định về thực phẩm bổ sung
-
Đã có 142 bệnh viện áp dụng bệnh án điện tử
-
Bộ Y tế nhận 500.000 liều vắc-xin phòng sởi để khống chế dịch bệnh
-
Sở Y tế TP.HCM: Chưa có bằng chứng y khoa về lọc máu chữa đột quỵ
-
Các địa phương không bỏ sót các đối tượng tiêm vaccine, không để bùng phát dịch sởi -
Trung bình 1 người mắc sởi có thể lây cho 12 - 18 người khác
Nhiều lợi ích
Trong chuyến công tác lên một số cơ sở y tế của tỉnh Yên Bái, phóng viên đã chứng kiến được niềm vui của những người được hồi sinh sự sống nhờ các cơ sở y tế làm chủ được kỹ thuật cao, triển khai khám chữa bệnh từ xa.
![]() |
Ông Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh thăm bệnh nhân đang được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Nghĩa Lộ. |
Vừa qua, các bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái tiếp nhận bệnh nhân nam N.X.H (48 tuổi) đến trong tình trạng bụng chướng, đau nhiều ở vùng hạ sườn phải, có cảm ứng phúc mạc.
Người bệnh được các bác sĩ cho làm các chỉ định cận lâm sàng chẩn đoán bệnh. Dựa trên kết quả xét nghiệm thấy người bệnh có tình trạng bạch cầu tăng, phim chụp cắt lớp vi tính phát hiện dịch khí tự do ổ bụng, được chẩn đoán viêm phúc mạc do vỡ tạng rỗng nghi vỡ tá tràng.
Nhận thấy đây là một ca bệnh khó, các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Yên Bái đã xin ý kiến chỉ đạo từ các chuyên gia Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
Sau khi nghe Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái báo cáo về biểu hiện lâm sàng và xem xét kĩ lưỡng phim chụp, xét nghiệm của người bệnh, các chuyên gia Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã chỉ đạo đưa người bệnh phẫu thuật cấp cứu kịp thời.
Dưới sự tư vấn của GS.TS.Trịnh Hồng Sơn, Phó giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, qua truyền hình trực tuyến, các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái đã tiến hành khâu vỡ ruột non, lau rửa, dẫn lưu ổ bụng. Ca phẫu thuật đã diễn ra thành công, giúp bệnh nhân vượt qua bệnh tật.
Nói thêm về hiệu quả khám chữa bệnh từ xa, bác sĩ Phạm Đắc Ninh, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái cho biết, vừa qua cơ sở đã cấp cứu và điều trị thành công cho một sản phụ ở huyện Văn Yên mắc hội chứng thuyên tắc ối đe dọa tính mạng.
Theo đó, sau khi nhận được thông tin của bệnh nhân, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái ngay lập tức cử một ê-kip tới nơi sản phụ đang cần trợ giúp, một kip khác thì kết nối trực tuyến với các bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai để nhờ hỗ trợ.
Như vậy, ngay sau khi tiếp cận được bệnh nhân, việc điều trị ngay lập tức được thực hiện, giảm thời gian vận chuyển bệnh nhân mà vẫn xử trí cấp cứu kịp thời.
Còn tại Bệnh viện Đa khoa khoa khu vực Nghĩa Lộ, nhờ triển khai khám chữa bệnh từ xa cũng như làm chủ được một số kỹ thuật do tuyến trên cầm tay, chỉ việc mà tỷ lệ chuyển tuyến tại đây có xu hướng giảm, từ 3,4% thời gian trước, xuống 3% giai đoạn hiện nay.
Mới đây, ngày 5/12, các các sĩ Bệnh viện Đa khoa khu vực Nghĩa Lộ đã phối hợp với PGS.TS. Đỗ Trường Thành, Trưởng khoa Phẫu thuật Tiết niệu, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tiến hành phẫu thuật cho 4 bệnh nhân bằng kỹ thuật "tán sỏi qua da".
Ưu điểm của kỹ thuật mới này là bệnh nhân chỉ cần gây tê tủy sống; sau mổ bệnh nhân không đau, vết mổ chỉ khoảng 0,5cm. Trước đây, các bệnh nhân chỉ có thể về Hà Nội mới điều trị được bằng kỹ thuật này.
Làm chủ nhiều kỹ thuật cao
Không chỉ nâng tầm từ tuyến y tế cơ sở với những kỹ thuật khó, khám chữa bệnh từ xa, những năm gần đây, Yên Bái phát triển kỹ thuật cao ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái ở các chuyên ngành như tim mạch can thiệp, ngoại khoa, cấp cứu, chấn thương chỉnh hình...
![]() |
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái đã triển khai kỹ thuật mới, chuyên sâu mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người bệnh. |
Bác sĩ Trần Lan Anh, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái, thời gian qua, Bệnh viện đã chú trọng triển khai kỹ thuật mới, chuyên sâu mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người bệnh, nhất là đối với bệnh nhân nghèo được tiếp cận với các dịch vụ y tế chất lượng cao ngay tại địa phương.
Cụ thể, về lĩnh vực tim mạch, Bệnh viện được trang bị và đã làm chủ được các kỹ thuật can thiệp mạch trên máy DSA, nút mạch điều trị u gan, chấn thương lách, điều trị giãn tĩnh mạch chi dưới bằng lasez; đặt máy tạo nhịp, holter huyết áp, điện tim;
Bệnh viện cũng tiến hành được các kỹ thuật cao như phẫu thuật thay khớp háng, thay khớp gối; phẫu thuật nội soi khớp gối; phẫu thuật sọ não; u não; phẫu thuật nội soi lấy máu tụ nội sọ, phẫu thuật cột sống, phẫu thuật vi phẫu;
Ngoài ra, Bệnh viện còn thực hiện các kỹ thuật cao khác như phẫu thuật nội soi ổ bụng; tán sỏi qua da; tán sỏi nội soi ngược dòng qua niệu đạo; phẫu thuật nội soi cắt u xơ tiền liệt tuyến; các phẫu thuật cấp cứu ổ bụng; điều trị ung thư bằng hóa chất, phẫu thuật.
Bác sĩ Trần Văn Lâm, Đơn vị Tim mạch thuộc khoa Nội AB, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái cho biết, trước năm 2020 (khi chưa có máy DSA), 100% các ca bệnh có biểu hiện đau ngực và tổn thương mạch vành đều phải chuyển tuyến lên Hà Nội, quá trình di chuyển mất khoảng 3-5 giờ đồng hồ, đặt ra rất nhiều nguy cơ cho bệnh nhân.
Theo đó, 2 năm nay, nhờ được các chuyên gia hàng đầu từ Bệnh viện Bạch Mai cầm tay, chỉ việc, các bác sĩ của khoa đã làm chủ được kỹ thuật can thiệp mạch trên máy DSA, mỗi tháng can thiệp mạch từ 30 - 40 bệnh nhân, đặt stent từ 10 - 15 ca. Thời gian cho mỗi ca can thiệp (như nhồi máu cơ tim cấp) rút ngắn chỉ còn 20 phút.
Còn theo lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa khu vực Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái, nhờ được các bác sĩ Trung tâm Cấp cứu (A9), Bệnh viện Bạch Mai đào tạo kỹ, từ giữa năm 2018, Bệnh viện Đa khoa khu vực Nghĩa Lộ đã làm chủ kỹ thuật tiêu sợi huyết cứu sống hơn 10 bệnh nhân/năm.
Nếu như trước kia, một ca đột quỵ, nhồi máu não hay xuất huyết não ở khu vực thị xã Nghĩa Lộ phải chuyển lên Hà Nội, thời gian di chuyển nhanh nhất là 3,5 giờ đồng hồ. Chưa kể thời gian chụp chiếu, xét nghiệm trước can thiệp, nghĩa là bệnh nhân sẽ bị trễ quãng "thời gian vàng" điều trị.
Hiện nay, nhờ làm chủ kỹ thuật cao, các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa khu vực Nghĩa Lộ đã điều trị thành công bệnh nhân đột quỵ bằng kỹ thuật tiêu sợi huyết.
Bệnh nhân là L.T.L, 64 tuổi ở huyện Văn Chấn. Theo lời người nhà, gần nửa đêm, bệnh nhân nói ngọng, méo miệng, yếu dần nửa người, bà được người thân đưa vào bệnh viện để cấp cứu. Sau khi xác định được tình trạng bệnh, chỉ định dùng thuốc tiêu sợi huyết cho người bị nhồi máu não được đưa ra.
Bác sĩ Giàng A Vũ, Khoa Hồi sức tích cực, chống độc, Bệnh viện Đa khoa khu vực Nghĩa Lộ cho biết, sau một ngày điều trị, bệnh nhân tỉnh táo, trao đổi được với bác sĩ, bắt đầu cử động được 1/2 người phải.

-
Phát hiện ung thư từ các triệu chứng thông thường -
Ngăn lây nhiễm chéo để tránh bài học đau lòng của dịch sởi năm 2014 -
Tin mới y tế ngày 18/3: Giải pháp mới trong dự phòng RSV cho trẻ nguy cơ cao -
Kỹ thuật IVM cải tiến - tương lai của điều trị hiếm muộn tại Việt Nam -
Bộ Y tế nhận 500.000 liều vắc-xin phòng sởi để khống chế dịch bệnh -
Sở Y tế TP.HCM: Chưa có bằng chứng y khoa về lọc máu chữa đột quỵ -
Thu hồi nhiều thực phẩm chức năng do vi phạm chất lượng
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 19/3
-
2 Doanh nhân Nguyễn Hồng Phong: "Lời hiệu triệu đối với cộng đồng doanh nghiệp tư nhân"
-
3 Dự án điện khí LNG chờ thêm các điều kiện hấp dẫn
-
4 Hé lộ phương án đầu tư đường ven biển TP.HCM vốn đầu tư 31.556 - 62.231 tỷ đồng
-
5 VEC đề xuất mở rộng 50 km cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình lên 6 làn xe
-
Với Xiaomi 15 Ultra, Xiaomi tự tin bước vào phân khúc smartphone flagship
-
SeABank triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng lãi suất ưu đãi dành cho phụ nữ
-
Pfizer và VNVC ký biên bản ghi nhớ thúc đẩy chia sẻ kiến thức trong sản xuất vắc-xin tại Việt Nam
-
Dịch vụ tư vấn soạn thảo, rà soát hợp đồng nhanh, đáng tin cậy tại Công ty Luật Tín Minh
-
MBAMC thông báo chào bán quyền mua cổ phần phát hành thêm tại ILB
-
Giải thưởng HR Asia Awards chính thức mở đề cử cho doanh nghiệp tại Việt Nam năm 2025