-
Đến thời điểm tách bạch vị trí chủ tịch và tổng giám đốc -
Phòng vệ thương mại tiếp tục “nóng” trong năm 2025 -
Bất ngờ với số thu ngân sách xuất nhập khẩu gần 428.000 tỷ đồng năm 2024 -
Đề xuất thoái vốn nhà nước tại Công ty cổ phần Đăng kiểm Quảng Nam -
Vietnam Airlines và Lao Airlines thúc đẩy hợp tác chiến lược -
“Starway of Creation”: Nhìn lại một năm khẳng định ví thế của Masterise Homes tại miền Bắc
Doanh nhân Nguyễn Văn Phúc và 2 chuyên gia bên Bàn tròn CEO. |
Chiến lược “không giống ai”
Đối với người tiêu dùng, đặc biệt là các nhà thầu xây dựng, ống nhựa Dekko không còn xa lạ, bởi sự xuất hiện dày đặc của thương hiệu này trên những tấm bảng hiệu tại các con phố vật liệu xây dựng. Đó là thương hiệu của CTCP Tập đoàn Dekko (tiền thân là CTCP Đầu tư và Phát triển Phúc Hà).
Gặp ông Nguyễn Văn Phúc, Tổng giám đốc CTCP Tập đoàn Dekko ngoài đời, có lẽ, ít ai nghĩ rằng, đây là vị doanh nhân đầy bản lĩnh, vững vàng chèo lái, đưa Dekko trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu hiện nay về cung cấp các sản phẩm sử dụng trong ngành nước và công trình xây dựng. Sự hoài nghi ấy là dễ hiểu, bởi ông Phúc có dáng vẻ bề ngoài như một công chức.
Mà quả thực, ông Phúc cũng có 7 năm làm việc trong môi trường nhà nước ở Viện Thiết kế công nghiệp hóa.
Những năm đầu thập niên 90, ông cùng một người bạn dồn hết vốn liếng được 10 triệu đồng để mở một cửa hàng thiết bị ngành nước sau khi nghỉ không lương ở cơ quan nhà nước. Vốn ít, sản phẩm “lèo tèo” nên vắng khách, 2 tháng liền, cửa hàng của ông Phúc không có doanh thu. “Tôi luôn gặp khó khăn bởi bản tính thật thà”, ông Phúc tâm tình về quãng đường khởi nghiệp.
Bị dồn vào chân tường, ông Phúc quyết liều một phen. Ông đến các chủ hàng lớn xin làm đại lý bằng cách cam kết số lượng. Mặt khác, ông in tờ rơi, phát đến các cửa hàng từ Lạng Sơn đến Nghệ An, đưa mức chiết khấu thấp để kéo khách.
“Thời đó, hàng hóa khan hiếm, các mối bán buôn đều tận dụng để đẩy giá. Riêng tôi thì không. Bị cho là dại, là quá thật thà, chê tiền, tôi cũng mặc kệ”, ông Phúc nhớ lại. Ấy thế mà, nhờ chiến lược “không giống ai”, khách đến với cửa hàng ngày càng đông, giúp ông Phúc trở thành đại lý lớn tại Hà Nội chỉ trong 7 tháng.
Giảm giá để cạnh tranh hay giữ chất lượng?
Năm 2001, ống nhựa chịu nhiệt PPR từ Ý bắt đầu thâm nhập thị trường Việt Nam và tiêu thụ tốt. Là kỹ sư chuyên hóa, ông Phúc nhìn ngay ra cơ hội, ông cùng các cộng sự bàn bạc và ra nước ngoài tìm mua thiết bị để sản xuất.
Ra đời vào thời điểm thị trường tràn ngập các sản phẩm với đa dạng chủng loại, giá cả, ống nhựa Dekko bị cạnh tranh vô cùng khốc liệt. “Nhiều người khuyên chúng tôi nên hạ giá để dễ cạnh tranh. Nhưng chúng tôi làm sản phẩm chất lượng, nên chi phí không thể rẻ, giảm giá đồng nghĩa với việc phải giảm chất lượng sản phẩm. Ví dụ, chúng tôi có thể làm hàng mỏng, hay sử dụng phế liệu thay cho nguyên liệu nhập khẩu để giá thấp đi, chắc chắn dễ bán hơn, song ống nhựa sẽ không có độ bền và những tính năng vượt trội như đã cam kết”, ông Phúc nói.
Vững tin là cần có thời gian để người tiêu dùng cảm nhận về sản phẩm, ông chủ Dekko vẫn tiếp tục sản xuất hàng chất lượng và kiên quyết bán đúng giá. Bởi vậy, suốt 3 tháng trời sau khi vào thị trường, ống nhựa Dekko vẫn... ế chỏng chơ. Tồn kho chất đống, công nhân chán nản vì phải nghỉ việc luân phiên. Trong khi đó, chi phí nguyên liệu, máy móc… khiến tài chính của Công ty ngày càng cạn kiệt.
“Nếu tiếp tục không chấp nhận làm hàng rẻ để cạnh tranh, Công ty có thể phải ngừng sản xuất và như thế thì bao nhiêu công sức, tiền bạc đổ sông đổ bể. Chúng tôi buộc phải đứng trước những lựa chọn mang tính quyết định đến sự sống còn của Dekko”, ông Phúc nhớ lại.
Tính “thật thà” của ông Phúc bị thử thách. “Chưa lúc nào, tôi cảm thấy bất lực như vậy”, ông bộc bạch.
Trong thế khó trăm bề ấy, liệu ông Phúc có giữ được bản lĩnh, tính cách thật thà của mình? Tất cả sẽ được hé lộ trong “Những câu chuyện thật” của CEO - Chìa khóa thành công số 24 với chủ đề “Kiên định chất lượng sản phẩm” phát sóng lúc 9h45’ sáng Chủ nhật (ngày 4/8) trên kênh VTV1 - Đài Truyền hình Việt Nam.
Cùng đồng hành với CEO Nguyễn Văn Phúc trong chương trình tuần này còn có 2 chuyên gia là ông Thái Quốc Minh, thành viên HĐQT Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) và ông Robert Trần, Giám đốc điều hành Tập đoàn Tư vấn chiến lược RBNC phụ trách thị trường Bắc Mỹ và châu Á - Thái Bình Dương.
Quý doanh nghiệp, doanh nhân có thể xem thông tin chi tiết về chương trình tại fanpage: www.facebook.com/ceochiakhoathanhcongsme.
Các chương trình lên sóng đều được phát online trên kênh CEO - Chìa khóa thành công của Youtube.
Chuyên mục được thực hiện với sự hợp tác của Chương trình CEO - Chìa khóa thành công do Đài Truyền hình Việt Nam và Tổ hợp Truyền thông Hoàng Gia phối hợp sản xuất, với sự đồng hành của Thời trang OWEN, PwC Việt Nam, Trung ương Hội các hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam (VCCI).
-
T&T đầu tư điện gió tại Lào; VIMC lợi nhuận kỷ lục; Vingroup lập công ty người máy -
Nới “manh áo chật” cho VEC -
Bất ngờ với số thu ngân sách xuất nhập khẩu gần 428.000 tỷ đồng năm 2024 -
Đề xuất thoái vốn nhà nước tại Công ty cổ phần Đăng kiểm Quảng Nam -
Vietnam Airlines và Lao Airlines thúc đẩy hợp tác chiến lược -
Herbalife Việt Nam được vinh danh Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam lần thứ sáu liên tiếp -
“Starway of Creation”: Nhìn lại một năm khẳng định ví thế của Masterise Homes tại miền Bắc
- Lễ hội “Taste of Queensland 2025 “ thưởng thức bò Úc hảo hạng với ưu đãi hấp dẫn tại FujiMart
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam