Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 19 tháng 04 năm 2024,
Bán vốn cho tư nhân:
Khi tư nhân kéo doanh nghiệp nhà nước vào “trận chiến” thị trường
Anh Hoa - 21/07/2015 08:38
 
Sự tham gia của doanh nghiệp tư nhân đang trở thành động lực chính để Nhà nước đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa, nhưng vẫn có những luồng ý kiến trái chiều trước làn sóng mở đường cho tư nhân hóa thông qua các thương vụ mua bán - sáp nhập (M&A).

Trong năm 2014, đã có hai thương vụ M&A thành công mà giới truyền thông ít biết và đứng sau là tập đoàn đa ngành HBG. Khi đó, HBG và VIG (đối tác tham gia đầu tư tài chính vào Công ty cổ phần Vận tải biển Vinafco theo lời mời của HBG trong giai đoạn trước đây) đã thoái 35% vốn tại Vinafco cho nhà đầu tư chiến lược đến từ Nhật Bản - Shibusawa Warehouse. Sau giao dịch, HBG vẫn nắm quyền chi phối trên 51% của Vinafco. Cùng sự góp sức của đối tác chiến lược mới, HBG vẫn là người tiếp tục dẫn dắt và xây dựng Vinafco trở thành công ty logistics hàng đầu Việt Nam.

Cùng thời điểm đó, cũng có thông tin HBG thoái vốn hoàn toàn khỏi các dự án xi măng của Công ty Vật liệu xây dựng Việt Nam (VCM) sau khi nhà máy đi vào hoạt động năm 2014. Tuy nhiên, thương vụ đó không gây chú ý so với việc HBG thoái vốn tại Tổng công ty Miền Trung (Cosevco) sau khi tham gia nhiệt tình vào quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (DNNN) này. Thông tin chi tiết về danh tính, quy mô và giá trị thương vụ này không được các bên tiết lộ. Giới phân tích chỉ biết rằng, HBG đã thoái vốn hoàn toàn cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài.

Cảng biển là một trong những lĩnh vực thu hút sự quan tâm đặc biệt của các nhà đầu tư tư nhân
Cảng biển là một trong những lĩnh vực thu hút sự quan tâm đặc biệt của các nhà đầu tư tư nhân

 

Nhắc đến Cosevco là giới đầu tư lại thêm phần tò mò và không khỏi choáng ngợp trước sự lột xác ngoạn mục của công ty nhà nước đi lên từ sự bết bát lạc hậu trong vòng 3 năm qua kể từ khi HBG tham gia tái cơ cấu với thành quả là Cosevco gia tăng sản lượng một cách mạnh mẽ, dòng tiền thoát khỏi thiếu hụt và bắt đầu có lãi trở lại, thậm chí các đối thủ trong ngành không hình dung nổi Cosevco đang chơi trận chiến thị trường như thế nào.

Có lẽ những ngày đầu năm 2015 ghi lại nhiều dấu ấn, với những quyết định táo bạo đầy tầm nhìn chiến lược của các nhà đầu tư tư nhân vào lĩnh vực hạ tầng, cảng biển. Đó là Tập đoàn T&T thuộc sở hữu của ông Đỗ Quang Hiển muốn mua lại Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc. T&T cũng thể hiện cam kết tiếp tục đầu tư nâng cấp Cảng hàng không Phú Quốc và không tiến hành chuyển nhượng trong vòng 5 năm. Trước đó, T&T cũng gây chú ý khi đòi mua Cảng Quảng Ninh. 

Song, Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPP) của ông Johnathan Hạnh Nguyễn cũng không ngồi yên. Hơn 30 năm hợp tác với ngành hàng không và 25 kinh nghiệm trong đầu tư, cung cấp hàng hóa, điều hành kinh doanh cửa hàng miễn thuế, nhà hàng thức ăn nhanh và các điểm dịch vụ bán lẻ tại nhiều sân bay của Việt Nam, hiện IPP quản lý 21 sân bay - Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV). Năm 2014, 3 ba công ty của ông Johnathan Hạnh Nguyễn chi khoảng 310 tỷ đồng để sở hữu 23,6% cổ phần của Công ty cổ phần Dịch vụ hàng không Tân Sơn Nhất (Sasco).

Trong khi đó, Kinh Đô có lẽ là tên tuổi gây rúng động thị trường thực phẩm, tiêu dùng nhất trong năm qua. Sau khi bán 80% vốn cổ phần cho Mondelçz International, Kinh Đô đã chi gần 530 tỷ đồng để nắm giữ 51% vốn tại Tổng công ty Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam (Vocarimex).

Cùng với đó, Vingroup đề xuất mua 80% cổ phần tại Công ty cổ phần Cảng Hải Phòng và 80% tại Công ty TNHH một thành viên Cảng Sài Gòn.

Bên cạnh lĩnh vực vật liệu xây dựng, hạ tầng, cảng biển, dược phẩm đang thu hút sự tham gia mạnh mẽ của nhà đầu tư tư nhân trong và ngoài nước, thì lĩnh vực may mặc sản xuất thực phẩm, hàng tiêu dùng cũng đang chứng minh chủ trương Nhà nước chia sẻ quyền lực và một phần tài sản sang khối doanh nghiệp tư nhân là đúng đắn, phù hợp với thực tế nhu cầu thị trường, đang có độ hội nhập sâu rộng hơn.

Minh chứng là Công ty Cà phê Biên Hòa (VCF). Từ khi Tập đoàn Masan mua lại 53,2% cổ phần, VCF được hưởng lợi không nhỏ từ việc tiếp cận thương hiệu lớn, quản trị hiện đại, kênh phân phối chuyên nghiệp và lượng khách hàng khổng lồ của Masan. Tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân 3 năm của VCF đạt 23,3%, năm 2014 ROE đạt 30,7%.

Với những thành công đó, Masan đang tiếp tục tạo săn tìm và tạo thành quả mới cho qua trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Thông qua công ty con là Masan Consumer, Masan đã mua 32,8% cổ phần Công ty cổ phần Thực phẩm Cholimex - Cholimex Food (công ty thành viên của Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu và Đầu tư Chợ Lớn - Cholimex). Tiếp theo đó, Masan Consumer đã công bố việc mua lại 100% cổ phần của Công ty cổ phần Thực phẩm dinh dưỡng Sài Gòn (Saigon Nutri Food) - một doanh nghiệp chuyên về xúc xích và đồ hộp. Trong phần phê duyệt của thương vụ này, có điều khoản Masan Consumer có thể cơ cấu lại tổ chức, loại hình doanh nghiệp và có thể đổi tên của Saigon Nutri Food.

Trong khi đó, Kinh Đô có lẽ là tên tuổi gây rúng động thị trường thực phẩm, tiêu dùng nhất trong năm qua. Sau khi bán 80% vốn cổ phần cho Mondelçz International, Kinh Đô đã chi gần 530 tỷ đồng để nắm giữ 51% vốn tại Tổng công ty Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam (Vocarimex). Sau khi nắm quyền, có 3 thành viên Kinh Đô tham gia HĐQT tại Vocarimex để tiến hành các thay đổi nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động của Vocarimex trong dài hạn, trong đó tập trung vào một số mảng, như phát triển hệ thống phân phối, phát triển thương hiệu, hỗ trợ kỹ thuật.

Đặc biệt, để tiến thêm bước dài trong lĩnh vực mới, Kinh Đô đã đổi tên thành KIDO Group (KDC) cùng Tập đoàn Felda Global Ventures (FGV) của Malaysia và Tập đoàn Indo-Trans Logistics Corporation (ITL) lập liên doanh mới, tập trung vào việc sản xuất và kinh doanh các sản phẩm dầu cọ đóng chai tại thị trường Việt Nam.

Một tên tuổi đa ngành đình đám tham gia quá trình cổ phần hóa DNNN cũng không thể bỏ qua là Tập đoàn Vingroup. Tập đoàn này  đã mua lại 100% vốn sở hữu của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) trong Công ty TNHH MTV Thương mại và Thời trang Việt Nam (Vinatexmart).

Theo nguồn tin riêng của Báo Đầu tư, Công ty cổ phần Đầu tư & Sản xuất Thống Nhất (GTN) mới đây đã trở thành cổ đông chiến lược của hai tổng công ty thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Kế hoạch không được tiết lộ cụ thể, nhưng việc tham gia đầu tư vào DNNN đang tạo bước đệm rất tốt để GTN bước chân vào ngành nông nghiệp và hàng tiêu dùng trong vài năm tới.

(Còn tiếp) 

Lập nhóm tác chiến “kéo” đầu tư tư nhân vào nông nghiệp
Bộ NN&PTNT đang đề xuất thành lập Câu lạc bộ các nhà đầu tư nông nghiệp với sự tham gia của nhiều Cục, Vụ, Viện thuộc Bộ, khoảng 30 tập...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư