-
Hội chợ Nông nghiệp quốc tế Đồng bằng Bắc Bộ 2024: Thúc đẩy nông nghiệp hiện đại và kết nối thị trường -
Thêm nhiều mặt hàng mới thông quan qua Cửa khẩu Bắc Luân II - Móng Cái -
Giá xăng E5 RON 92 và xăng RON 95-III cùng giảm nhẹ -
Xuất nhập khẩu đến ngày 15/11/2024 cán mốc 681,4 tỷ USD, bằng cả năm 2023 -
Thêm một nguồn cung cấp DAP chất lượng cao, cung ứng ổn định cho nông dân Việt Nam -
Dệt may đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 47 - 48 tỷ USD trong năm 2025
Doanh nghiệp lẫn người nuôi ong lấy mật đang gặp nhiều khó khăn khi xuất khẩu. Ảnh: Behonex |
Xuất khẩu gặp nhiều khó khăn
Mới đây nhất, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) dự kiến sẽ ban hành kết luận rà soát hành chính lệnh áp thuế chống bán phá giá lần thứ hai đối với mật ong Việt Nam, muộn nhất vào ngày 30/6/2025 khiến các doanh nghiệp xuất khẩu mật ong đang có nguy cơ mất cơ hội xuất khẩu vào thị trường Mỹ.
Trước đây, Mỹ đã áp đặt thuế chống bán phá giá đối với mật ong xuất khẩu từ Việt Nam với mức thuế rất cao, dao động từ 410,93 - 413,99%. Kể từ tháng 4/2022, mức thuế chính thức đối với mật ong Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ đã giảm xuống còn 58,74 - 61,27% .
Đại diện Công ty cổ phần Ong Mật TP.HCM (Behonex) cho biết, gần đây nhất, DOC đã lựa chọn hai công ty Việt Nam là Buôn Mê Thuột Honey JSC và Đắk Lắk Honey JSC để áp dụng mức thuế cao nhất là 150% và 100% trong một đợt rà soát hành chính mới.
Mức thuế vào Mỹ như hiện nay cao hơn 4 lần giá bán, thì các doanh nghiệp Việt gần như bị “bít cửa” vào thị trường này.
Còn theo thương vụ Việt Nam tại EU, từ tháng 2/2024 mật ong Việt Nam xuất sang thị trường này phải bắt buộc ghi nhãn mác xuất xứ. EU cũng sẽ áp dụng phương pháp thống nhất để truy tìm nguồn gốc của mật ong và các tiêu chí để đảm bảo rằng mật ong không bị làm giả, bị pha trộn với đường khi bán cho người tiêu dùng. EU cũng thành lập một nhóm làm việc để chống nhập hàng giả mật ong gian lận thương mại.
Như vậy, 2 thị trường quan trọng hàng đầu của mật ong Việt Nam xuất khẩu đều ngày càng có những quy định khắt khe hơn, doanh nghiệp, hộ nuôi ong đối mặt nhiều thách thức hơn.
Chuyển hướng thị trường
Theo ông Lư Nguyễn Xuân Vũ, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Xuân Nguyên, thị trường xuất khẩu sang Mỹ của doanh nghiệp này đang giảm khoảng hơn 40% nên tìm thị trường mới là Trung Quốc nhưng cũng cạnh tranh không lại với doanh nghiệp nội địa Trung Quốc về giá cả.
Trăn trở với nghịch lý mật ong Việt Nam thuộc tốp đầu thế giới về chất lượng và xếp thứ nhì châu Á về sản lượng, nhưng đa số người Việt lại đang sử dụng mật thứ phẩm, ông Vũ suy tính đến việc quay lại phục vụ thị trường nội địa. Chưa kể, mật ong Việt xuất thô với giá chưa đến 3 USD/kg, sau đó được nhà sản xuất nước ngoài xử lý, đóng gói bao bì đẹp bán ngược về Việt Nam với giá cao gấp mấy chục lần, càng thôi thúc ông Vũ đầu tư hơn cho thị trường nội địa. Đến nay, doanh nghiệp này đã có 16.000 điểm bán khắp cả nước. Năm 2023, tính riêng thị trường nội địa, Xuân Nguyên bán ra 1-2 triệu sản phẩm/tháng, với khoảng 7 tấn mật ong/ngày.
Theo nhiều chủ các cơ sở nuôi ong tại Đồng Nai, vài năm gần đây, giá mật ong bán cho các doanh nghiệp mua xuất khẩu mỗi năm đều giảm. Hiện giá mật ong chỉ còn dưới 20.000 đồng/lít. Điều này khiến hộ nuôi không có lãi, thậm chí thua lỗ.
Nổi tiếng với mật ong hoa chôm chôm, ông Nguyễn Văn Tấn (hộ nuôi ong lấy mật tại TP. Long Khánh, Đồng Nai) cho biết, từng nuôi hàng trăm thùng ong lấy mật để bán cho doanh nghiệp nhưng hiện nay giá giảm mạnh khiến ông thua lỗ và ngừng nuôi.
Trước loạt khó khăn liên tục đó, nhiều doanh nghiệp, cơ sở sở mật ong đã chuyển hướng đầu tư chế biến ra nhiều sản phẩm độc, lạ, chất lượng đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong nước.
Bà Trần Thị Hồng Nhung, chủ cơ sở Vương Phát chia sẻ thêm, bình quân mỗi năm, cơ sở sản xuất được 60 tấn mật ong nhưng chỉ tuyển lựa được khoảng 10 tấn mật ong chất lượng ngon, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng trong nước cung cấp ra thị trường nội địa. Đa số sản lượng mật còn lại chủ yếu bán cho thương lái, doanh nghiệp với giá rẻ để xuất khẩu. Nhưng thời gian gần đây, doanh nghiệp này đã đánh mạnh vào dòng mật ong cao cấp như mật hoa xuyến chi, hoa bạc hà... ưu tiên bán cho người tiêu dùng trong nước với giá cao hơn.
Nhiều doanh nghiệp cũng đầu tư bài bản vào bao mì, nhãn mác và đa dạng kênh bán hàng trên các sàn thương mại điện tử. Đơn cử như Behonex khá thành công với các chiến lược bán hàng trên TikTok bởi những hướng dẫn, lý giải chi tiết về công dụng, cách sử dụng kết hợp mật ong với các thực phẩm, đồ uống sao cho hiệu quả với sức khoẻ nhất.
Tuy nhiên, theo chia sẻ của nhiều doanh nghiệp, thị trường mật ong vẫn còn khá hỗn tạp. Nhiều sản phẩm trôi nổi giá rẻ cạnh tranh gay gắt càng khiến cho doanh nghiệp ngành mật ong “khó chồng khó”.
-
Hội chợ Nông nghiệp quốc tế Đồng bằng Bắc Bộ 2024: Thúc đẩy nông nghiệp hiện đại và kết nối thị trường -
Hàng hóa xuất sang EU đối mặt nhiều quy định khắt khe -
Đơn hàng xuất khẩu tăng, nhiều ngành hàng sớm cán mốc mục tiêu -
Dư địa lớn cho hàng Việt xuất khẩu sang Mỹ -
Hà Nội, Hà Giang kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP, nông sản đặc sản -
Doanh nghiệp có kế hoạch cung ứng hàng sớm cho thị trường -
SASCO khai trương phòng chờ The SENS Leisure Lounge tại sân bay quốc tế Phú Quốc
- Đại học Kinh tế TP.HCM cùng SunValue và SIET ký kết hợp tác chiến lược
- Bà Rịa - Vũng Tàu định hướng trở thành trung tâm du lịch chất lượng cao
- Hợp Trí ký kết hợp tác với Summit Agro International: Bước tiến mới trong sự phát triển nền nông nghiệp Việt
- Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ngành bia - Cần phương án hài hoà hơn
- Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ với khách hàng và xã hội
- Thủ Đức: Điểm đến kinh tế sáng tạo với môi trường sống lý tưởng