-
VSMCamp và CSMOSummit 2024: Khai mở chiến lược sales và marketing cho doanh nghiệp thời đại mới -
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư -
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics
Nguồn: Ngân hàng Thế giới. Đồ họa: Thanh Huyền |
Cải cách quá ít
Với nhiều doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp có mặt tại Hội thảo “Thúc đẩy cải cách quản lý, kiểm tra chuyên ngành: Vấn đề và kiến nghị” do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) vừa tổ chức, báo cáo của bà Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban Môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh (CIEM) hầu như không có thông tin mới.
Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm gần như là văn bản duy nhất được “vinh danh” trong phần cải cách được ghi nhận. Kể từ khi được ban hành vào tháng 2/2018, với tư duy chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm, Nghị định 15 được coi là dấu chấm hết cho quá trình gian khổ, hành chính, hình thức của các doanh nghiệp.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương cũng là hai “ngôi sao” quen mặt với các quy định đơn giản hóa thủ tục và nội dung hồ sơ kiểm dịch thực vật, cải cách quy định kiểm dịch động vật, khai báo hóa chất, dán nhãn năng lượng.
Tin cập nhật mới nhất là 13 bộ, ngành đã tham gia kết nối với 198 thủ tục hành chính qua Cơ chế một cửa quốc gia (NSW), cho dù NSW vận hành chưa thực sự hiệu quả, thiếu kết nối giữa các bộ, ngành...
“Nhưng trong 2 năm (2017- 2019), số văn bản về quản lý, kiểm tra chuyên ngành với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã tăng hơn 120 văn bản. Đây là số liệu từ Tổng cục Hải quan. Văn bản nhiều, gây khó khăn, lúng túng không chỉ cho doanh nghiệp, mà cả cơ quan hải quan trong cập nhật và áp dụng”, bà Thảo cung cấp thông tin.
Vấn đề không chỉ là cải cách quá ít hay chậm trễ. Kết quả khảo sát của Dự án Tạo thuận lợi thương mại vào tháng 7/2020 do CIEM thực hiện đã cho thêm thông tin đáng lo ngại. Trong 12 nhóm vướng mắc cần được giải quyết, phần lớn đã được nêu nhiều lần, nhưng chưa được giải quyết.
“Chúng tôi phát hiện có hàng hóa thuộc diện kiểm tra chuyên ngành đã được bộ này cắt giảm, thì lại được bộ khác đưa vào diện quản lý của mình. Ví dụ, các thiết bị của hệ thống lạnh (máy điều hòa nhiệt độ công suất lớn, thiết bị làm lạnh nước…) mà Bộ Khoa học và Công nghệ đưa ra khỏi danh mục kiểm tra chuyên ngành, nhưng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội lại nhận về. Tương tự, Bộ Công thương cắt giảm mặt hàng thép thì Bộ Khoa học và Công nghệ lại đưa vào danh mục quản lý…”, bà Thảo cho biết.
Rủi ro rình rập
Chi phí tuân thủ các quy định đương nhiên sẽ phải tính tới trong hoạt động của doanh nghiệp xuất, nhập khẩu, nhưng sự không rõ ràng, chồng chéo khiến khoản này trở nên khó kiểm soát. Nỗi ám ảnh của các doanh nghiệp, theo như ông Nguyễn Hoài Nam, Phó tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), là không biết lúc nào bị thổi còi, gọi tên.
Theo quy định tại Luật An toàn thực phẩm, nhà sản xuất thực phẩm chỉ được phép sử dụng chất hỗ trợ chế biến trong danh mục nêu tại phần 7, Quyết định 46/2007/QĐ-BYT. Nhưng hơn 12 năm qua, danh mục này chưa được cập nhật, nên không theo kịp quy định của các nước trong khu vực và quốc tế. Hơn nữa, Nghị định 15/2018/NĐ-CP không nêu rõ trình tự, thủ tục công bố với chất hỗ trợ chế biến ngoài danh mục.
“Doanh nghiệp sản xuất thực phẩm vô cùng khó khăn trong việc sử dụng chất hỗ trợ chế biến vì những vướng mắc này”, ông Nam trăn trở.
Đáng nói là, nỗi ám ảnh này không cá biệt trong riêng lĩnh vực nào. Điểm danh các quy định không thống nhất trong quản lý chuyên ngành mà CIEM liệt kê, có thể thấy, tình trạng chồng chéo trong quản lý, không rõ ràng có cả ở ngành công thương, lao động - thương binh và xã hội, nông nghiệp và phát triển nông thôn, khoa học và công nghệ, y tế...
Ví dụ, mặt hàng hạt hướng dương chín nhập khẩu được cả Bộ Công thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng quản lý. Với các mặt hàng quạt điện, đèn LED, máy giặt gia dụng, nồi cơm điện, bình đun nước nóng có dự trữ, Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý phần kiểm tra chất lượng, còn Bộ Công thương kiểm tra hiệu suất năng lượng…
Lỗi tại tư duy kiểm soát?
Phải thừa nhận, số lượng mặt hàng phải thực hiện quản lý, kiểm tra chuyên ngành đã giảm khá mạnh, từ khoảng 100.000 mặt hàng vào năm 2015 xuống còn 78.000. Tỷ lệ các lô hàng xuất nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành tại giai đoạn thông quan còn khoảng 19,4%, từ tỷ lệ gần 30% của 5 năm trước.
So với mục tiêu 10% tỷ lệ lô hàng kiểm tra chuyên ngành, giảm 50% danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành mà Chính phủ đặt ra trong các nghị quyết về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia (gồm các Nghị quyết 19/NQ-CP từ năm 2015-2018 và Nghị quyết 02/NQ-CP của 2 năm 2019-2020), thì mức đạt được là thấp.
Vấn đề là, tỷ lệ lô hàng xuất, nhập khẩu không đạt yêu cầu rất thấp, gần như 0% trên 3 lĩnh vực (gồm kiểm dịch, kiểm tra chất lượng và kiểm tra an toàn thực phẩm) với hàng xuất khẩu, 0-0,27% với hàng nhập khẩu.
“Phải đặt câu hỏi, tại sao vẫn duy trì cách thức quản lý, kiểm tra chuyên ngành quá mức cần thiết? Phải chăng do tư duy kiểm soát của các cơ quan quản lý, muốn kiểm tra mọi việc doanh nghiệp làm”, ông Nguyễn Đình Cung, Thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ bình luận.
Tư duy này, theo ông Cung, khiến cơ chế hậu kiểm mà yêu cầu cải cách hướng tới cũng bị hiểu sai. Hậu kiểm không phải là để doanh nghiệp làm rồi thanh tra, kiểm tra sau; mà là cơ chế quản lý theo phân tích rủi ro, đánh giá mức độ tuân thủ, chỉ tập trung quản lý vào nhóm doanh nghiệp tuân thủ kém.
“Nếu doanh nghiệp tuân thủ tốt, nghĩa là cơ chế quản lý hiệu quả, cần thúc đẩy sự phát triển bằng cách tháo gỡ rào cản, chứ không phải tiếp tục duy trì như hiện tại. Tư duy kiểm soát phải được thay thế bằng tư duy phục vụ, thúc đẩy trong quản lý nhà nước”, ông Cung đặt vấn đề.
Điển hình tốt là Nghị định 15/2018/NĐ-CP cũng được ông Cung nhắc đến với băn khoăn tại sao không thể nhân rộng. “Tôi thực sự chờ đợi các cuộc làm việc của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng làm Tổ trưởng. Những năm trước, Tổ đến các bộ, ngành, thúc đẩy từng trường hợp, giải quyết từng vướng mắc mà các nghị quyết đã giao việc. Nhưng năm nay, có lẽ do Covid-19, mọi việc bị chậm lại. Có lẽ cần phải thúc đẩy lại cách làm này, trước khi có sự thay đổi tư duy quản lý một cách căn bản”, ông Cung đề xuất.
-
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Mcredit ghi danh Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 -
Vỏ viên nhộng cứng của Việt Nam bị điều tra "kép" tại Mỹ -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt”
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025