
-
Doanh nghiệp tính giải pháp giảm tối đa chi phí đầu vào
-
Thuế quan Mỹ: Cú huých cho doanh nghiệp Việt tái cơ cấu thị trường
-
FPT bắt tay với hai “ông lớn” công nghệ Thái Lan, thúc đẩy chuyển đổi số ngành tài chính, bán lẻ
-
VinSpeed đăng ký làm đường sắt tốc độ cao; Vinatex lo hụt đơn hàng cuối năm; Vietnam Airlines mua 50 tàu bay
-
Nhựa Tiền Phong đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất -
Việt - Mỹ đàm phán cấp Bộ trưởng về thuế đối ứng tại Jeju, Hàn Quốc
Cuộc thi Edtech Việt Nam 2021 do Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo quốc gia (NSSC), cùng một số đối tác như Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển công nghệ Bách Khoa Hà Nội (BK-Holdings), O’Talk media, BK FUND,…phối hợp tổ chức.
Đối mặt với đại dịch, các phương thức giảng dạy đã được chuyển sang hình thức trực tuyến tại nhiều quốc gia.
Áp dụng công nghệ giáo dục (edtech) không còn là lựa chọn mà đã trở thành yếu tố tiên quyết trong chương trình đào tạo của nhiều quốc gia.
Theo thống kê của World Economic Forum, edtech là thị trường đang phát triển mạnh trên toàn thế giới chỉ xếp sau Fintech (lĩnh vực về công nghệ tài chính) và eCommerce (lĩnh vực thương mại điện tử).
Đầu tư tư nhân vào edtech cho tất cả các nhóm tuổi trên toàn cầu đã tăng với tốc độ trung bình 32% hàng năm.
![]() |
Các doanh nghiệp trong thị trường edtech Việt Nam do TechInAsia thống kê (Việt hoá: Thái Sơn). |
Tại Việt Nam, các startup edtech cũng đang không ngừng phát triển trong việc cung cấp các giải pháp công nghệ mới, giúp thích nghi được bối cảnh thay đổi về phương pháp dạy và học truyền thống.
Ông Lê Toàn Thắng, Phó Giám đốc Trung tâm NSSC cho biết, Edtech Việt Nam 2021 được tổ chức nhằm khai phá, hỗ trợ và tôn vinh các giải pháp công nghệ phát triển giáo dục, văn hóa, thể thao và start-up từ trường Đại học.
Cùng với đó, ban tổ chức sẽ hỗ trợ sâu rộng với phạm vi phủ sóng trên các phương tiện báo chí, tăng tính ứng dụng của các dự án với sự tư vấn của hội đồng chuyên gia có chuyên môn về chuyển đổi số và giáo dục, cũng như trở thành nơi các nhà đầu tư gặp gỡ, tìm kiếm và phát triển các dự án tiềm năng.
Đối tượng tham gia cuộc thi lần này là các start-up công nghệ giáo dục, văn hóa, thể thao và start-up từ trường đại học, các nhóm nghiên cứu có giải pháp về công nghệ giáo dục.
Dự kiến vòng chung kết cuộc thi sẽ diễn ra từ 28/6 - 16/7/2021 để chọn ra một quán quân “ngôi sao khởi nghiệp Edtech”, một quán quân “ngôi sao khởi nghiệp Unitech” (dự án từ trường đại học) và một giải thưởng ý tưởng sáng tạo, với tổng giá trị giải thưởng bằng tiền mặt là 210 triệu đồng.
Ngoài ra, 4 đội giải nhì sẽ nhận được chương trình ươm tạo tại Vườn ươm doanh nhân trẻ Bách Khoa.
Theo ước tính cá nhân của ông Nguyễn Trí Hiển, giám đốc điều hành Công ty cổ phần Công nghệ giáo dục Thiên Hà Xanh (GETjsc), tổng đầu tư vào thị trường edtech Việt Nam trong năm vừa qua đạt khoảng 45 triệu USD (không tính đến các thương vụ chưa được công bố).
Vị này dự đoán thị trường này trong năm 2021-2022 sẽ có nhiều thương vụ M&A cũng như nhiều start-up nước ngoài gia nhập thị trường. Gần đây nhất là sự xuất hiện của start-up Astrid đến từ Thuỵ Điển, với ứng dụng học tiếng Anh cùng tên.

-
VinSpeed đăng ký làm đường sắt tốc độ cao; Vinatex lo hụt đơn hàng cuối năm; Vietnam Airlines mua 50 tàu bay -
Nhựa Tiền Phong đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất -
Việt - Mỹ đàm phán cấp Bộ trưởng về thuế đối ứng tại Jeju, Hàn Quốc -
TP.HCM nghiên cứu sắp xếp các doanh nghiệp nhà nước thành tập đoàn -
Thực thi Nghị quyết 68: Phải rõ cách làm, ai làm và ai chịu trách nhiệm -
Thay đổi toàn diện quan điểm, tư duy, thái độ về kinh tế tư nhân -
Bài 5: Tư nhân không xin được thương, chỉ xin được thấy
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây
-
Khoa học công nghệ - Đòn bẩy giúp PV Power bứt phá giai đoạn mới
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Nhượng quyền dịch vụ quốc tế có “người tiên phong”
-
VietOffice 2025 - Triển lãm của những đột phá
-
K&D Trading - 15 năm xây dựng hệ sinh thái hàng Việt tại Canada, góp phần thúc đẩy hàng Việt Nam ra thế giới