
-
Khánh Hòa sắp khánh thành nhiều dự án “khủng”
-
Vì sao dự án Chống xói lở và bảo vệ bền vững bờ biển Hội An kéo dài?
-
Đà Nẵng chuẩn bị khánh thành nhà máy nước trị giá 1.170 tỷ đồng
-
Chuyên gia khẳng định hợp đồng EC mang lại lợi ích lớn cho dự án giao thông
-
Khánh Hòa có hơn 600 dự án ngoài ngân sách, tổng vốn đăng ký 480.000 tỷ đồng -
Phát triển TP. Cần Thơ trở thành trung tâm công nghiệp của ÐBSCL
![]() |
Các đại biểu tham dự cuộc họp Hội đồng thẩm định liên ngành thẩm định Dự án PPP cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh. |
Hội đồng thẩm định liên ngành vừa tổ chức cuộc họp thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi điều chỉnh Dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh theo phương thức PPP.
Tại cuộc họp này, ông Hoàng Xuân Ánh, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng, Phó trưởng Ban chỉ đạo Dự án thông báo một tin vui: “Những vướng mắc về phương án tài chính đã được khơi thông cho cả hai dự án”.
Hai dự án mà Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng đề cập là tuyến cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh mà tỉnh Cao Bằng đang rất quyết tâm dồn toàn lực để thực hiện và tuyến Hữu Nghị - Chi Lăng thuộc Dự án thành phần 2, Dự án PPP cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn.
Sở dĩ ông Hoàng Xuân Ánh đề cập đến đoạn Hữu Nghị - Chi Lăng, một dự án nằm trọn trong địa bàn tỉnh Lạng Sơn, tưởng chừng như không liên quan, nhưng trên thực tế việc triển khai thành công Dự án thành phần 2 lại là cơ sở để tuyến Đồng Đăng - Trà Lĩnh triển khai kết nối đồng bộ và đảm bảo phương án tài chính.
Theo ông Hoàng Xuân Ánh, ngày 4/5, Thủ tướng Chính Phủ Phạm Minh Chính chủ trì để tìm giải pháp huy động vốn triển khai hai dự án. Cuộc họp này có sự tham dự lãnh đạo các Bộ ngành, lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng cùng các ngân hàng.
“Tại cuộc họp, Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VP.Bank) đã cam kết tài trợ cho Dự án Đồng Đăng Trà Lĩnh 4.366 tỷ đồng; Dự án Hữu Nghị - Chi Lăng cũng được Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TP.Bank) cam kết thu xếp tài trợ 3.511 tỷ đồng”, ông Ánh thông tin.
Được biết, các ngân hàng này cũng đang là nhà tài trợ vốn cho 2 dự án đường cao tốc triển khai theo phương thức PPP là cao tốc Bắc – Nam phía Đông, đoạn Cam Lâm- Vĩnh Hảo hiện đang triển khai và tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận vừa hoàn thành đưa vào sử dụng.
Hai dự án cao tốc này do các nhà đầu tư tư nhân tham gia mà đứng đầu là Tập đoàn Đèo Cả. Thông qua các giải pháp hợp tác kinh doanh theo Luật PPP, liên danh các nhà đầu tư có thế mạnh về bất động sản, Khu công nghiệp là như Văn Phú, Phú Mỹ, Thành Lợi… đã cùng chung tay tại Dự án cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh để đảm bảo tính khả thi với điểm rơi an toàn của phương án tài chính là thời gian hoàn vốn từ 15-18 năm.
Hiện tại, tỉnh Cao Bằng mạnh dạn đã cắt bỏ các dự án đầu tư công khác để dồn vốn đầu tư 4.080 tỷ đồng từ cho Dự án cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh. Bên cạnh đó, tỉnh Lạng Sơn thống nhất tăng phần góp của ngân sách địa phương từ 1.000 tỷ đồng lên 2.500 tỷ đồng cho Dự án đường cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng.

-
Đà Nẵng chuẩn bị khánh thành nhà máy nước trị giá 1.170 tỷ đồng -
Ninh Thuận thành lập 3 tổ công tác kiểm tra các dự án đầu tư -
Các doanh nghiệp Mỹ đề xuất ý tưởng đầu tư kinh doanh tại Việt Nam -
Chuyên gia khẳng định hợp đồng EC mang lại lợi ích lớn cho dự án giao thông -
Bộ trưởng Bộ Công thương chỉ đạo EVN thoả thuận giá điện dự án chuyển tiếp trước 31/3/2023 -
Khánh Hòa có hơn 600 dự án ngoài ngân sách, tổng vốn đăng ký 480.000 tỷ đồng -
Phát triển TP. Cần Thơ trở thành trung tâm công nghiệp của ÐBSCL
-
Dai-ichi Life Việt Nam chi trả quyền lợi bảo hiểm hơn 15.000 tỷ đồng cho khách hàng
-
C.P. Việt Nam được vinh danh Hàng Việt Nam Chất lượng cao 2023
-
VietinBank ra mắt chiến dịch Sống một đời có “lãi" đồng hành cùng nghệ sĩ Đen Vâu
-
Mở quán bia hơi Hạ Long hè 2023: Lợi nhuận cao - ưu đãi hấp dẫn
-
Cơ cấu lại nền kinh tế, doanh nghiệp cần định hình trong bối cảnh mới
-
Generali dẫn đầu về trải nghiệm khách hàng tại Việt Nam