-
Vietcombank sẽ tăng vốn điều lệ lên 83.557 tỷ đồng -
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025 -
100% khách hàng SMEs hiện hữu của ABBank đã giao dịch hoàn toàn trên nền tảng mới -
Giao dịch trên ATM giảm gần 20%, người dân đã bớt dùng tiền mặt trong thanh toán -
Nam A Bank giữ đà tăng trưởng ổn định, quản trị hiệu quả rủi ro -
Trợ lực cho Hà Nam phát triển kinh tế bền vững
Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng thương mại hạn chế chia cổ tức tiền mặt |
Ngân hàng có lãi phải dồn lực trích lập dự phòng rủi ro, chia cổ tức bằng cổ phiếu
Dịch Covid-19 đang tác động tiêu cực đến khả năng trả nợ của khách hàng, khiến nợ xấu gia tăng, làm suy yếu năng lực tài chính của các ngân hàng. Chính vì vậy, Ngân hàng Nhà nước vừa có văn bản gửi các tổ chức tín dụng thực hiện nghiêm các chỉ đạo của về hỗ trợ khách hàng, kiểm soát chất lượng tín dụng, đồng thời chủ động xây dựng các kịch bản ứng phó trong trường hợp dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt hoạt động của nền kinh tế nói chung và hoạt động ngân hàng nói riêng.
Theo đó, mặc dù Thông tư 03/2021/TT-NHNN quy định các tổ chức tín dụng được giãn thời gian trích lập dự phòng cho nợ cơ cấu trong vòng 3 năm. Tuy nhiên, trong văn bản vừa gửi tới các tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước khuyến khích trích lập dự phỏng rủi ro đầy đủ 100% số tiền dự phòng cụ thể phải trích bổ sung đối với các khoản nợ được cơ cấu lại và giữ nguyên nhóm nợ.
Ngân hàng Nhà nước cũng yêu cầu các ngân hàng tập trung và tăng cường nguồn lực tài chính cho xử lý nợ xấu, đặc biệt đối với ngân hàng có kết quả kinh doanh ở mức cao trong khi chất lượng tin dụng chưa được cải thiện, nợ xấu và nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu vẫn còn lớn.
Nhằm đảm bảo an toàn hệ thống, Ngân hàng Nhà nước cũng yêu cầu các tổ chức tín dụng cắt giảm tối đa chi phí, tập trung tăng cường trích lập dự phòng rủi ro.
Trong thời gian tới, khuyến khích trả cổ tức bằng cổ phiếu, hạn chế không thực hiện chia cổ tức bằng tiền mặt để tăng vốn điều lệ, qua đó nâng cao năng lực tài chính và khả năng chống đỡ trước ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19.
Để nhận diện rõ sức khỏe tài chính các tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước cũng yêu cầu các tổ chức tín dụng phải rà soát, thực hiện dự thu lãi, thoải các khoản lãi dự thu theo đúng quy định của pháp luật và các văn bản chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước (trong đó bao gồm dự thu lãi đối với các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi và giữ nguyên nhóm nợ theo quy định tại Thông tư số 01/2020/TT-NHNN và các văn bản sửa đổi, bổ sung), đảm bảo lợi nhuận phản ánh đúng thực trạng hoạt động kinh doanh của TCTD.
Bên cạnh đó, các tổ chức tín dụng phải rà soát, đánh giá hiệu quả hoạt động của các chi nhánh, phòng giao dịch trên toàn quốc để cỏ các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động, đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng trong bối cảnh tác động của đại dịch Covid-19. Đối với các chi nhánh, phỏng giao dịch hoạt động kém hiệu quả (nợ xấu cao, kinh doanh thua lỗ kéo dài), tiếp tục xem xét chỉ đạo hợp nhất, sáp nhập, đóng cửa để tiết giảm chi phỉ hoạt động…
Kiểm soát chặt tín dụng bất động sản, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp
Cũng nhằm đảm bảo an toàn hệ thống, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng thương mại phải kiểm soát chặt tín dụng bất động sản với mục đích tự sử dụng, đặc biệt lưu ý khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân vay tiêu dùng lớn.
Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng phải tập trung phân loại các khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 và đánh giá khả năng trả nợ đầy đủ của khách hàng để đảm bảo việc hỗ trợ phù hợp với ảnh hưởng của dịch. Ưu tiên, tập trung cho vay đối với các ngành nghề, lĩnh vực ưu tiên.
Đồng thời, phải kiểm soát chặt chẽ tốc độ tăng dư nợ tín dụng, chất lượng tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro hoặc chịu tác động lớn của dịch Covid-19, đặc biệt là dư nợ lĩnh vực bất động sản với mục đích tự sử dụng.
Ngân hàng Nhà nước nhấn mạnh, các tổ chức tín dụng phải đặc biệt lưu ý.
Thứ nhất, phải thường xuyên rà soát đánh giá tình hình hoạt động, tỉnh hình tài chính, khả năng trả nợ (lưu ý các khách hàng có dư nợ tín dụng lĩnh vực bất động sản lớn, khách hàng cá nhân có dư nợ cho vay phục vụ đời sống/tiêu dùng lớn, khách hàng chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19..) để có biện pháp xử lý phủ hợp, nhằm hạn chế tối đa rủi ro phát sinh.
Thứ hai, phải kiểm soát chặt chẽ hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, đặc biệt là việc đầu tư trái phiếu doanh nghiệp với mục đích liên quan đến xây dựng, kinh doanh bất động sản hoặc tăng quy mô vốn của tổ chức phát hành hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, kinh doanh bất động sản.
Thứ ba, phải duy trì tỷ lệ nợ xấu nội bảng, nợ bán cho VAMC chưa xử lý và các khoản tiềm ẩn trở thành nợ xấu dưới 3% so với tổng dư nợ cho vay, đầu tư.
-
Nam A Bank giữ đà tăng trưởng ổn định, quản trị hiệu quả rủi ro -
Trợ lực cho Hà Nam phát triển kinh tế bền vững -
Ngân hàng chỉ được giải thể khi đảm bảo thanh toán hết các khoản nợ -
Lãi tỷ USD từ tiền ảo, nhà đầu tư đứng trước nhiều cạm bẫy -
MB tăng vốn điều lệ lên hơn 61.000 tỷ đồng -
Nhân sự Eximbank biến động trước thềm đại hội cổ đông bất thường -
TPBank nhận khoản vay 220 triệu USD từ DFC và JICA
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 16/1 -
2 Miễn thị thực cho công dân 3 nước vào Việt Nam du lịch từ ngày 1/3/2025 -
3 Dự án Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam chuyển sang giai đoạn quan trọng -
4 Chủ tịch Viettel đề xuất loạt hành động để triển khai hiệu quả Nghị quyết 57-NQ/TW -
5 Lãi tỷ USD từ tiền ảo, nhà đầu tư đứng trước nhiều cạm bẫy
- Mô hình hệ sinh thái thành công trên thế giới, xu thế không thể bỏ qua
- Thành lập Công ty bất động sản Trần Anh Land
- Panasonic bàn giao Phòng thí nghiệm giải pháp HVAC cho trường Đại học Bách khoa TP.HCM
- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam mời hợp tác đầu tư
- Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ 7 về kế toán, kiểm toán và tài chính
- MM Mega Market "bung lụa" với loạt deal khủng đón Tết Ất Tỵ