-
TP.HCM: Nỗ lực "mở toang cửa" thu hút dự án sản xuất thuốc chữa bệnh, vắc-xin, vật tư y tế -
Bộ Giao thông Vận tải sẽ xem xét đề xuất đầu tư nâng cấp Quốc lộ 40B -
Xây dựng nhà ga hành khách mới công suất 4 triệu khách/năm tại Cảng hàng không Pleiku -
Quảng Trị đề nghị cấp phép khai thác 21,52 triệu m3 cát tại Khu bến cảng Mỹ Thuỷ -
Dự án khắc phục bão lũ làm 3 năm không xong: Xử lý nhà thầu thiếu tích cực -
Khu công nghiệp Becamex Bình Định thu hút dự án hơn 80 triệu USD từ Singapore
Thi công đường cất hạ cánh số 1 Cảng hàng không quốc tế Long Thành |
Khai thác đồng thời 2 đường băng
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP (ACV) vừa có Tờ trình số 3434/TTr-TCTCHKVN gửi Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) đề nghị tiến hành thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án Xây dựng đường cất hạ cánh số 2 và san nền khu vực Nhà ga hành khách T3 - Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Nếu đề xuất này được cấp có thẩm quyền thông qua, thì 2 hạng mục quan trọng tại siêu cảng hàng không Long Thành được lên kế hoạch triển khai giai đoạn II (2025 - 2030) sẽ được đẩy lên nghiên cứu đầu tư ngay từ năm 2024.
“Do Dự án Xây dựng đường cất hạ cánh số 2 và san nền khu vực Nhà ga hành khách T3 - Cảng hàng không quốc tế Long Thành thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của Thủ tướng Chính phủ, nên việc thẩm định tại Bộ GTVT chỉ là bước khởi đầu để chủ dự án hoàn thiện kết quả nghiên cứu trước khi trình Hội đồng Thẩm định liên ngành có đánh giá toàn diện về sự phù hợp quy hoạch, tính kinh tế và tính kỹ thuật công trình”, một chuyên gia xây dựng cho biết.
Tại Tờ trình số 3434/TTr-TCTCHKVN, ACV đề xuất triển khai Dự án Xây dựng đường cất hạ cánh số 2 và san nền khu vực Nhà ga hành khách T3 - Cảng hàng không quốc tế Long Thành với hai hạng mục chính.
Hạng mục thứ nhất là xây dựng thêm một đường cất hạ cánh (đường cất hạ cạnh số 2) song song với đường cất hạ cánh số 1 có chiều dài 4.000 m (05L/23R); hệ thống đường lăn song song, hệ thống các đường nối; hệ thống đèn tín hiệu, biển báo; hệ thống trang thiết bị quản lý bay và các công trình khác đồng bộ để đảm bảo khai thác. Hạng mục này có giá trị đầu tư khoảng 3.455,6 tỷ đồng.
Hạng mục thứ hai nằm trong phạm vi Dự án Xây dựng đường cất hạ cánh số 2 và san nền khu vực Nhà ga hành khách T3 - Cảng hàng không quốc tế Long Thành là san nền khu vực Nhà ga hành khách T3 có diện tích khu vực san nền khoảng 181 ha, giá trị đầu tư sơ bộ khoảng 1.956,1 tỷ đồng.
Theo ông Nguyễn Tiến Việt, Phó tổng giám đốc ACV, khu vực xây dựng đường cất hạ cánh số 2 nằm hoàn toàn trong phạm vi đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn I là 1.810 ha, đã được giải phóng mặt bằng. Phần diện tích này đã được ACV nhận bàn giao triển khai Dự án Đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn I và cũng đã hoàn thành công tác thi công san nền, thoát nước giai đoạn I.
Khu vực san nền Nhà ga hành khách T3 được thực hiện trên khu đất giai đoạn sau của Dự án Đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành với khoảng 181 ha đã được giải phóng mặt bằng và đang được UBND tỉnh Đồng Nai quản lý, khai thác, sử dụng.
“Khối lượng đất đào thừa từ công tác san nền khu vực nhà ga T3 dự kiến khoảng 20 triệu m3 sẽ được điều phối ra khu vực đất dự trữ tiếp giáp khu trữ đất 722 ha (khu vực nền đắp của giai đoạn sau) ở phía Đông Nam của Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn I”, lãnh đạo ACV cho biết.
ACV đề xuất tách Dự án Xây dựng đường cất hạ cánh số 2 và san nền khu vực Nhà ga hành khách T3 thành 2 dự án thành phần, gồm Dự án thành phần 1 - xây dựng đường cất hạ cánh số 2 và Dự án thành phần 2 - san nền khu vực Nhà ga hành khách T3. Trong đó, Dự án thành phần 1 do ACV làm chủ đầu tư, sử dụng vốn tự có của doanh nghiệp; Dự án thành phần 2 dùng vốn đầu tư công do Bộ GTVT làm chủ quản đầu tư.
Lãnh đạo ACV cho biết, sau khi đường cất hạ cánh số 2 hình thành (năm 2026), Cảng hàng không quốc tế Long Thành sẽ có 2 đường cất hạ cánh song song tương tự các cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Tân Sơn Nhất và Đà Nẵng, gồm đường cất hạ cánh số 1 phục vụ chủ yếu cho hoạt động cất cánh, đường cất hạ cánh số 2 phục vụ chủ yếu cho hoạt động hạ cánh.
ACV cho biết, đã “chạy” phương án tài chính để tính toán hiệu quả đầu tư cho đường cất hạ cánh số 2, với 5 kịch bản tương ứng các mức 15 - 50% lưu lượng dự báo phân bổ cho đường cất hạ cánh số 2 với kết quả khá tích cực. “Với khung giá phí cất hạ cánh hiện nay, thì thời gian hoàn vốn chậm nhất là 35 năm trong trường hợp tần suất hoạt động của đường cất hạ cánh số 2 chiếm tỷ lệ thấp nhất là 15% trên tổng lượt cất hạ cánh. Trường hợp tần suất 50%, thời gian hoàn vốn của Dự án được rút ngắn xuống còn 7 năm”, ACV tính toán.
Cân đối đủ vốn
Tại Tờ trình số 3434/TTr-TCTCHKVN, ACV cũng giải thích tương đối rõ lý do đề xuất Dự án Xây dựng đường cất hạ cánh số 2 và san nền khu vực Nhà ga hành khách T3. Cụ thể, Dự án Đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn I đang bám sát kế hoạch đề ra. Đặc biệt, nhà ga hành khách và đường cất hạ cánh số 1 có thể hoàn thành và đưa vào khai thác vào năm 2026. Công suất của Dự án là 25 triệu lượt hành khách/năm và 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm - tương tự một số cảng hàng không lớn trong nước như Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng.
Theo đó, ngoài các yêu cầu về năng lực khai thác, các cảng hàng không này cần đảm bảo có thêm đường cất hạ cánh để tránh toàn bộ sân bay bị ảnh hưởng, có thể phải đóng cửa trong trường hợp xảy ra sự cố máy bay, hoặc tiến hành bảo trì, bảo dưỡng đường cất hạ cánh, xử lý sự cố thiên tai.
Trên cơ sở phương án phân chia khai thác giữa Cảng hàng không quốc tế Long Thành và Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, sản lượng hành khách quốc tế khai thác tại Cảng hàng không quốc tế Long Thành sẽ chiếm hơn 80% tổng sản lượng hành khách quốc tế của cả hai cảng.
“Vì vậy, việc xem xét xây dựng đường cất hạ cánh số 2 Cảng hàng không quốc tế Long Thành là hết sức cần thiết và cấp bách nhằm đáp ứng yêu cầu khai thác, đảm bảo an toàn trong khai thác và phát huy hiệu quả các công trình đã đầu tư trong giai đoạn I”, ông Nguyễn Tiến Việt cho biết.
Trước đó, đầu năm 2024, khi thông tin về kết quả kiểm toán hoạt động xây dựng và việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư Dự án thành phần 3 thuộc Dự án Đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn I, Kiểm toán Nhà nước đã đưa ra khuyến nghị về việc đầu tư xây dựng đường cất hạ cánh số 2 Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Theo Kiểm toán Nhà nước, Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án thành phần 3 chưa thuyết minh rõ về việc cần sớm đầu tư đường cất hạ cánh số 2 để bảo đảm năng lực khai thác liên tục của cảng hàng không trong trường hợp đường cất, hạ cánh số 1 gặp sự cố, phải đóng cửa. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, triển khai thực hiện dự án, đơn vị tư vấn và Cục Hàng không Việt Nam đã có kiến nghị về việc sớm đầu tư đường cất hạ cánh số 2.
Do đó, để bảo đảm hoạt động liên tục của Cảng hàng không quốc tế Long Thành trong trường hợp 1 đường cất hạ cánh xảy ra sự cố, Kiểm toán Nhà nước khuyến nghị chủ đầu tư nghiên cứu sớm báo cáo cấp thẩm quyền về việc triển khai đầu tư đường cất hạ cánh số 2.
Tại Công văn số 2920/VPCP-CN ngày 2/5/2024, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đã giao Bộ GTVT chịu trách nhiệm nghiên cứu, kịp thời đề xuất với Thủ tướng Chính phủ việc triển khai các công việc của giai đoạn II để đảm bảo khi giai đoạn I hoàn thành, đi vào hoạt động không bị ảnh hưởng. Cụ thể là các công việc triển khai đầu tư đường cất hạ cánh thứ 2; công tác san lấp mặt bằng; xây dựng tường rào bảo vệ toàn bộ diện tích và các vấn đề khác.
Bên cạnh nghiên cứu xây dựng đường cất hạ cánh số 2, việc nghiên cứu triển khai phương án san nền khu vực Nhà ga hành khách T3 cũng rất cần thiết. Do đặc thù tính chất đất đỏ, bụi sét mịn của khu vực Long Thành, nên trong quá trình thi công xây dựng đường cất hạ cánh số 2 và san nền khu vực Nhà ga hành khách T3 sau khi Cảng hàng không quốc tế Long Thành đi vào hoạt động, sẽ gây ra hiện tượng phát tán bụi mịn, gây ảnh hưởng đến công tác vận hành của sân bay, gây ô nhiễm môi trường, cũng như gây nguy hiểm đến hoạt động của tàu bay.
“Nếu triển khai giai đoạn tiếp theo khi Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn I đã đi vào hoạt động, sẽ tiềm ảnh nguy cơ về bụi, tiếng ồn trong quá trình thi công, gây ảnh hưởng đến an toàn bay và hoạt động vận hành khai thác khu vực Nhà ga hành khách T1”, đại diện ACV phân tích.
Đối với nguồn vốn xây dựng đường cất, hạ cánh số 2, Tổng giám đốc ACV Vũ Thế Phiệt cho rằng, qua rà soát hơn một nửa số gói thầu của Dự án Đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn I đã thực hiện đấu thầu cho thấy, so với dự toán ban đầu, chủ đầu tư đang tiết kiệm khoảng 4.000 tỷ đồng. “Tại thời điểm này, kinh phí đầu tư triển khai Dự án thành phần 1 - xây dựng đường cất hạ cánh số 2 không phải vấn đề lớn đối với ACV”, lãnh đạo ACV cho biết.
- Giai đoạn I có mục tiêu đầu tư xây dựng một đường cất hạ cánh và một nhà ga hành khách cùng các hạng mục phụ trợ đồng bộ với công suất 25 triệu lượt hành khách/năm, 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm; chậm nhất năm 2025 hoàn thành và đưa vào khai thác.
- Giai đoạn II có mục tiêu tiếp tục đầu tư xây dựng thêm một đường cất hạ cánh cấu hình mở và một nhà ga hành khách để đạt công suất 50 triệu lượt hành khách/năm, 1,5 triệu tấn hàng hóa/năm.
- Giai đoạn III có mục tiêu hoàn thành các hạng mục của Dự án để đạt công suất 100 triệu lượt hành khách/năm và 5 triệu tấn hàng hóa/năm.
Quốc hội giao Chính phủ chỉ đạo lập báo cáo nghiên cứu khả thi đối với từng giai đoạn của Dự án và báo cáo Quốc hội thông qua trước khi quyết định đầu tư.
Nguồn: Nghị quyết số 94/2015/QH13 của Quốc hội về chủ trương đầu tư Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành
-
8 tháng, vẫn còn gần 60% vốn kế hoạch vẫn chưa được giải ngân -
TP.HCM: Nỗ lực "mở toang cửa" thu hút dự án sản xuất thuốc chữa bệnh, vắc-xin, vật tư y tế -
Bộ Giao thông Vận tải sẽ xem xét đề xuất đầu tư nâng cấp Quốc lộ 40B -
Xây dựng nhà ga hành khách mới công suất 4 triệu khách/năm tại Cảng hàng không Pleiku
-
Quảng Trị đề nghị cấp phép khai thác 21,52 triệu m3 cát tại Khu bến cảng Mỹ Thuỷ -
Dự án khắc phục bão lũ làm 3 năm không xong: Xử lý nhà thầu thiếu tích cực -
Cú hích mới cho các dự án PPP hạ tầng giao thông -
Khu công nghiệp Becamex Bình Định thu hút dự án hơn 80 triệu USD từ Singapore -
Thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu sản phẩm vùng ĐBSCL -
Đề xuất quy hoạch sân bay Phú Quốc có công suất lên tới 18 triệu hành khách/năm -
Chủ tịch Phan Văn Mãi: TP.HCM sẵn sàng tạo điều kiện đón dòng vốn FDI
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 7/9 -
2 Đề xuất quy hoạch sân bay Phú Quốc có công suất lên tới 18 triệu hành khách/năm -
3 Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng: Chính phủ đã đồng ý nâng mức giảm lãi suất cho vay với người mua nhà -
4 Bộ Công thương lý giải việc điều chỉnh Quy hoạch Điện VIII -
5 Hơn 1 triệu tỷ đồng chờ bơm ra nền kinh tế: Kích tiêu dùng để đẩy tín dụng
- Nisshin Seifun Welna ra mắt sản phẩm tiêu dùng đa dạng tới người tiêu dùng Việt
- Gala Tiếng Việt thân thương 2024 “Lời quê hương - Lời sắt son”
- TTC AgriS góp mặt trong Top 500 Fortune Đông Nam Á, tiếp tục khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế
- Tiềm năng từ “đòn bẩy kép” đầu tư của Lagoona Bình Châu Resort Village
- CME Solar Investment và Vista Global - Samsung C&T hợp tác phát triển năng lượng mặt trời áp mái tại Việt Nam
- Phùng Quốc Đức - CEO XHOME Sài Gòn: Khi con người là nền tảng để tăng trưởng