-
Quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam và Liên bang Nga -
Cảng hàng không quốc tế Nội Bài khai thác trở lại từ 0h ngày 8/9 -
Quan hệ hữu nghị truyền thống giữa Việt Nam và Mozambique -
Quảng Ngãi dành gần 2.000 tỷ để bù hụt thu tiền sử dụng đất, thực hiện dự án -
Tới 21h ngày 7/9: Quảng Ninh, Hải Phòng vẫn mất điện trên 95% -
Hà Nội: Gió giật và mưa, cây đổ nhiều nhưng chưa phải lúc bão Yagi mạnh nhất
Nhiều công trình cấp bách
Báo cáo đoàn công tác Bộ GTVT, Phó chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, ông Mai Văn Nhịn cho biết, tỉnh đã trình phê duyệt Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030; triển khai khảo sát lập Quy hoạch phát triển vận tải công cộng bằng xe buýt và xe taxi giai đoạn 2016-2025.
Đặc biệt, tỉnh Kiên Giang đề nghị Bộ GTVT đầu tư các dự án nạo vét giao thông đường thủy nội địa, điều chỉnh quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển ĐBSCL (nhóm 6); quy hoạch đầu tư Cảng biển Đá Chồng ở đảo Phú Quốc kết nối với Cảng biển Hà Tiên nhằm rút ngắn khoảng cách xuống chỉ còn 53 km. Lãnh đạo Kiên Giang cũng tham gia đóng góp ý kiến quy hoạch phát triển vận tải hàng không liên quan tới địa phương.
. |
Ngoài ra, UBND tỉnh Kiên Giang cũng đề nghị Bộ GTVT đẩy nhanh tiến độ và tăng quy mô đầu tư dự án Lộ Tẻ - Rạch Sỏi (60 km song song với QL 80 hiện hữu) cũng như mở thêm đường ngang và nút giao nối với QL 80 hiện hữu, vì vốn đấu thầu còn dư. Đồng thời đề nghị ưu tiên vốn và sớm đầu tư Dự án Đường hành langven biển phía Nam của dự án thành phần 2 (SCCP 2) bao gồm: cửa khẩu Quốc tế Hà Tiên, cầu Đông Hồ, đoạn cuối tuyến tránh qua Rạch Giá nối với tuyến tránh Tắc Cậu; đẩy nhanh dự án đường Hồ Chí Minh từ huyện Gò Quao đến huyện Vĩnh Thuận đã được phê duyệt trước. Bộ GTVT sớm triển khai một số giai đoạn tiếp theo thuộc dự án nâng cấp mở rộng QL61 và QL 63 bị nút thắt cổ chai do đầu tư mở rộng từng đoạn.
"Là tỉnh có diện tích lớn nhất ĐBSCL, hiện trên địa bàn tỉnh Kiên Giang có trên 500 km của 4 Quốc lộ (61,62,63,80) và 423 km Tỉnh lộ. Mặc dù nguồn thu ngân sách của tỉnh mỗi năm đạt và vượt chỉ tiêu với 7.000 tỷ đồng, nhưng chỉ đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu đầu tư xây dựng cơ bản. Tuy vậy tỉnh đã cố gắng tranh thủ thêm các nguồn vốn khác và đã đầu tư được 80% bê tông hoá giao thông nông thôn của tỉnh và duy tu nâng cấp các Tỉnh lộ... Tuy nhiên, Kiên Giang đề nghị Bộ GTVT tăng vốn hỗ trợ bảo trì đường bộ cho địa phương lên 35% để tỉnh có vốn để nâng cấp các tỉnh lộ, đường đô thị... nhiều nơi bị quá tải và thường xảy ra tai nạn giao thông", ông Mai Anh Nhịn chia sẻ.
Loay hoay tìm nguồn vốn
Theo ông Dương Tuấn Minh, Tổng giám đốc Tổng công ty Đầu tư và phát triển dự án cơ sở hạ tầng giao thông Cửu Long (đại diện chủ đầu tư là Bộ GTVT) cho biết, Dự án tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi dài 53,3 km chạy song song và cách QL 80 hiện hữu từ 1,2 - 2km đi từ Rạch Sỏi (nối tuyến tránh TP Rạch Giá) qua huyện Tân Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh và huyện Thốt Nốt (Cần Thơ) tiếp đến chân cầu Vàm Cống đang xây dựng. Dự án với quy mô tương đương đường cấp 3 đồng bằng, bê tông nhựa mặt đường rộng 11m/ 12m nền, mỗi bên có 2 làn xe chính đạt tiêu chuẩn loại A với vận tốc thiết kế 100 km/h.
"Ban đầu quy mô Dự án Rạch Sỏi – Lộ Tẻ được duyệt 6 làn xe, hiện do phải cân đối vốn vay của Hàn Quốc (ODA) nên hiện tại đang đầu tư xây dựng 4 làn xe với tổng vốn đầu tư khoảng 350 triệu USD. Trong quá trình thực hiện dự án sẽ dư 200 tỷ đồng, bằng nguồn vốn dư này có thể đáp ứng yêu cầu của tỉnh Kiên Giang là đầu tư một số nút giao và đường ngang nối khu dân cư của QL 80 hiện hữu. Tuy nhiên mọi quyết định sử dụng vốn dư phải do Thường vụ Quốc hội thông qua mới được Chính phủ và Bộ GTVT xem xét bố trí", ông Minh nói.
Phó vụ trưởng Vụ Kế hoạch đầu tư (Bộ GTVT), ông Trần Minh Phương cho biết, Dự án hành lang ven biển phía Nam (SCCP 2) đã đề nghị và Bộ KH&ĐT đang trình Chính phủ xem xét bố trí nguồn vốn vay và đang chờ Quốc hội quyết định điều chuyển vốn dư của Bộ GTVT. Do vậy dự án nâng cấp mở rộng QL61, 63... giai đoạn tiếp theo với nhiều trăm tỷ đồng là ngoài kế hoạch vốn hàng năm của Bộ GTVT. Tuy nhiên sẽ sử dụng nguồn vốn dư, nhưng phải đợi Thường vụ Quốc hội thông qua thì có thể sắp xếp bố trí được. Riêng công trình chiếu sáng giao thông trên một số đoạn Quốc lộ thì trách nhiệm của tỉnh tìm nhà tài trợ…
Sau khi nghe các bên trình bày và báo cáo, Bộ trưởng Bộ GTVT, ông Trương Quang Nghĩa đánh giá, tỉnh Kiên Giang có lợi thế địa lý rất đa dạng về giao thông như: 2 cảng hàng không, nhiều cảng biển, đường bộ và đường thuỷ nội địa rất phong phú. Do vậy Bộ trưởng Nghĩa đề nghị các cơ quan của Bộ GTVT phối hợp thật tốt với tỉnh Kiên Giang để sớm xây dựng quy hoạch hợp lý về bến cảng biển, cảng và bến thuỷ nội địa, đường hàng hải và đầu tư hợp lý đường bộ đúng trọng tâm và trọng điểm. Qua đó khai thác hết tiềm năng và lợi thế của hạ tầng giao thông sẵn có của tỉnh và kết nối tốt với khu vực và quốc tế.
-
Quảng Ngãi dành gần 2.000 tỷ để bù hụt thu tiền sử dụng đất, thực hiện dự án -
Tới 21h ngày 7/9: Quảng Ninh, Hải Phòng vẫn mất điện trên 95% -
Thúc đẩy hợp tác kinh doanh, đầu tư giữa Việt Nam với Guinea-Bissau -
Bộ Tài nguyên và Môi trường nêu nguyên nhân đấu giá đất cao bất thường tại Hà Nội -
Hà Nội: Gió giật và mưa, cây đổ nhiều nhưng chưa phải lúc bão Yagi mạnh nhất -
Bão Yagi đổ bộ, nhiều nơi bị mất điện -
Thủ tướng: Ưu tiên cho tăng trưởng, phấn đấu tăng trưởng năm 2024 và 2025 cao hơn
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 7/9 -
2 Xây dựng nhà ga hành khách mới công suất 4 triệu khách/năm tại Cảng hàng không Pleiku -
3 Sửa Luật Điện lực: Nhà đầu tư vẫn băn khoăn về điện mặt trời mái nhà -
4 Cú hích mới cho các dự án PPP hạ tầng giao thông -
5 Trả lương, trợ cấp qua tài khoản ngân hàng: Người dân than khó
- Nisshin Seifun Welna ra mắt sản phẩm tiêu dùng đa dạng tới người tiêu dùng Việt
- Gala Tiếng Việt thân thương 2024 “Lời quê hương - Lời sắt son”
- TTC AgriS góp mặt trong Top 500 Fortune Đông Nam Á, tiếp tục khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế
- Tiềm năng từ “đòn bẩy kép” đầu tư của Lagoona Bình Châu Resort Village
- CME Solar Investment và Vista Global - Samsung C&T hợp tác phát triển năng lượng mặt trời áp mái tại Việt Nam
- Phùng Quốc Đức - CEO XHOME Sài Gòn: Khi con người là nền tảng để tăng trưởng