-
Bình Định trao giấy chứng nhận đầu tư dự án hơn 2.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp Singapore -
Đầu tư gần 1.989 tỷ đồng làm khu công nghiệp Mỹ Xuân B1-CONAC mở rộng -
Bình Phước quy hoạch một loạt khu công nghiệp, cụm công nghiệp mới -
Hai dự án nút giao ở phía Đông TP.HCM có nguy cơ chậm tiến độ -
Quảng Nam xin kéo dài thời gian giải ngân vốn các dự án thuộc Chương trình phục hồi -
Khẩn trương hoàn thiện thủ tục đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới
Các hoạt động sản xuất - kinh doanh dần lấy lại đà tăng trưởng. Trong ảnh: Nhà máy Sản xuất bao bì Deli tại Bắc Ninh |
Quý III bứt tốc, kinh tế tăng trưởng vượt dự báo
Dù đã được dự báo trước, song các số liệu thống kê về tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng mà Tổng cục Thống kê công bố vẫn khiến dư luận không khỏi bất ngờ và mừng vui. Nền kinh tế đã phục hồi mạnh mẽ, tăng trưởng GDP vượt mọi dự báo.
Cụ thể, GDP quý III/2022 ước tăng khá cao ở mức 13,67% so với cùng kỳ năm trước. Mức tăng cao này đã góp phần đưa tăng trưởng GDP 9 tháng lên mức 8,83% - là mức tăng cao nhất của 9 tháng giai đoạn 2011-2022.
“Các hoạt động sản xuất - kinh doanh dần lấy lại đà tăng trưởng, chính sách phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ đã phát huy hiệu quả”, bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê đã nói như vậy.
Trong khi đó, trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết, tăng trưởng GDP quý III đạt mức 2 con số là rất tích cực, góp phần quan trọng vào mức tăng trưởng GDP 9 tháng đạt cao nhất từ năm 2011 đến nay.
Có rất nhiều nguyên nhân để nền kinh tế đạt được kết quả tích cực trên, song theo Thứ trưởng Trần Quốc Phương, có thể khái quát thành 3 nhóm. Nhóm đầu tiên chính là công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành. “Đây là nguyên nhân mang tính quyết định”, Thứ trưởng Trần Quốc Phương nói.
Trên thực tế, với các nỗ lực điều hành của Chính phủ, đặc biệt trong thực hiện các giải pháp của Nghị quyết số 01/NQ-CP, cũng như Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời luôn theo dõi sát tình hình để chủ động biến nguy thành cơ, có phương án ứng phó kịp thời với các tình huống cấp bách, bất ngờ phát sinh…, kể từ đầu năm tới nay, nền kinh tế đã liên tục đạt được các kết quả khả quan.
Với nhóm nguyên nhân thứ hai, Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho rằng, đó chính là sự nỗ lực, cố gắng của toàn hệ thống và xã hội, nhất là người dân và doanh nghiệp. Nhờ vậy, nền kinh tế đã thực sự phục hồi với tốc độ nhanh vượt xa dự báo. Đây chính là nguyên nhân “quan trọng, chủ yếu”.
Và thứ ba, không thể không nhắc tới việc quý III/2021, nền kinh tế tăng trưởng âm khá sâu (âm hơn 6%), nên trên nền tăng trưởng thấp, dễ hiểu vì sao mức tăng trưởng GDP quý III/2022 rất cao. “Đây là nguyên nhân có tính khách quan”, Thứ trưởng Trần Quốc Phương nói.
Một cách rất rõ ràng, nền kinh tế đã tăng trưởng vượt dự báo, bỏ xa mọi kịch bản kinh tế. Cũng cần nhắc lại rằng, hồi tháng 6/2022, sau khi tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm được công bố ở mức 6,42%, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã cập nhật kịch bản tăng trưởng. Theo đó, để đạt mục tiêu tăng trưởng 6,5%, quý III cần tăng trưởng 7,9% (trong Nghị quyết 01 là 7,5-8%), quý IV tăng 5,5% (thấp hơn Nghị quyết 01 là 0,7 điểm phần trăm).
Trong khi đó, ở kịch bản 2, để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế 7,0%, quý III phải đạt mức tăng trưởng 9% (cao hơn Nghị quyết 01 là 1 điểm phần trăm) và quý IV tăng 6,3% (trong khoảng 6,7-6,7% tại Nghị quyết 01).
Hoạt động sản xuất, kinh doanh dần lấy lại đà tăng trưởng cùng tác động từ chính sách phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ đã giúp GDP 9 tháng năm 2022 đạt mức tăng cao nhất so với cùng kỳ các năm giai đoạn 2011-2022. Ảnh: Đ.T. Đồ họa: Đan Nguyễn |
Kỳ vọng gì ở kinh tế 2022?
Tăng trưởng kinh tế quý III và 9 tháng năm 2022 đã vượt dự báo, câu hỏi đặt ra là, chúng ta có thể kỳ vọng gì ở tốc độ tăng trưởng GDP cả năm nay?
Mục tiêu được Quốc hội quyết nghị là 6-6,5%, Chính phủ phấn đấu đạt 6,5%. Sau những diễn biến thuận lợi hơn của nền kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cách đây chưa lâu đã kiến nghị Chính phủ “phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng 7%” trong năm nay.
Song rất nhanh sau đó, tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 8/2022, sau khi đưa ra dự báo rằng, tăng trưởng GDP năm nay sẽ đạt 7%, nếu nỗ lực và mọi điều kiện thuận lợi, thì có thể đạt mức cao hơn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư một lần nữa điều chỉnh con số “phấn đấu”. Lần này, mục tiêu phấn đấu là tăng trưởng GDP năm 2022 đạt mức 7,5%.
Tuy vậy, nhìn vào diễn biến thực tế hiện nay, với tăng trưởng GDP 9 tháng đạt tới 8,83%, nhiều khả năng, mục tiêu phấn đấu này sẽ được điều chỉnh một lần nữa. “Với xu hướng tích cực hiện nay, nếu không có những diễn biến bất thường, thì nền kinh tế có thể đạt được tốc độ tăng trưởng khoảng 7,5-8%”, Thứ trưởng Trần Quốc Phương dự báo.
Có lẽ, có nhiều cơ sở để kỳ vọng vào mức tăng trưởng cao của năm 2022. Các số liệu thống kê cho thấy, nền kinh tế đang phục hồi mạnh mẽ.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,99%, đóng góp 4,04%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 9,44%, đóng góp 41,79%; khu vực dịch vụ tăng 10,57%, đóng góp 54,17%. Như vậy, sự phục hồi của khu vực công nghiệp và dịch vụ, có thể nói, chính là động lực tăng trưởng quan trọng.
Trong 9 tháng, giá trị tăng thêm của khu vực công nghiệp đã tăng 9,63% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 3,25 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế. Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo là động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế, với tốc độ tăng 10,69%, chỉ thấp hơn tốc độ tăng của cùng kỳ các năm 2011, 2017 và 2018, đóng góp 2,74 điểm phần trăm.
Đặc biệt, khu vực dịch vụ tăng trưởng mạnh mẽ với tốc độ tăng 9 tháng năm 2022 đạt 10,57%, cao nhất của 9 tháng các năm 2011-2022.
Rất nhiều con số khác cũng có thể viện dẫn để chứng minh cho sự phục hồi của nền kinh tế. Chẳng hạn, 9 tháng, cả nước có 163.300 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động, tăng 38,6% so với cùng kỳ năm trước. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 9 tháng tăng 21% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2021 giảm 5%), nếu loại trừ yếu tố giá tăng 16,8% (cùng kỳ năm 2021 giảm 6,6%).
Cùng với đó, 9 tháng năm 2022, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 276 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước. Cán cân thương mại hàng hóa sau 9 tháng ước xuất siêu tới 6,52 tỷ USD (cùng kỳ năm trước nhập siêu 3,44 tỷ USD).
Đây chính là nền tảng quan trọng cho sự phục hồi tiếp theo trong quý IV và điều đó sẽ góp phần đưa nền kinh tế đạt mức tăng trưởng khả quan trong cả năm 2022.
Xu hướng là tích cực. Dù vậy, vẫn cần nhắc lại một điều rằng, những rủi ro, thách thức của nền kinh tế ở phía trước là không nhỏ. Và đây chính là điều cần cẩn trọng.
-
Quảng Nam xin kéo dài thời gian giải ngân vốn các dự án thuộc Chương trình phục hồi -
Khẩn trương hoàn thiện thủ tục đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới -
Đề xuất đầu tư 1.581 tỷ đồng xây nút giao cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu với ĐT.991 -
TP.HCM: Dự án cầu, đường Nguyễn Khoái tăng thêm 74 tỷ đồng -
Phú Yên cần huy động tổng vốn đầu tư 298.000 tỷ đồng giai đoạn 2021 - 2030 -
Lâm Đồng: Giám đốc Sở Tài chính được quyền quyết toán vốn dự án nhóm B, C -
Đầu tư Dự án Đường giao thông Cảng trung chuyển Quốc tế Vân Phong giai đoạn 2
- Carlsberg Việt Nam ủng hộ hơn 1,1 tỷ đồng hỗ trợ vùng ảnh hưởng do bão Yagi gây ra
- Hành trình thúc đẩy đa dạng, bình đẳng và hòa nhập (DEI) tại Suntory PepsiCo Việt Nam
- Cán bộ nhân viên Vietcombank ủng hộ một ngày lương hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
- Các quỹ phòng hộ lạc quan về Microsoft Corporation
- Doanh nghiệp tạo giá trị: Không chỉ tạo ra lợi nhuận mà còn dẫn dắt tương lai bền vững
- C.P. Việt Nam tiếp tục trồng rừng bền vững tại Đồng Nai năm 2024