Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 28 tháng 12 năm 2024,
Kon Tum chấp thuận chủ trương đầu tư dự án điện gió 3.500 tỷ đồng
Ngọc Tân - 22/10/2021 12:03
 
Dự án có tổng mức đầu tư 3.500 tỷ đồng, do liên doanh 3 nhà đầu tư LRVN Wind Pte.ltd (Singapore), Công ty TNHH Quốc tế NOVA (Việt Nam), Công ty TNHH Xây dựng Thành Phát thực hiện.

Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum Lê Ngọc Tuấn ký quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, đồng thời chấp thuận nhà đầu tư với dự án Nhà máy điện gió Kon Plong đối với liên doanh 3 nhà đầu tư: LRVN Wind Pte.ltd (Singapore), Công ty TNHH Quốc tế NOVA (Việt Nam), Công ty TNHH Xây dựng Thành Phát.

Nhà máy điện gió Kon Plong sẽ có quy mô 103,5MW.
Nhà máy điện gió Kon Plong sẽ có quy mô 103,5 MW.

Dự án có công suất thiết kế 103,5 MW, được đấu nối vào lưới điện quốc gia với sản lượng điện ròng 260.182 MWh điện/năm.

Quy mô kiến trúc xây dựng dự án dự kiến 36,04 ha, bao gồm các hạng mục: Móng tua-bin, khu vực thi công tua bin, đường, móng cho đường dây 33kV, móng cho đường dây 220kV, trạm biến áp 033/220kV + nhà điều hành, trạm cắt 220kV.

Tổng diện tích chiếm đất dự kiến sử dụng của dự án là 66,04 ha, trong đó, diện tích chiếm đất có thời hạn 36,04 ha; diện tích chiếm đất tạm thời 30 ha.

Tổng vốn đầu tư của dự án 3.500 tỷ đồng (tương đương 152,86 triệu USD), bao gồm vốn góp của nhà đầu tư là 525 tỷ đồng (tương đương 22 triệu USD), chiếm 15 % tổng mức đầu tư.

Cụ thể, LRVN Wind Pte.ltd góp 440,3 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 88,3%); Công ty TNHH Quốc tế NOVA (Việt Nam) góp 21,1 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 4,03%) và Công ty TNHH Xây dựng Thành Phát góp 63,4 tỷ đồng (chiếm 20,9%). Trong đó, 79,1% vốn góp của các doanh nghiệp tham gia liên doanh sẽ được góp trong vòng 2 năm kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp dự án.

Dự án có thời hạn hoạt động 50 năm kể từ ngày được quyết định giao đất, quyết định cho thuê đất, quyết định chuyển mục đích sử dụng đất. Địa điểm thực hiện dự án tại thị trấn Măng Đen và xã Măng Cành, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.

Về tiến độ, dự án sẽ khởi công từ tháng 8/2022 đến tháng 10/2022, hoàn thành đưa vào hoạt động từ tháng 2/2023 đến 4/2023.

Tại quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum yêu cầu nhà đầu tư có trách nhiệm triển khai thực hiện dự án theo đúng mục tiêu, nội dung, tiến độ cam kết; tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành về đầu tư, xây dựng, đất đai, rừng, môi trường, khoáng sản, lao động, nghĩa vụ tài chính và các quy định khác có liên quan. Đặc biệt, nhà đầu tư phải bảo đảm an ninh trật tự, không để hình thành “điểm nóng” về an ninh trật tự tại địa phương.

Nhà đầu tư thực hiện ký quỹ bảo đảm thực hiện dự án đầu tư với Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Kon Tum theo quy định và có trách nhiệm thực hiện đúng chế độ báo cáo theo quy định của Luật Đầu tư năm 2020.

Cùng với đó, nhà đầu tư phải liên hệ với các tổ chức, hộ gia đình có diện tích đất chồng lấn để thực hiện thỏa thuận bồi thường làm cơ sở triển khai thủ tục đất đai theo quy định theo đúng tiến độ được phê duyệt. Thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác theo quy định của pháp luật trước khi thực hiện dự án. Trong đó, đối với phần diện tích rừng tự nhiên phải được Thủ tướng chính phủ chấp thuận, phê duyệt.

Đối với các tuabin gió, trạm biến áp, đường vận hành thuộc thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông, UBND tỉnh Kon Tum yêu cầu nhà đầu tư phải cập nhật, đánh giá các ảnh hưởng có liên quan đến định hướng phát triển của thị trấn Măng Đen trong thời gian đến. Đối với trường hợp ngoài phạm vi địa giới hành chính thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông, nhà đầu tư phải cập nhật, lập thủ tục, trình cấp có thẩm quyền xem xét cho phép điều chỉnh quy hoạch xây dựng có liên quan cho phù hợp.

hiện nay Kon Tum đang là nơi được nhiều nhà đầu tư triển khai các dự án điện gió có quy mô lớn. Mới đây, trong tháng 10/2021, UBND tỉnh Kon Tum cũng đã chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư cho dự án Nhà máy điện gió Tân Tấn Nhật - Đăk Glei (thực hiện tại địa bàn 2 huyện Đăk Glei và Ngọc Hồi) với quy mô dự 50 MW, tổng vốn đầu tư 1.756 tỷ đồng.

Trước đó, trong cuối năm 2020, UBND tỉnh Kon Tum cũng đã có văn bản đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét bổ sung 9 dự án điện gió (tổng công suất 264,7MW) và Trạm biến áp 500kV, 220kV, hệ thống đường dây đấu nối vào Quy hoạch phát triển điện lực.

Theo UBND tỉnh Kon Tum cho biết, hiện trên địa bàn tỉnh có 17 cụm dự án nhà máy điện gió đã triển khai nghiên cứu, đề xuất đầu tư từ nguồn kinh phí của các doanh nghiệp với tổng công suất khoảng 2.000 MW.

Hé lộ nguyên nhân điện gió được COD ít dù gần hết thời gian ưu đãi
Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo ra nhiều văn bản thu hồi thông báo đã ban hành về kiểm tra công tác nghiệm thu và chấp thuận kết quả...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư