-
Hợp tác giữa TP.HCM với ĐBSCL: Kết quả chưa như kỳ vọng -
Duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch Sân bay Vân Đồn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 -
Đà Nẵng yêu cầu có biện pháp xử lý nhà thầu thi công kém năng lực -
Bình Thuận đề xuất đầu tư hơn 4.200 tỷ đồng làm đường vào trung tâm Phan Thiết -
Quảng Trị thành lập tổ công tác “gỡ khó” cho dự án khu công nghiệp 4.533 tỷ đồng -
Chính phủ lý giải việc không kéo dài tuyến đường sắt tốc độ cao đến Cần Thơ
UBND tỉnh Kon Tum vừa có quyết định phê duyệt chương trình phát triển đô thị đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Theo UBND tỉnh Kon Tum, chương trình phát triển đô thị toàn tỉnh Kon Tum được phê duyệt là cơ sở để xây dựng các dự án đầu tư các công trình đầu mối, hệ thống hạ tầng khung của các đô thị trên toàn tỉnh.
Việc triển khai thực hiện phát triển hệ thống đô thị tỉnh Kon Tum có chương trình, kế hoạch cụ thể, đảm bảo đầu tư có trọng tâm trọng điểm, tiết kiệm tài nguyên, sử dụng hiệu quả nguồn lực
Bên cạnh đó, chương trình phát triển đô thị tại Kon Tum nhằm mục tiêu xây dựng kế hoạch, lộ trình khắc phục những tiêu chí còn thiếu, còn yếu; đề xuất giải pháp huy động nguồn lực để đầu tư xây dựng, phát triển hệ thống hạ tầng khung và hệ thống đô thị trên toàn tỉnh.
Đồng thời, đảm bảo sự phát triển của đô thị, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội theo hướng bền vững, đảm bảo an sinh xã hội gắn với bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa và bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh, quốc phòng...
Theo quyết định, đến 2030, toàn tỉnh Kon Tum sẽ có 12 đô thị, tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 50 - 52%. Trong đó, có 1 đô thị loại 2 là TP.Kon Tum; 5 đô thị loại 4 (thị xã Ngọc Hồi và các thị trấn Đăk Tô, Đăk Hà, Sa Thầy, Măng Đen); 6 đô thị loại 5 (thị trấn Đăk Rve, thị trấn Đăk Glei, trung tâm huyện lỵ Kon Rẫy, trung tâm huyện lỵ Tu Mơ Rông, trung tâm huyện lỵ Ia H'Drai). Cũng trong giai đoạn này, tỉnh Kon Tum dự kiến thành lập mới 1 đô thị loại 5 tại xã Mô Rai (huyện Sa Thầy).
Kon Tum phấn đấu đến năm 2050, tỷ lệ đô thị hóa thuộc nhóm trung bình của cả nước. Hệ thống đô thị có khả năng chống chịu, thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, dịch bệnh, bảo vệ môi trường, kiến trúc tiêu biểu giàu bản sắc, xanh, hiện đại, thông minh. Cơ cấu kinh tế khu vực đô thị phát triển theo hướng hiện đại với các ngành kinh tế xanh, kinh tế số chiếm tỷ trọng lớn.
Theo chương trình phát triển đô thị được duyệt, tỉnh Kon Tum sẽ ưu tiên thực hiện các dự án hạ tầng xã hội, dự án hạ tầng kỹ thuật khung, dự án lập các đồ án quy hoạch chung đô thị, lập chương trình phát triển từng đô thị, lập đề án phân loại đô thị. Dự kiến kinh phí sơ bộ để thực hiện chương trình này hơn 67.911 tỷ đồng.
-
Bình Thuận đề xuất đầu tư hơn 4.200 tỷ đồng làm đường vào trung tâm Phan Thiết -
Quảng Trị thành lập tổ công tác “gỡ khó” cho dự án khu công nghiệp 4.533 tỷ đồng -
Chính phủ lý giải việc không kéo dài tuyến đường sắt tốc độ cao đến Cần Thơ -
Sau gần 1 năm ra mắt, ITTC Ninh Thuận giúp đổi mới công tác thu hút đầu tư -
Ninh Thuận trình phê duyệt hồ sơ Quy hoạch Cảng Hàng không Thành Sơn -
Hà Nội thúc đẩy tiến độ triển khai Dự án đầu tư xây dựng Công viên hồ Phùng Khoang -
Điện gió ngoài khơi chờ cú hích từ Luật Điện lực sửa đổi
- PepsiCo Foods Việt Nam được vinh danh là Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- Khám phá cơ hội hợp tác tại Hội thảo về hợp tác kinh doanh Malaysia - Việt Nam
- Sống xanh, sống sang tại Vinhomes Golden River
- Bất động sản nhà phố “tăng tốc”, The Larita đón sóng đầu tư khu Tây TP.HCM
- Doanh nghiệp có thêm hơn 19.000 tỷ đồng tín dụng xanh
- Masan Group được vinh danh Doanh nghiệp có chiến lược M&A tiêu biểu 2023 - 2024