-
Green i-Park chung tay khắc phục hậu quả bão số 3 tại Thái Bình -
Ngành giao thông thích ứng với biến đổi khí hậu - góc nhìn từ hậu quả siêu bão Yagi -
Việt Nam cần các chính sách dài hạn để phát triển kinh tế tuần hoàn -
Nâng cao vai trò của Hội Nông dân trong xây dựng, phát triển kinh tế tập thể -
Tham gia thị trường carbon: "Cuộc chơi không thể từ chối" -
Bến Tre tăng cường bảo vệ môi trường bền vững
Kon Tum định hướng phát triển đô thị theo hướng xanh, bền vững. Trong ảnh là TP. Kon Tum, tỉnh Kon Tum. Ảnh: Linh Đan |
UBND tỉnh Kon Tum vừa phê duyệt Chương trình phát triển đô thị tỉnh Kon Tum đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, tỉnh Kon Tum phát triển hệ thống đô thị tỉnh Kon Tum bền vững theo hướng đô thị xanh, văn minh, giàu bản sắc, phát triển bền vững gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị di sản và có tính tiên phong, dẫn dắt các hoạt động đổi mới sáng tạo, trở thành động lực phát triển…
Hệ thống đô thị tỉnh Kon Tum kết hợp đồng bộ và hài bảo đảm hòa giữa cải tạo, chỉnh trang, tái thiết đô thị với phát triển các đô thị mới, kiến trúc đô thị hiện đại, giàu bản sắc, các yếu tố văn hóa đặc trưng được giữ gìn và phát huy liên kết vùng và lợi thế kết nối đa chiều của các đô thị; bảo đảm chất lượng sống tại các đô thị ở mức cao, đáp ứng cơ bản nhu cầu về nhà ở và hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật cho dân cư đô thị.
Tỉnh Kon Tum từng bước xây dựng hoàn chỉnh hệ thống đô thị toàn tỉnh phát triển theo mô hình chuỗi đô thị, là động lực phát triển kinh tế của vùng Tây Nguyên và cả nước với hệ thống hạ tầng kỹ thuật khung và hạ tầng xã hội thiết yếu được xây dựng và phát triển đồng bộ, hiện đại; phát triển hệ thống đô thị trên địa bàn tỉnh trên cơ sở tận dụng tối đa lợi thế phát triển từ các dự án kết cấu hạ tầng động lực về giao thông, du lịch, dịch vụ đã có và đang nghiên cứu đầu tư; từng bước hoàn chỉnh mạng lưới đô thị phù hợp với giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội, kết hợp hài hòa giữa quá trình đô thị hóa, phát triển đô thị với công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nông thôn mới.
Kon Tum đặt mục tiêu thực hiện tốt việc quy hoạch xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, khu công cộng, không gian nổi, không gian ngầm và hệ thống công trình ngầm đô thị phù hợp với các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch bảo đảm quốc phòng, an ninh; gắn kết chặt chẽ giữa công tác lập quy hoạch, phát triển đô thị với nhiệm vụ lập quy hoạch và quản lý, bảo vệ các khu quân sự và địa hình ưu tiên cho nhiệm vụ quốc phòng, an ninh; thúc đẩy sản xuất và xây dựng đô thị thông minh, xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số và kinh tế đô thị; xây dựng và hoàn thiện đồng bộ hạ tầng về khoa học và công nghệ, tích hợp kết nối liên thông, trọng tâm là hạ tầng công nghệ thông tin, hạ tầng số nhằm chuyển đổi số toàn diện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững.
Đến 2025, tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 40%. Đến 2030, tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 50 - 52%. Giai đoạn đến năm 2025, toàn tỉnh có 8 đô thị. Giai đoạn đến 2030, toàn tỉnh có 12 đô thị. Giai đoạn đến 2025, tỷ lệ đất xây dựng đô thị toàn tỉnh trên diện tích tự nhiên đạt khoảng 1,043%. Giai đoạn đến 2030, tỷ lệ đất xây dựng đô thị toàn tỉnh trên diện tích tự nhiên đạt khoảng 1,443%.
Đến năm 2050, tỷ lệ đô thị hóa thuộc nhóm trung bình của cả nước. Hệ thống đô thị có khả năng chống chịu, thích ứng với biến đổi khí hậu; phòng, chống thiên tai, dịch bệnh; bảo vệ môi trường; kiến trúc tiêu biểu giàu bản sắc, xanh, hiện đại, thông minh. Cơ cấu kinh tế khu vực đô thị phát triển theo hướng hiện đại với các ngành kinh tế xanh, kinh tế số chiếm tỷ trọng lớn.
Danh mục các dự án ưu tiên gồm dự án hạ tầng xã hội, dự án hạ tầng kỹ thuật khung (được xác định theo Quy hoạch tỉnh Kon Tum đến năm 2030); dự án lập các đồ án quy hoạch chung đô thị, lập chương trình phát triển từng đô thị, lập đề án phân loại đô thị. Dự kiến sơ bộ nhu cầu kinh phí khoảng 67.911,54 tỷ đồng.
-
Nâng cao vai trò của Hội Nông dân trong xây dựng, phát triển kinh tế tập thể -
Tỉnh đầu tiên của Việt Nam thu được tiền nhờ giảm phát thải carbon khi trồng lúa -
Không nên chờ đến 2028 mới vận hành chính thức thị trường tín chỉ carbon Việt Nam -
Ngày Quốc tế không khí sạch vì bầu trời xanh 7/9: Liên hợp quốc kêu gọi đầu tư vào không khí sạch -
Tham gia thị trường carbon: "Cuộc chơi không thể từ chối" -
Bến Tre tăng cường bảo vệ môi trường bền vững -
Doanh nghiệp hiện thực hoá sản xuất xanh bằng sản phẩm
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 13/9 -
2 Kỳ họp Quốc hội thứ 8: Bố trí làm nhân sự ngay chiều 21/10 -
3 Đề nghị trình Quốc hội chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam -
4 Điều kiện tiên quyết cho việc mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành -
5 Thị trường gọi xe công nghệ tại Việt Nam: Gojek rút lui, cuộc đua “tam hùng” thêm khốc liệt
- Ông Andrew Khan làm Tổng giám đốc Carlsberg Việt Nam
- Bảo hiểm PJICO kịp thời tạm ứng quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng chịu ảnh hưởng bởi bão Yagi
- TKV: Các đơn vị đã cơ bản sản xuất trở lại sau bão số 3
- Agribank chung sức cùng các địa phương và người dân khắc phục hậu quả của cơn bão số 3
- Cần thúc đẩy nguồn tài chính xanh cho các doanh nghiệp Việt Nam
- Nhiều giải pháp cần triển khai nhằm thúc đẩy dòng vốn xanh