Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 28 tháng 03 năm 2024,
Lãi suất năm 2023 khó ngược chiều thế giới, song sẽ cố gắng ổn định
T.L - 27/12/2022 16:50
 
Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ chỉ ra nhiều thách thức về điều hành lãi suất năm 2022, trong bối cảnh Fed tiếp tục tăng lãi suất và duy trì mặt bằng lãi suất ở mức cao.
f
TS. Phạm Chí Quang, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước 

Lãi suất là một trong các vấn đề được doanh nghiệp quan tâm nhất hiện nay. Năm 2022, NHNN đã 2 lần tăng lãi suất điều hành, đẩy lãi suất huy động và cho vay tăng mạnh.

Lý giải về động thái tăng lãi suất điều hành, Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết, trong 8 tháng năm 2022, Ngân hàng nhà nước tiếp tục giữ nguyên các mức lãi suất điều hành trong bối cảnh lãi suất thế giới tăng nhanh và áp lực lạm phát trong nước gia tăng. Tuy nhiên, từ tháng 9/2022, lạm phát toàn cầu vẫn ở mức cao, đồng USD lên giá mạnh, gia tăng áp lực lên mặt bằng lãi suất và tỷ giá trong nước, tạo sức ép lên lạm phát, buộc NHNN đã phải điều chỉnh tăng các mức lãi suất điều hàn 2 lần.

Phân tích cụ thể hơn, TS. Phạm Chí Quang, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước cho hay, năm 2022 là năm đặc biệt khi toàn bộ dự báo đánh giá về kinh tế vĩ mô trong nước, quốc tế gần như đảo lộn trong bối cảnh có nhiều cú sốc, bất chắc trong năm 2022, như cuộc chiến Nga-Ukraina, nhiều Ngân hàng Trung ương thay đổi chính sách từ nới lỏng sang thắt chặt chính sách tiền tệ nhanh chóng. Fed tăng lãi suất 7 lần liên tục lên gần 5%, đánh dấu mức tăng cao nhất trong 40 năm qua…Các biến động vĩ mô toàn cầu đã gây ảnh hưởng lớn đến bức tranh chung của kinh tế Việt Nam.

Theo số liệu mà ông Quang cung cấp, từ đầu năm đến nay, có tổng cộng 340 lượt tăng lãi suất trên thế giới. Trong 8 tháng đầu năm 2022, Ngân hàng Nhà nước giữ nguyên các mức lãi suất điều hành trong bối cảnh lãi suất thế giới tăng nhanh. Tuy nhiên, đến tháng 9/2022, khi áp lực lạm phát quá lớn, đồng USD lên giá mạnh, NHNN buộc phải tăng lãi suất.

TS. Phạm Chí Quang  dự báo, sang năm 2023, dự báo kinh tế toàn cầu có khả năng đi vào suy thoái lớn. Dự báo Fed còn tiếp tục xu hướng tăng lãi suất trong năm 2023. Dự kiến Fed sẽ còn duy trì lãi suất ở mức cao cho đến cuối 2024. Như vậy, mặt bằng lạm phát cao còn tiếp tục duy trì, lãi suất cao còn tiếp tục duy trì, xu hướng dịch chuyển dòng vốn trên toàn cầu còn cao.

“Xu hướng lãi suất quốc tế còn tăng, Việt Nam khó đi ngược dòng chảy chung của thế giới. Việc giảm lãi suất thời gian tới là nỗ lực lớn để duy trì ổn định mặt bằng lãi suất thị trường… Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng xuyên suốt của ngành ngân hàng”, TS. Phạm Chí Quang cho biết.

Dù vậy nhận định mức độ tăng lãi suất năm 2023 của thế giới sẽ không dữ dội, mạnh mẽ như năm 2022, song NHNN cho rằng, điều đáng lo nhất trong nước là lạm phát lõi đang có có dấu hiệu tăng đáng quan ngại.

Lạm phát cơ bản tháng 12 dự báo tăng trên 5,2%, điều này tạo mặt bằng lạm phát lớn cho năm 2023. Lạm phát vòng 2 với yếu tố phi tiền tệ đối với lạm phát trong năm 2023 là rủi ro lớn, khiến điều hành chính sách tiền tệ đối với 2023 là không thể chủ quan.

NHNN cho biết sẽ sử dụng các công cụ tỷ giá, lãi suất, tín dụng năm 2022 một cách thận trọng để kiểm soát lạm phát, hỗ trợ kinh tế phục hồi và bảo đảm an toàn hệ thống.

“Ngân hàng Nhà nước luôn cung ứng vốn đầy đủ, kịp thời cho nền kinh tế, nhưng không chủ quan với lạm phát”, TS. Phạm Chí Quang nhấn mạnh.  

NHNN yêu cầu giảm lãi suất cho vay, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn tín dụng
Thống đốc NHNN vừa có văn bản số 9064/NHNN-TD gửi các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài yêu cầu nghiêm túc triển khai thực hiện...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư