
-
Kết nối đầu tư, kinh doanh giữa các doanh nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc tại Hải Phòng
-
Hà Nội: Nâng cao quản trị cho doanh nghiệp dệt may trong xu hướng mới
-
Quảng Ngãi: Doanh nghiệp chưa mặn mà đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân
-
Kon Tum tìm cách khắc phục hạn chế, nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư
-
Đoạn cao tốc Hoà Liên - Túy Loan được chuyển sang đầu tư công -
Giao Bộ GTVT xem xét đề xuất mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận
![]() |
Phối cảnh Cảng Hàng không Sa Pa, công suất 3 triệu khách/năm |
Hội đồng thẩm định liên ngành vừa có Thông báo số 27/TB- BKHĐT về kết luận cuộc họp của Hội đồng thẩm định liên ngành về Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án thành phần 2 thuộc Dự án đầu tư xây dựng cảng hàng không Sa Pa – Lào Cai.
Tại Thông báo này, Hội đồng thẩm định liên ngành đề nghị UBND tỉnh Lào Cai cần nghiên cứu kỹ Báo cáo kết quả thẩm định của Vụ Giám sát và Thẩm định đầu tư, ý kiến của các thành viên Hội đồng, ý kiến thẩm định của các Bộ, ngành liên quan để tiếp thu tối đa và khẩn trương hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án.
Trong đó, Hội đồng thẩm định liên ngành lưu ý tập trung UBND tỉnh Lào Cai rà soát, cập nhật bổ sung đầy đủ các nội dung của Báo cáo nghiên cứu Dự án theo đúng mẫu số 01 Phụ lục III Nghị định số 35/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư; thống nhất số liệu giữa các tài liệu trong hồ sơ Dự án.
Về phương án đầu tư, Hội đồng thẩm định đề nghị địa phương rà soát, làm rõ sự phù hợp về tiêu chuẩn thiết kế các hạng mục của Dự án (tập trung đánh giá về sự phù hợp thiết kế khoảng cách, chiều sâu các đường lăn, đường cất hạ cánh; phương án thiết kế các nhà ga; đường vào sân bay...) đảm bảo phù hợp tiêu chuẩn thiết kế và các quy định có liên quan; đồng thời giải trình rõ phương án thiết kế thoát nước, thoát lũ của Dự án; lưu ý giải pháp thiết kế tuyến giao thông kết nối sân bay đảm bảo an toàn, thuận lợi để triển khai các giai đoạn tiếp theo của Dự án.
UBND tỉnh Lào Cai cũng sẽ phải thuyết minh, giải trình rõ nội dung, căn cứ, cơ sở tính toán khối lượng tương ứng từng hạng mục công việc, đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật; đồng thời chuẩn xác khối lượng các hạng mục, định mức, đơn giá và các giải pháp kỹ thuật bảo đảm chất lượng công trình, sự hợp lý của tổng mức đầu tư Dự án và hiệu quả đầu tư; bổ sung thuyết minh làm rõ căn cứ, cơ sở đề xuất thời gian thu hồi vốn của Dự án để đảm bảo tính khả thi của Dự án; phân tích, đánh giá khả năng bảo đảm không dẫn đến các khoản nợ tài chính ngoài dự kiến cho phía Nhà nước của Dự án.
Hội đồng thẩm định liên ngành giao Vụ Giám sát và Thẩm định đầu tư (Bộ Kế hoạch và đầu tư) sau khi nhận được giải trình bổ sung, hoàn thiện hồ sơ Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án của UBND tỉnh Lào Cai, khẩn trương hoàn thiện dự thảo Báo cáo kết quả thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án, gửi xin ý kiến biểu quyết của các thành viên Hội đồng thẩm định liên ngành.
Trên cơ sở biểu quyết của các thành viên Hội đồng, Vụ Giám sát và Thẩm định đầu tư hoàn thiện Báo cáo kết quả thẩm định trình Chủ tịch Hội đồng xem xét, ký gửi UBND tỉnh Lào Cai hoàn thiện và phê duyệt.
Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không Sa Pa, tỉnh Lào Cai được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư theo PPP tại Quyết định số 1773/QĐ-TTg ngày 21/10/2021.
Dự án có quy mô dự kiến: Giai đoạn 1 xây dựng Cảng hàng không Sa Pa đạt tiêu chuẩn là cảng hàng không cấp 4C (theo phân cấp của tổ chức hàng không dân dụng quốc tế - ICAO) và sân bay quân sự cấp II đạt công suất 1,5 triệu hành khách/năm. Giai đoạn 2 (hoàn thiện): hoàn thành các hạng mục của Dự án để đạt công suất 3 triệu hành khách/năm đảm bảo phù hợp với quy hoạch. Địa điểm thực hiện dự án: xã Cam Cọn, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.
Tổng mức đầu tư Dự án là 6.948 tỷ đồng, trong đó tổng mức đầu tư giai đoạn 1 là 4.183 tỷ đồng, giai đoạn 2 là 2.765 tỷ đồng. Tổng vốn Nhà nước 2.730 tỷ đồng để giải phóng mặt bằng, tái định cư, hỗ trợ xây dựng công trình, hệ thống hạ tầng; nhà đầu tư huy động 4.218 tỷ đồng. Dự kiến thời gian thực hiện dự án là 50 năm, gồm thời gian xây dựng 4 năm, thời gian khai thác và thu hồi vốn 46 năm. Dự án chia thành 2 thành phần: dự án giải phóng mặt bằng thực hiện theo hình thức đầu tư công; dự án xây dựng sân bay thực hiện theo phương thức PPP, loại hợp đồng BOT.

-
Dự án dầu khí khổ vì mâu thuẫn giữa Luật Dầu khí và các luật chi phối hoạt động dầu khí -
Kon Tum tìm cách khắc phục hạn chế, nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư -
Bộ Công thương đã trình lại Đề án Quy hoạch điện VIII -
Đoạn cao tốc Hoà Liên - Túy Loan được chuyển sang đầu tư công -
Giao Bộ GTVT xem xét đề xuất mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận -
Dự án metro Nhổn - ga Hà Nội: Kích hoạt phương án dự phòng -
Thống nhất vị trí xây cầu Mễ Sở vượt sông Hồng trên đường vành đai 4
-
1 Thiếu dòng tiền tự thân, khó tiếp cận tín dụng, doanh nghiêp nhỏ lo khó phục hồi
-
2 Đánh đổi lãi suất, tín dụng để “ghìm cương” tỷ giá?
-
3 Sửa Luật Dầu khí: Kỳ vọng giúp thu thêm 1,2 tỷ USD vào ngân sách
-
4 Bệnh trầm kha “trên nóng, dưới lạnh” khiến người lao động chịu thiệt
-
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 15/8
-
TD Group khởi công dự án Boutique Opera House tại Hải Phòng
-
Sắp diễn ra “Hội thảo tác động của COP26 đến chuyển dịch năng lượng theo hướng tăng trưởng xanh”
-
Mục tiêu chuyển dịch năng lượng hướng tới tăng trưởng xanh
-
Vinamilk 10 năm liền góp mặt trong Top 50 Doanh nghiệp niêm yết tốt nhất của Forbes Vietnam
-
Thương mại điện tử xuyên biên giới tăng vọt, J&T Express nhanh tay “chớp” cơ hội
-
Manulife Việt Nam được vinh danh là “Công ty Bảo hiểm của Năm”