
-
Tin mới y tế ngày 30/4: Cảnh báo nguy cơ tai nạn thương tích ở trẻ trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5
-
Hà Nội ráo riết truy quét thực phẩm bẩn
-
Vụ người nhà bệnh nhân hành hung bác sĩ tại Phú Thọ: Nối dài nỗi lo bạo lực với nhân viên y tế
-
Bidiphar: Dự án Nhà máy sản xuất thuốc vô trùng sẽ hoàn thành lắp đặt trong năm 2025
-
Giảm gánh nặng y tế từ việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường -
Báo cáo Thủ tướng việc quản lý chất lượng thuốc chữa bệnh, ngăn ngừa thuốc giả trước ngày 5/5/2025
Mới đây, Khoa Phẫu thuật Tạo hình và Vi phẫu, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 tiếp nhận bệnh nhân nữ tên N. (31 tuổi, Bắc Giang) trong tình trạng có nhiều ổ viêm mủ, dẫn đến đa áp xe sau khi nâng ngực.
![]() |
Các bác sĩ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đang phẫu thuật cho bệnh nhân. |
Theo chia sẻ của bệnh nhân, cách đây một tháng, với mong muốn cải thiện vòng một, chị N. đã đến một cơ sở spa thực hiện sóng xung kích làm tăng thể tích vú với giá 6 triệu đồng.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện dịch vụ, chủ spa lại bảo tình trạng ngực của bệnh nhân cần dịch vụ sóng xung kich cao cấp hơn và yêu cầu đóng 20 triệu, bệnh nhân có thể trả góp.
Sau đó, nhân viên spa đã tiêm chất làm đầy không rõ loại, số lượng và cấy chỉ vào ngực chị N. Chỉ 1 ngày sau, chị N thấy đau ngực, khó thở, nổi ban đỏ toàn thân, được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Bắc Thăng Long.
Sau 3 ngày ra viện, chị N. quay lại spa tiêm tan, rút chỉ, và tiếp tục bị phát ban, đau ngực phải quay lại viện điều trị. Tuy nhiên, sau 1 tháng, một bên ngực trái đau kéo dài nên chị N. phải đến Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
Tại đây, các bác sĩ đã phẫu thuật và phát hiện vi khuẩn tụ cầu vàng trong chất dịch lấy khỏi ngực bệnh nhân, tuy nhiên cảnh báo vẫn còn các nguy cơ viêm tấy áp xe vú, viêm xơ về sau.
Ths. Lưu Phương Lan, Khoa Phẫu thuật Tạo hình và Vi phẫu, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết, thời gian qua đã có rất nhiều trường hợp bị biến chứng sau nâng ngực, phải phẫu thuật nhiều lần phẫu thuật, thậm chí phải cắt toàn bộ phần ngực.
Ngoài ca bệnh vừa nêu, mới đây, Khoa Phẫu thuật Tạo hình và Vi phẫu, Bệnh viện Trung ương quân đội 108 đã liên tục tiếp nhận các trường hợp nữ bệnh nhân biến chứng sau thẩm mỹ.
Theo lời kể của bệnh nhân, bệnh nhân xem quảng cáo trên mạng xã hội có thông tin nâng cấp vòng 1 không cần phẫu thuật, vì tâm lý sợ đụng dao kéo nên bệnh nhân đã tin và làm theo.
Tuy nhiên, phía sau những lời quảng cáo có cánh về phương pháp này không ít chị em đã phải gánh chịu hậu quả, tiền mất tật mang. Đó là, trường hợp bệnh nhân T.H.T (30 tuổi, Thanh Hoá) do tự ti với vòng một quá nhỏ nên chị muốn thay đổi kích cỡ.
Sau một thời gian tìm hiểu, chị T đã biết tới phương pháp “nâng ngực đệm mô lipid” không cần phẫu thuật, không đau đớn, ngực đẹp nhanh và chi phí rất phải chăng với chỉ 10 triệu đồng.
Nghe theo lời giới thiệu của nhân viên tư vấn, chị T. đã tới một thẩm mỹ viện tại Hà Nội để thực hiện thủ thuật.
Chị T. chia sẻ với bác sĩ, trước khi thực hiện nâng ngực thẩm mỹ viện này cam kết nâng ngực không xâm lấn, không dùng thủ thuật, không can thiệp dao kéo.
Chỉ dùng máy tác động bên ngoài để kích các mô mỡ ngực phát triển. Sau đó, sẽ cấy mô lipid nhập khẩu vào mô mỡ dưới da bằng đầu cấy nano chuyên dụng.
Cũng theo chị T. trước khi làm thủ thuật nhân viên thẩm mỹ viện dùng 2 máy áp vào ngực để mát xa. Các bạn nhân viên có giải thích với chị T. rằng khi làm vậy sẽ kích thích mô mỡ cho mềm ra để khi tiến hành “nâng ngực đệm mô lipid” dễ dàng hơn.
Chị thấy họ lấy máu và giải thích sẽ tách mỡ (mỡ tự thân) từ máu để tiêm vào cơ thể. Sau đó, chị được họ gây tê để tiến hành thủ thuật.
“Lúc này, tôi thấy chân tay không thể phản ứng nhấc lên được nhưng vẫn biết mọi việc diễn ra xung quanh. Tôi thấy họ có tiêm khoảng 10 xilanh dung dịch có màu trắng vào người tôi”, chị T. nói.
Sau khi, chị T. tỉnh dậy có yêu cầu spa cho biết chất lỏng đã tiêm vào người chị là gì? Nhưng nhân viên của cơ sở thẩm mỹ viện này từ chối với lý do đó là sản phẩm độc quyền của bên họ, không thể tiết lộ.
Sau 14 ngày, thực hiện phương pháp “nâng ngực đệm mô lipid” chị T. cảm thấy ngực có hai khối cứng bất thường. Sau đó, chị đã tới Bệnh viện Trung ương quân đội 108 khám.
Một trường hợp khác, chị B.T.H (26 tuổi, Hà Nội) đến một spa với mong muốn cải thiện vòng ngực, chị kể chị đọc được thông tin quảng cáo nâng ngực mà không cần phẫu thuật của cơ sở này. Sau khi đến, chị được tư vấn nâng ngực bằng sóng xung kích kích thích nâng ngực.
“Chi phí ban đầu là 100 triệu, nhưng sau khi gây mê họ nói tôi có bệnh ở ngực, nên phải tăng thêm 50 triệu để thực hiện kỹ thuật này, lúc gây mê tôi cũng không biết họ tiêm thuốc gì cho tôi”, chị H. chia sẻ.
Vài ngày sau, chị thấy đau nhức vùng ngực và đi kiểm tra tại phòng khám gần nhà thì kết quả chụp cộng hưởng từ cho thấy xuất hiện các ổ dịch phía sau, bên trong và vòng 1. Hoang mang quá, chị đến Bệnh viện Trung ương quân đội 108 để khám.
Nói về các phương pháp phẫu thuật nâng ngực, bác sĩ Nguyễn Đình Minh, Trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình, thẩm mỹ và hàm mặt (Bệnh viện E, Hà Nội) cho biết, phẫu thuật thẩm mỹ nâng ngực gồm có 5 loại là đặt túi độn thế hệ thứ 5; cấy mỡ tự thân; tiêm chất làm đầy; công nghệ nở ngực bằng tế bào gốc và nâng ngực bằng các phương pháp vật lý khác như sóng cao tần, sóng xung kích.
Cũng theo bác sĩ Minh, hiện nay, nhiều cơ sở làm đẹp (không phải phòng khám phẫu thuật thẩm mỹ) quảng cáo các dịch vụ làm đẹp không phẫu thuật như sóng xung kích, sau đó tiêm các chất làm đầy không rõ nguồn gốc. Vì vậy, chị em cần cẩn trọng.
Còn theo bác sĩ của Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, ngay cả với các chất được cấp phép sử dụng như filler cũng không nên tiêm vào ngực.
"Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) khuyến cáo không tiêm filler vào ngực, mông hoặc khoảng trống giữa các cơ để tạo đường nét hoặc cải thiện cơ thể trên quy mô lớn, bởi việc này dễ dẫn đến các tổn thương nghiêm", chuyên gia nêu.

-
Hà Nội ráo riết truy quét thực phẩm bẩn
-
Vụ người nhà bệnh nhân hành hung bác sĩ tại Phú Thọ: Nối dài nỗi lo bạo lực với nhân viên y tế
-
Tin mới y tế ngày 29/4: Bộ Y tế hướng dẫn người dân bảo đảm an toàn khi tham dự sự kiện diễu binh
-
Bidiphar: Dự án Nhà máy sản xuất thuốc vô trùng sẽ hoàn thành lắp đặt trong năm 2025
-
Giảm gánh nặng y tế từ việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường -
Báo cáo Thủ tướng việc quản lý chất lượng thuốc chữa bệnh, ngăn ngừa thuốc giả trước ngày 5/5/2025 -
Thực phẩm kém chất lượng đe dọa bếp ăn tập thể và khuyến cáo của Bộ Y tế -
FPT Long Châu đồng hành cùng sản phẩm chiến lược toàn cầu của AstraZeneca Việt Nam -
Tin mới y tế ngày 28/4: Không để sáp nhập các đơn vị y tế ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch bệnh -
“Báo động đỏ” về tình trạng sữa giả lọt vào bệnh viện -
Mức sinh thấp, dân số già hóa nhanh và yêu cầu thay đổi chính sách dân số
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 3)
-
Chất lượng làm nên thương hiệu: Bí quyết phát triển sản phẩm của Orenda
-
Beyond Digital - Dấu ấn CMC tại sự kiện công nghệ lớn nhất Hàn Quốc
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025