-
Cảnh giác bệnh lý tiêu hóa từ dấu hiệu thông thường -
Dễ nhầm lẫn triệu trứng của bệnh lao với các bệnh tiêu hóa -
Không thu viện phí các khoản không được bảo hiểm thanh toán với nạn nhân bị bão lụt -
Tin mới y tế ngày 16/9: Triển khai tiêm vắc-xin sởi miễn phí cho trẻ từ 1-10 tuổi -
Tiêm vắc-xin là vũ khí tối ưu để kiểm soát dịch sởi -
Lưu ý khi xử lý, sơ cứu vết thương do mưa lũ
Theo điều tra dịch tễ, tối 6/8, ông N.V.H (sinh năm 1974), trú tại xã Phượng Tiến, huyện Định Hóa đi ăn tiết canh đã luộc chín tại nhà hàng xóm. Đến khoảng 21h cùng ngày, ông H. có triệu chứng sốt nóng, kèm đi ngoài phân lỏng nhiều lần.
Ảnh minh họa. |
Rạng sáng hôm sau, ông tiếp tục xuất hiện tình trạng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn...nên được gia đình đưa đến Bệnh viện Đa khoa huyện Định Hóa và được chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn, đột quỵ, tăng huyết áp vô căn, suy thận mạn…
Sáng 7/8, ông H. được chuyển xuống Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên trong tình trạng tỉnh chậm, Glasgow 13 điểm, da niêm mạc nhợt, kèm theo nổi vân tím toàn thân, xuất huyết kết mạc mắt, khó thở (nhịp thở 30 lần/phút), huyết áp 100/60mmHg. Chuẩn đoán sốc nhiễm khuẩn đường tiêu hóa.
Kết quả xét nghiệm, bệnh nhận H. dương tính với vi khuẩn liên cầu lợn. Sau gần 3 ngày được điều trị, chiều 9/8, ông H. tử vong.
Trước đó, ngày 3/8, thông tin từ Trung tâm Y tế huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa xác nhận trên địa bàn vừa có một người tử vong do ăn tiết canh lợn dẫn tới nhiễm khuẩn liên cầu lợn.
Tại Hà Nội, theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, tuần qua, Hà Nội ghi nhận 2 ca mắc liên cầu khuẩn. Như vậy, tính từ đầu năm 2024 đến nay, TP ghi nhận 6 trường hợp mắc liên cầu khuẩn.
Cũng về liên cầu khuẩn, Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương tiếp nhận bệnh nhân nam, 57 tuổi (ở Yên Bái) được Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái chuyển đến với chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn theo dõi do liên cầu khuẩn.
Ths.Phạm Văn Phúc, Phó Trưởng Khoa Hồi sức tích cực cho hay, trước khi nhập viện, bệnh nhân vẫn thực hiện công việc giết mổ lợn thường ngày.
Nhưng chỉ sau khi mổ lợn 3 tiếng (khoảng 10 giờ sáng), bệnh nhân có xuất hiện sốt, mệt mỏi, sau đó kèm theo có đau bụng, nôn nhiều. Bệnh nhân nhập cơ sở y tế gần nhà và được chuyển đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái được chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn theo dõi liên cầu lợn.
Từ 2 giờ sáng ngày 17/6, bệnh nhân xuất hiện các ban xuất huyết hoại tử trên da tăng nhanh kèm theo suy hô hấp được đặt ống nội khí quản và chuyển đến khoa Hồi sức tích cực trong tình trạng nguy kịch.
Khi nhập khoa, bệnh nhân có phù toàn thân, nhiều ban xuất huyết hoại tử toàn thân, mặt, suy đa cơ phủ tạng, tổn thương gan, thận, rối loạn đông máu…
Bệnh nhân được chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn nghi do liên cầu lợn, được chỉ định lọc máu liên tục và thực hiện các can thiệp thủ thuật khác.
Bác sỹ Phúc chia sẻ, gần đây, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương thường xuyên tiếp nhận và điều trị các ca bệnh liên cầu khuẩn được chuyển đến.
Nhiều bệnh nhân vào viện trong tình trạng rất nguy kịch, suy đa phủ tạng và rối loạn đông máu nghiêm trọng. Có những bệnh nhân được chữa khỏi nhưng phải cắt bỏ những đầu ngón tay hoặc ngón chân bị hoại tử….
Bệnh liên cầu khuẩn lợn do vi khuẩn Streptococcus suis gây nên. Nhiễm liên cầu lợn ít gặp ở người. Tuy nhiên, người có thể lây nhiễm và phát bệnh khi tiếp xúc với lợn bệnh hoặc các sản phẩm từ lợn bệnh.
Liên cầu lợn có thể lây truyền sang người khi tiếp xúc với lợn bệnh hay lợn mang vi khuẩn qua các tổn thương nhỏ, trầy xước trên da của những người giết mổ, chế biến hoặc ăn thịt lợn hoặc tiết canh lợn bệnh hay lợn mang vi khuẩn nấu không chín.
Liên cầu lợn được phát hiện ở nhiều nơi trên thế giới, những nơi chăn nuôi lợn. Vi khuẩn thường cư trú ở đường hô hấp trên, đặc biệt là ở mũi họng, ở đường tiêu hóa và sinh dục của lợn.
Trên người, biểu hiện thường gặp nhất là viêm màng não mủ (96%) với các biểu hiện thường gặp như: sốt, nhức đầu, nôn, cứng gáy, rối loạn tri giác. 68% trường hợp viêm màng não mủ có triệu chứng ù tai, điếc tai.
Trường hợp nặng có thể tiến triển nhanh chóng hội chứng sốc nhiễm khuẩn, trụy mạch, tụt huyết áp, rối loạn đông máu nặng, ban xuất huyết hoại tử toàn thân, tắc mạch, suy đa phủ tạng... hôn mê và tử vong.
Để phòng tránh bệnh liên cầu lợn, bác sỹ khuyến cáo người dân cần nấu chín thịt lợn là điều rất quan trọng. Không ăn lợn chết, không ăn các món ăn tái, đặc biệt là tiết canh lợn. Sử dụng các trang bị bảo hộ (găng tay) khi giết mổ, chế biến thịt lợn sống.
-
TP.HCM: Kiểm tra công tác tiêm chủng vắc-xin sởi cho trẻ -
Liên tiếp bệnh nhân mắc vi khuẩn Whitmore nhập viện -
Dễ nhầm lẫn triệu trứng của bệnh lao với các bệnh tiêu hóa -
Tin mới y tế ngày 17/9: Nhiễm liên cầu khuẩn do thói quen ăn thực phẩm tái, sống -
Không thu viện phí các khoản không được bảo hiểm thanh toán với nạn nhân bị bão lụt -
Hành động toàn cầu về an toàn người bệnh -
11 loại ung thư đầu mặt cổ: Căn bệnh nào nguy hiểm nhất?
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 18/9 -
2 Đề xuất chia Vành đai 4 TP.HCM trị giá 136.593 tỷ đồng thành 11 dự án thành phần -
3 Tỷ lệ "cược" Fed giảm lãi suất 0,5% đã lên 67%, Ngân hàng Nhà nước giảm tiếp 0,25% lãi suất trên kênh cầm cố -
4 TP.HCM: Tiếng là được “giải cứu”, nhưng nhiều dự án vẫn... bất động -
5 Đề xuất đầu tư 1.581 tỷ đồng xây nút giao cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu với ĐT.991
- SABECO hỗ trợ các tỉnh phía Bắc khắc phục thiệt hại sau bão Yagi
- Vinamilk cùng trẻ em vùng khó khăn, vùng bão lũ vui đón Trung thu
- Đạt mốc 80.013 nhân sự, FPT khẳng định sự tăng trưởng và mở rộng trên toàn cầu
- VCB Digibank cập nhật tính năng chuyển tiền ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
- Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi
- Carlsberg Việt Nam ủng hộ hơn 1,1 tỷ đồng hỗ trợ vùng ảnh hưởng do bão Yagi gây ra