-
Bệnh ung thư da đang có xu hướng gia tăng -
Khuyến cáo tiêm vắc-xin để phòng chống dịch bạch hầu -
Tổng giám đốc Vikoda bác bỏ quan điểm chữa ung thư bằng nước kiềm -
Dịch sởi đang tăng, nhiều tỉnh, thành phố chưa đạt yêu cầu về tiêm chủng vắc-xin -
Tin mới y tế ngày 25/11: Bộ Y tế quy định giá giường bệnh dịch vụ -
Tự ý bó lá chữa gãy xương: Bài học từ ca bệnh thuyên tắc phổi nguy hiểm
Chiều ngày 16/11, thông tin về tình hình hình vắc xin trên địa bàn TP.HCM, ông Nguyễn Hải Nam, Phó chánh văn phòng Sở Y tế TP.HCM cho biết, thời gian gần đây, nhiều người dân tại TP.HCM lo lắng khi đưa trẻ em đi tiêm các loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng (vắc xin miễn phí) nhưng một số trạm y tế thông báo không còn vắc xin. Điều này khiến nhiều trẻ em trong độ tuổi không được tiêm chủng kịp thời, đúng lịch.
“Hiện nay, hầu hết các vắc xin thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng tại TP.HCM đã hết hoặc còn với số luợng rất ít. Riêng vắc xin ngừa uốn ván đủ chỉ sử dụng đến hết tháng 11/2023, vắc xin viêm não Nhật Bản chỉ đủ sử dụng đến hết tháng 12/2023”, ông Nam chia sẻ.
Về nguyên nhân thiếu vắc xin kéo dài, đại diện Sở Y tế TP.HCM cho rằng, do có sự thay đổi về cơ chế mua sắm. Hiện Bộ Y tế giao Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương thực hiện đặt hàng đối với vắc xin sản xuất trong nước và đấu thầu đối với vắc xin nhập khẩu để sớm phân bổ cho các tỉnh thành trên cả nước. Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đang thực hiện thủ tục theo quy định cho việc mua sắm vắc xin để có thể cung ứng vắc xin sớm nhất cho các địa phương trên toàn quốc.
Trong thời gian chờ phân bổ vắc xin từ Bộ Y tế, Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) tiếp tục hướng dẫn phụ huynh cách phòng tránh các bệnh truyền nhiễm cho trẻ. Các trạm y tế thực hiện rà soát và quản lý chặt chẽ danh sách trẻ đến lượt tiêm mới, tiêm nhắc lại để kịp thời nhắc và triển khai tiêm sớm nhất khi có nguồn vắc xin được cung ứng trở lại.
Hiện nay, chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia triển khai tiêm vắc xin phòng 12 bệnh là bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, bại liệt, viêm phổi/màng não mủ do vi khuẩn Hib, sởi, rubella, viêm não Nhật Bản, tả và thương hàn. Người dân có thể tiêm các loại vắc xin này tại các cơ sở tiêm chủng dịch vụ.
-
Mỹ phẩm chứa hóa chất gây hại bị thu hồi, tiêu hủy -
Tổng giám đốc Vikoda bác bỏ quan điểm chữa ung thư bằng nước kiềm -
Tự ý dừng thuốc, người bệnh bị nhồi máu thận -
Hà Nội: Lập 4 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm dịp Tết và lễ hội -
Tin mới y tế ngày 26/11: Bộ Y tế yêu cầu xử lý triệt để dịch bạch hầu -
Bốn ca tử vong, dịch cúm A nguy hiểm thế nào? -
Dịch sởi đang tăng, nhiều tỉnh, thành phố chưa đạt yêu cầu về tiêm chủng vắc-xin
-
1 Thị trường mua bán - sáp nhập (M&A): Lò xo nén chặt chờ bùng nổ -
2 Bệ đỡ cho M&A tăng tốc năm 2025 -
3 Dành 122.250 tỷ đồng phát triển văn hóa 2025 - 2030: Công nghiệp văn hóa sẽ chiếm 7% GDP -
4 Một doanh nghiệp tự nguyện trả lại khu "đất vàng" ở quận 1 TP.HCM -
5 Bộ Tài chính đề xuất đánh thuế mua bán nhà, đất theo thời gian sở hữu
- Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ngành bia - Cần phương án hài hoà hơn
- Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ với khách hàng và xã hội
- Thủ Đức: Điểm đến kinh tế sáng tạo với môi trường sống lý tưởng
- Ngân hàng Phương Đông - Thương hiệu truyền cảm hứng năm 2024
- Siêu phẩm “nhà đẻ ra tiền” tung chính sách khủng cuối năm
- Việt Nam - Điểm khởi đầu cho kế hoạch tư vấn nhà máy thông minh toàn cầu của Samsung