
-
Tử vong vì không tiêm phòng: Bài học đau lòng từ những ca bệnh dại
-
Tin mới y tế ngày 22/7: Chủ quan với vết thương nhỏ, coi chừng mắc uốn ván nguy hiểm
-
Công bố xếp hạng bệnh viện, y tế tư nhân “lên ngôi”
-
Bộ Y tế chỉ đạo khẩn trương triển khai công tác y tế ứng phó bão số 3
-
Tin mới y tế ngày 21/7: Phẫu thuật thành công khối u sắc tố bẩm sinh khổng lồ -
Người bệnh tiểu đường vui mừng khi được nhận thuốc đến 2-3 tháng
Liệu pháp này không chỉ giúp kéo dài sự sống cho người bệnh ở giai đoạn muộn mà còn nâng cao chất lượng cuộc sống, mở ra tương lai mới cho bệnh nhân ung thư giai đoạn sớm.
![]() |
PGS-TS. Hoàng Thanh Tuyền, Giám đốc Bệnh viện 19-8 phát biểu tại Hội thảo. |
Ngày 6/6, Bệnh viện 19-8 (Bộ Công an) tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề “Cập nhật công nghệ tiên tiến trong chẩn đoán, điều trị ung thư: Đột phá y học cá thể hóa”.
Sự kiện quy tụ nhiều chuyên gia hàng đầu về ung thư, trong đó có các giáo sư đến từ Viện Khoa học, Công nghệ Daegu Gyeongbuk và Đại học Quốc gia Seoul, cùng đại diện Công ty công nghệ sinh học Bertis, Hàn Quốc và các bác sỹ đến từ các bệnh viện trong lực lượng Công an nhân dân cũng như bệnh xá Công an một số địa phương.
Phát biểu khai mạc hội thảo, Đại tá, PGS.TS Hoàng Thanh Tuyền, Giám đốc Bệnh viện 19-8 nhấn mạnh rằng, ung thư là vấn đề thời sự cấp bách nên phương pháp cá thể hóa điều trị ngày càng được quan tâm.
Liệu pháp miễn dịch được coi là bước đột phá trong điều trị ung thư khi phác đồ được thiết kế dựa trên đặc điểm di truyền và sinh học phân tử của khối u từng người, giúp cải thiện tỷ lệ sống sót và chất lượng cuộc sống một cách rõ rệt.
Y học cá thể hóa dựa trên nhiều yếu tố như gene, môi trường sống và các tác động khác trong cuộc sống hàng ngày. Khi thăm khám, bác sỹ cần tìm hiểu toàn diện các yếu tố này của người bệnh, cùng các yếu tố nguy cơ để xây dựng phác đồ điều trị tối ưu, phù hợp nhất với từng cá nhân.
Từ những năm 2010 đến nay, sự phát triển vượt bậc của công nghệ nghiên cứu protein sử dụng máy khối phổ phân giải cao và công nghệ giải trình tự gene DNA, RNA thế hệ mới đã cách mạng hóa lĩnh vực sinh học phân tử và y học.
Các công nghệ này cho phép phát hiện và định lượng biểu hiện của hàng chục nghìn gene hoặc protein trong cùng một mẫu mô bệnh, tạo cơ sở cho việc tìm ra các marker chẩn đoán và điều trị bệnh sớm, chính xác hơn.
Sự tiến bộ này cũng tạo ra cơ sở dữ liệu khổng lồ đòi hỏi kỹ năng phân tích và xử lý đặc biệt. Hiện nay, tại các quốc gia phát triển, công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) được ứng dụng để xử lý và đơn giản hóa hệ thống dữ liệu sinh học lớn.
AI cũng giúp hiểu rõ hơn về cơ chế bệnh sinh và biểu hiện bệnh, từ đó hỗ trợ bác sỹ lâm sàng đưa ra các lựa chọn điều trị khách quan, khoa học và chính xác dựa trên bằng chứng xét nghiệm có tính định lượng cao.
Đại tá, PGS-TS. Hoàng Thanh Tuyền cho biết, Bệnh viện tổ chức Hội thảo nhằm giúp đội ngũ y, bác sỹ tuyến y tế Công an nhân dân tiếp cận kiến thức tiên tiến về y học cá thể hóa trong điều trị, đặc biệt là ung thư.
Hội thảo hướng đến ba mục tiêu lớn là giúp đội ngũ y tế nhận thức rõ vai trò nghiên cứu gene và protein trong y học hiện đại, thúc đẩy áp dụng vào thực hành lâm sàng; tạo cầu nối hợp tác giữa nhà nghiên cứu và bác sỹ lâm sàng để chuyển giao công nghệ; đồng thời khẳng định định hướng phát triển bệnh viện trở thành trung tâm nghiên cứu, đào tạo và hợp tác quốc tế uy tín trong lĩnh vực y học cá thể hóa và điều trị ung thư.
Hiện nay, Bệnh viện 19-8 đã hợp tác với Công ty Cổ phần SETA Việt Nam và một số cơ sở y tế tại Nhật Bản, cùng các chuyên gia đầu ngành nghiên cứu sâu về liệu pháp miễn dịch trong ung thư. Các kết quả nghiên cứu cho thấy liệu pháp miễn dịch điều trị rất hiệu quả cho một số loại ung thư như ung thư phổi và ung thư đại trực tràng.
Giám đốc Bệnh viện 19-8 cho biết thêm, cơ sở đang điều trị cho bệnh nhân ung thư đại trực tràng giai đoạn 3 đã có di căn, nhưng nhờ phối hợp nhiều biện pháp điều trị, đặc biệt là liệu pháp miễn dịch, bệnh nhân vẫn duy trì chất lượng cuộc sống rất tốt. Bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn muộn cũng có kết quả khả quan khi kết hợp điều trị truyền thống với liệu pháp miễn dịch.
Ngoài ra, bệnh viện còn phối hợp với đối tác Nhật Bản để lấy tế bào của bệnh nhân gửi sang Nhật, nơi các tế bào được lọc, nuôi cấy và kích hoạt khả năng nhận diện tế bào ung thư, rồi truyền ngược lại cho người bệnh để điều trị.
Các đối tác Nhật hỗ trợ một phần chi phí điều trị, giúp giảm đáng kể chi phí so với phương pháp thông thường, tạo điều kiện cho nhiều bệnh nhân có thể tiếp cận liệu pháp này.
Liệu pháp miễn dịch cùng với y học cá thể hóa đang mở ra một kỷ nguyên mới trong điều trị ung thư tại Việt Nam, góp phần nâng cao cơ hội sống lâu hơn và chất lượng sống tốt hơn cho bệnh nhân.
Trước đó, nói với phóng viên về hiệu quả của liệu pháp tế bào gốc, GS-TS. Nguyễn Thanh Liêm, Viện trưởng Viện Nghiên cứu tế bào và công nghệ Gene Vinmec cho biết, trung bình, mỗi năm Việt Nam có 300 ca ghép tế bào gốc do mắc bệnh lý ung thư máu, tuy nhiên, có không ít ca tái phát bệnh sau ghép, cơ hội sống rút ngắn lại. Vì thế, hiện nay, các nhà khoa học quan tâm đến việc mở rộng và tăng cường việc chữa trị cho người bị bệnh ung thư, thiếu máu, thiếu miễn dịch tại Việt Nam.
Trong nghiên cứu tế bào gốc, các nhà khoa học thấy có những phương pháp điều trị được bệnh ung thư ở Việt Nam và liệu pháp tế bào CAR-T đang được xem là một giải pháp tối ưu.
Liệu pháp tế bào miễn dịch CART (Chimeric Antigen Receptor T-cell) là một trong những phương pháp tiên tiến nhất hiện nay trong điều trị ung thư huyết học.
CART giúp biến đổi tế bào T của bệnh nhân để chúng có thể nhận diện và tiêu diệt các tế bào ung thư, giúp giảm nguy cơ tái phát và tăng tỷ lệ sống sót cho bệnh nhân.
CAR-T là liệu pháp mới nhưng cực kỳ quan trọng để cứu được bệnh nhân ung thư máu kháng trị hoặc tái phát sau điều trị hóa chất. Không có liệu pháp này, hầu hết bệnh nhân mắc ung thư máu bạch cầu cấp, ung thư hạch (Lymphoma) không đáp ứng với hóa trị hoặc tái phát sau điều trị sẽ tử vong rất nhanh.
Theo GS-TS.Nguyễn Thanh Liêm, liệu pháp tế bào CAR-T là một phương pháp điều trị tiềm năng cho bệnh nhân u lympho không Hodgkin (NHL) và bạch cầu cấp (ALL) tái phát hoặc kháng thuốc song chi phí sản xuất CAR-T vẫn rất cao.
Từ kết quả này, GS-TS. Nguyễn Thanh Liêm đề xuất, Việt Nam có thể sản xuất sản phẩm CD19 CAR-T với giá hợp lý. Kết quả ban đầu cho thấy rằng điều trị CAR-T là tương đối an toàn và mang lại hy vọng trong việc điều trị NHL và ALL có CD19+ tái phát hoặc kháng thuốc.
Tuy nhiên, CAR-T là một công nghệ rất khó, kết hợp công nghệ tế bào và công nghệ gene nên dù được đào tạo lý thuyết, thực tiễn áp dụng cũng vô cùng thách thức vì việc nuôi cấy bào T rất đắt đỏ.
Quy trình sản xuất liệu pháp CAR-T tự thân rất phức tạp, đòi hỏi nhiều nhân lực và bao gồm nhiều quy trình mở, làm tăng nguy cơ không nhất quán về chất lượng và gặp khó khăn trong việc đáp ứng các quy định nghiêm ngặt của cơ quan quản lý.
GS-TS. Nguyễn Thanh Liêm cho biết, tại các quốc gia như Mỹ và châu Âu, chi phí điều trị bằng CART có thể lên đến 10 - 15 tỷ đồng. Tuy nhiên, nhờ vào sự sáng tạo và cải tiến quy trình của đội ngũ chuyên gia tại Vinmec, liệu pháp này có thể được thực hiện tại Việt Nam với chi phí khoảng từ 2 tỷ đồng, tạo điều kiện để nhiều bệnh nhân Việt có cơ hội được điều trị hiệu quả mà không cần ra nước ngoài.
-
Can thiệp trong “giờ vàng” cứu bệnh nhân đột quỵ -
Thủ tướng yêu cầu tăng cường phòng, chống bệnh sốt xuất huyết -
Uống rượu khi đã xơ gan: Nguy cơ tử vong cao, nhiều bệnh nhân rơi vào nguy kịch -
Ca sốt xuất huyết nặng có thể tốn hàng trăm triệu đồng, vì sao cần phòng bệnh từ sớm? -
Truy nguồn gốc các lô Dầu mù u Thái Dương không đạt chất lượng -
Tin mới y tế ngày 20/7: Cảnh giác với viêm não Nhật Bản ở người trẻ -
Xã đầu tiên cả nước triển khai khám sức khỏe toàn dân sau cải cách hành chính
-
1 Thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam trong thời kỳ mới: Từ lợi thế chi phí đến niềm tin thể chế
-
2 Cách nhìn mới trong tư duy cải cách thị trường vàng
-
3 Dự án điện khí LNG Cà Ná hơn 57.000 tỷ đồng: Chỉ 1 nhà thầu nộp hồ sơ
-
4 Bộ Tài chính thống nhất điều chỉnh diện tích, công suất khai thác sân bay Gia Bình
-
Đất nền Bắc Ninh sôi động sau sáp nhập - Thời cơ cho nhà đầu tư đón sóng
-
VietinBank thông báo về việc tự động cập nhật mã số thuế theo mã định danh cá nhân
-
Chuyển đổi số - Phát triển xanh ngành logistics
-
Mỹ Tho Central Complex: Tâm điểm đón sóng tăng trưởng của Đồng Tháp mới
-
ABAC III Hải Phòng: Kết nối trí tuệ, chia sẻ tầm nhìn, khơi thông ý tưởng
-
Hướng đi mới của bất động sản Cửa Lò: Bắt nhịp phát triển đô thị biển