-
VSMCamp và CSMOSummit 2024: Khai mở chiến lược sales và marketing cho doanh nghiệp thời đại mới -
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư -
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics
. |
“Chuyện doanh nghiệp phá sản chưa bao giờ là một tương lai gần đến thế”. Ông Võ Quốc Thắng, Chủ tịch HĐQT Đồng Tâm Group đã nói như vậy. Trước đó, 4 doanh nghiệp sản xuất ô tô phải công bố thông tin tạm dừng sản xuất vì dịch bệnh. Ông nghĩ thế nào về những thông tin này?
Dịch Covid-19 đã làm đảo lộn các mục tiêu, chỉ tiêu và nhiệm vụ của cả nền kinh tế, của các doanh nghiệp. Đầu năm, chúng ta kỳ vọng một năm kết thúc nhiệm kỳ với những thành công khác biệt cả về cải cách và phát triển kinh tế - xã hội nhờ các chi số kinh tế vĩ mô ngày càng vững chắc hơn trong 4 năm qua.
Còn hiện giờ, chúng ta phải nói đến hàng chục ngàn doanh nghiệp, hộ kinh doanh sẽ giải thể, phá sản, trong khi số còn lại phải thu hẹp sản xuất. Các tác động về xã hội sẽ bộc lộ rõ khi hàng triệu người có thể mất việc hoặc không có đủ việc làm; thu nhập giảm.
Quý I/2020 đã kết thúc với các con số thấp hơn khá nhiều so với kế hoạch và thấp hơn so với cùng kỳ các năm trước. Một số ngành bị tác động trực tiếp một cách nghiêm trọng, thậm chí đến mức tê liệt, như du lịch, vận tải hành khách... Dự báo, tác động của dịch bệnh trong quý II sẽ còn nghiêm trọng hơn.
Ngày 4/3, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 11/CT-TTg xác định 6 nhóm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, nhưng nhiều hiệp hội doanh nghiệp vẫn tiếp tục gửi thêm đề xuất...?
Có thể nói, đầu tháng 3/2020, các nhóm giải pháp nói trên là khá toàn diện, kịp thời và hợp lý, khi tập trung giải quyết khó khăn về vốn, thanh khoản; giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong xuất khẩu, nhập khẩu, thông quan hàng hóa; giảm chi phí và hỗ trợ, tạo thuận lợi chuyển đổi số...
Tại thời điểm đó, dịch bệnh mới bùng phát chủ yếu ở Trung Quốc. Ở trong nước, dịch bệnh được kiềm chế và kiểm soát; không có ca nhiễm mới trong thời gian khá dài.
Nhưng thực tế, doanh nghiệp mới chỉ được hỗ trợ ở mức độ nhất định về tiếp cận vốn tín dụng, hỗ trợ giảm khó khăn về thanh khoản; giảm lãi suất vay vốn.
Còn các giải pháp liên quan đến hỗ trợ giảm chi phí, như chia sẻ gánh nặng về chi phí tiền lương, tiền công cho người lao động, giải pháp tăng thêm sức cầu của nền kinh tế chưa được bàn rốt ráo. Trong khi đây là những hỗ trợ hết sức cần thiết để doanh nghiệp cân đối lại nguồn lực, duy trì sức chống chịu vào lúc này.
Thực tế cũng cho thấy, mức độ khẩn trương, quyết liệt trong triển khai thực hiện Chỉ thị số 11/CT-TTg giữa các bộ, ngành là không đồng đều. Đặc biệt, tôi chưa thấy có các khảo sát, đánh giá một cách tổng thể, để xác định đối tượng bị thiệt, mức độ thiệt hại, mức độ chống chịu của các doanh nghiệp. Điều đó đang làm chậm lại việc triển khai thực hiện nhiều giải pháp nói trên.
Trong một cuộc họp mới đây, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam (VIDA) đã lo ngại dịch bệnh có thể kéo dài hơn dự báo trước đây, thậm chí có thể kéo dài đến tháng 8 hoặc dài hơn...
Tình hình đang phức tạp hơn nhiều so với đầu tháng 3. Tôi cho rằng, thời điểm này, các giải pháp tháo gõ khó khăn, hỗ trợ sản xuất - kinh doanh cần được tiến hành khẩn trương hơn, quyết liệt hơn và có quy mô lớn hơn nhiều.
Trước mắt, thực hiện đầy đủ, quyết liệt Chỉ thị 11/CT-TTg, các giải pháp giảm chi phí cho doanh nghiệp cần thực hiện ngay.
Theo tôi, có thể xem xét miễn phí giao thông đường bộ tính trên đầu phương tiện cho doanh nghiệp vận tải đường bộ, các doanh nghiệp nghiệp du lịch.
Miễn phí bến bãi đậu xe, máy bay và các phương tiện tiện vận tải khác đối với tất cả các doanh nghiệp vận tải…
Với các doanh nghiệp trong các ngành bị rơi vào thế tê liệt, như du lịch, vận tải, dịch vụ ăn uống, lưu trú, logistics… nên xem xét miễn phí công đoàn năm 2020, giảm 50% tiền sử dụng đất năm 2020...
Đặc biệt, nên cho phép doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế hạch toán chi phí phát sinh do chống dịch vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, cần thêm các giải pháp chia sẻ cùng doanh nghiệp chi phí hỗ trợ và giữ lao động trong thời kỳ đại dịch Covid-19; khẩn trương xây dựng trình Quốc hội phê chuẩn gói miễn, giảm thuế cho doanh nghiệp tại kỳ họp gần nhất...
Có doanh nghiệp nói khó tiếp cận các cơ chế hỗ trợ do thủ tục phức tạp, quá khắt khe. Nhưng các ngân hàng, cơ quan thuế, bảo hiểm xã hội... chắc cũng lo hỗ trợ nhầm đối tượng, nên phải cẩn trọng. Theo ông, có cần chế tài gì?
Trong bối cảnh hiện tại, hai tiêu chí luôn phải được tính đến khi triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp là nhanh và ít tốn kém.
Nhưng để làm được, cũng phải có những nguyên tắc, có thể coi là cách áp dụng trong “thời chiến”. Ví dụ, không yêu cầu tuân thủ quy trình, thủ tục hành chính truyền thống; trường hợp cần thiết thì “thủ tục bám theo hành động”, nghĩa là hành động trước, thủ tục sau.
Đặc biệt, cần giao quyền chủ động cho người đứng đầu các tổ chức trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ, kể cả trong huy động, phân bố và điều chuyển nguồn lực.
Tôi vẫn giữ quan điểm nên loại bỏ ngay các cá nhân chần chừ, do dự, cố ý không thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Có như vậy mới đảm bảo các giải pháp chính sách được thực hiện nhanh, nhất quán trong cả nước.
-
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Mcredit ghi danh Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 -
Vỏ viên nhộng cứng của Việt Nam bị điều tra "kép" tại Mỹ -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt”
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025