
-
PV Drilling quay trở lại kế hoạch trả cổ tức tiền mặt
-
Loạt doanh nghiệp năng lượng nhà BB Group vi phạm nghĩa vụ trái phiếu
-
Cơ Điện Lạnh có thể phát triển dự án bất động sản theo trục giao thông chính
-
Vincom Retail đặt mục tiêu lãi kỷ lục 4.700 tỷ đồng
-
Vĩnh Hoàn lên kế hoạch lãi 1.226 tỷ đồng trong năm 2025 -
Thép Nam Kim trước thực tế bất ổn của thị trường xuất khẩu
Tổng cục Du lịch Việt Nam cho biết, trong 3 tháng tới, thiệt hại ngành du lịch Việt Nam gây ra bởi nCoV là 5,9 tỷ USD đến 7,7 tỷ USD. Hai nhóm khách là khách nội địa và khách quốc tế đều giảm ít nhất 50% là nguyên nhân chính dẫn đến thiệt hại này. Trong đó khách quốc tế (bao gồm Trung Quốc) chiếm hơn 50% tổng thiệt hại.
Đây là tin không vui cho Vietravel, vì trước khi dịch nCoV bùng phát, quý IV/2019, đơn vị này đã báo lỗ sau thuế hơn 14 tỷ đồng trong báo cáo quý IV/2019 hợp nhất (chưa soát xét). Điều này kéo lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp này trong cả năm 2019 chỉ đạt 39,93 tỷ đồng, giảm 32% so với kết quả năm 2018.
Cũng lưu ý thêm tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần của đơn vị này khá thấp, chưa đến 1%. Điển hình năm 2018 (đã soát xét), doanh thu thuần của đơn vị này là hơn 7.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ là 56 tỷ đồng.
![]() |
Vietravel là công ty du lịch nội địa đầu tiên lên sàn chứng khoán. |
Như vậy, việc sụt giảm doanh thu từ ngành du lịch trong quý I/2020 đang tạo ra áp lực cho công ty trong các quý sau. Việc tham gia ngành hàng không, từng là lợi thế cạnh tranh của Vietravel so với các đối thủ, nhưng nay lại chưa dự đoán được khả năng đóng góp của dịch vụ này bởi ảnh hưởng dịch bệnh. Được biết, Công ty còn có khoản trái phiếu hơn 700 tỷ đồng phát hành để lập hãng hàng không Vietravel Airlines. Đây là trái phiếu kỳ hạn 24 tháng lãi suất 9,25%/năm trong 15 tháng đầu và tăng lên 11%/năm thời gian còn lại.
Dịch vụ đem lại doanh thu chính cho Vietravel là lữ hành quốc tế và nội địa, nay chỉ còn mảng đưa khách Việt Nam đi nước ngoài. Tuy nhiên, mảng này phụ thuộc rất lớn vào tình hình kiểm soát dịch bệnh Việt Nam và các thị trường mà người Việt Nam thích lui tới. Trong bảng cáo bạch 2019, Vietravel đặt mục tiêu duy trì vị thế hàng đầu trong nước và nằm trong top 10 công ty du lịch ở châu Á, tuy nhiên, cho đến nay đơn vị này vẫn chưa công bố kế hoạch doanh thu 2020.
Cuối tháng 9/2019, Vietravel giao dịch trên sàn UPCoM với mã VTR và là ông ty du lịch nội địa đầu tiên lên sàn. Giá tham chiếu ban đầu là 40.000 đồng/cổ phiểu. Mức cao nhất cổ phiếu công ty đạt được là 90.980 đồng, hiện giá cổ phiếu giao dịch quanh mức 43.000 đồng.

-
ĐHĐCĐ FPTS: Cổ đông chất vấn sự hỗ trợ từ FPT và mục tiêu lợi nhuận đi lùi -
Loạt doanh nghiệp năng lượng nhà BB Group vi phạm nghĩa vụ trái phiếu -
Cơ Điện Lạnh có thể phát triển dự án bất động sản theo trục giao thông chính -
Gỗ Đức Thành muốn bán bớt tài sản để tái đầu tư hoặc trả bớt nợ vay dài hạn -
Vincom Retail đặt mục tiêu lãi kỷ lục 4.700 tỷ đồng -
Vĩnh Hoàn lên kế hoạch lãi 1.226 tỷ đồng trong năm 2025 -
ĐHĐCĐ MIC: Lợi nhuận mục tiêu tăng 75%, đầu tư nhiều hơn vào cổ phiếu, trái phiếu
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Công nghệ - Viễn thông - Chuyển đổi số
-
Stown Gateway đón đầu làn sóng tăng trưởng hạ tầng tại cửa ngõ Bắc Sài Gòn