-
Thép Tiến Lên lỗ thêm 120,22 tỷ đồng trong quý III/2024 khi kinh doanh dưới giá vốn -
Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam lãi gần 1.121 tỷ đồng -
PV GAS sở hữu quỹ tiền mặt lên tới 44.804,4 tỷ đồng, chiếm gần nửa tài sản -
Quốc Cường Gia Lai đã làm gì để có lợi nhuận đột biến quý III/2024? -
EVNGENCO3: Doanh thu quý III/2024 đạt 6.810 tỷ đồng, tiếp tục giảm nợ vay -
Nhà thuốc An Khang đã thua lỗ gần nghìn tỷ đồng
Quý I/2021, doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của Digiworld cao nhất từ trước đến nay, lần lượt là 5.007 và 107 tỷ đồng, tăng 117% và 137% so với quý I/2020. |
Lợi nhuận tăng tốc
Theo kết quả kinh doanh quý I/2021 của Digiworld, doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế cao nhất từ trước đến nay, lần lượt là 5.007 và 107 tỷ đồng, tăng 117% và 137% so với quý I/2020.
Tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2021 của Digiworld, ông Đoàn Hồng Việt, Tổng giám đốc Công ty cho biết, năm 2021, Digiworld kỳ vọng tiếp tục đạt mức tăng trưởng nhờ chiến lược cao cấp hoá thị trường máy tính xách tay và điện thoại di động, cũng như nắm bắt cơ hội từ chương trình chuyển đổi số quốc gia và phát triển mạng 5G của Chính phủ.
Trong kế hoạch kinh doanh năm 2021, Digiworld đặt mục tiêu doanh thu 15.200 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 300 tỷ đồng. Trong đó, kế hoạch doanh thu của máy tính xách tay và máy tính bảng là 5.000 tỷ đồng, tăng 59% so với kế hoạch năm 2020; của mặt hàng điện thoại là 7.500 tỷ đồng, tăng 55% so với kế hoạch năm 2020. Công ty đặt mục tiêu gia tăng thị phần dòng Xiaomi và đặt kỳ vọng vào sự đóng góp doanh thu của iPhone, đặc biệt là dòng iPhone 12.
Ngành thiết bị văn phòng đặt ra kế hoạch doanh thu năm 2021 là 2.200 tỷ đồng, tăng 29% so với kế hoạch năm trước. Ở ngành hàng này, Digiworld có thể sẽ ghi nhận sự tăng trưởng mạnh của các sản phẩm IoTs của Xiaomi, Apple và Huawei, cũng như sự hồi phục trong chi tiêu của các doanh nghiệp, tổ chức.
Ngoài ra, Digiworld đặt kế hoạch doanh thu ngành tiêu dùng năm 2021 là 500 tỷ đồng. Từ cuối năm 2020, Công ty bắt đầu phân phối thuốc xương khớp đến từ Italy. Theo kế hoạch, ngoài việc ghi nhận doanh thu từ các sản phẩm của Nestlé, Công ty sẽ ghi nhận thêm doanh thu của sản phẩm này ở năm 2021.
Tỷ lệ nợ còn cao
Tính đến ngày 31/12/2020, tổng tài sản của Digiworld đạt hơn 3.068 tỷ đồng, tăng hơn 660 tỷ đồng so với đầu năm; tiền và các khoản tương đương tiền tăng mạnh từ 131 tỷ đồng hồi đầu năm lên hơn 878 tỷ đồng; các khoản phải thu tăng gần gấp đôi, lên hơn 1.130 tỷ đồng; trong khi hàng tồn kho giảm gần 1/2 xuống còn hơn 827 tỷ đồng.
Cùng với đó, nợ ngắn hạn tiếp tục tăng cao từ 1.475 tỷ đồng lên 1.905 tỷ đồng, tăng gần 30% so với thời điểm đầu năm. Trong đó, vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn là 629,6 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đạt hơn 670 tỷ đồng.
Bước sang năm 2021, nợ phải trả của Digiworld tại ngày 31/3 ghi nhận ở mức 2.089 tỷ đồng, tăng nhẹ so với đầu năm. Mặc dù trong quý I, sự gia tăng của lợi nhuận sau thuế giúp Digiworld tích lũy thêm một phần lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, đóng góp cho vốn chủ sở hữu cũng tăng theo, nhưng điều đó không cải thiện nhiều về cán cân nợ cho doanh nghiệp này.
Tính đến cuối quý I/2021, tỷ lệ nợ so với vốn chủ sở hữu của Digiworld vẫn cao gấp 1,65 lần so với vốn chủ sở hữu. Đáng chú ý là, phần lớn nợ của công ty này là nợ ngắn hạn với quy mô nợ ngắn hạn tại ngày 31/3/2021 là 2.085 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng lên tới 99,8% tổng nợ phải trả.
Tỷ trọng nợ ngắn hạn cao đặt ra áp lực trả nợ khá lớn đối với Digiworld. Các khoản nợ ngắn hạn chủ yếu của Công ty đang nằm tại các khoản phải trả người bán ngắn hạn, vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn, chi phí phải trả ngắn hạn…
Cùng thời điểm cuối quý I/2021, Digiworld có 3.140 tỷ đồng tài sản ngắn hạn, vẫn cao hơn khá nhiều so với nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, trong cơ cấu tài sản ngắn hạn, những tài sản có tính thanh khoản cao không nhiều. Công ty chỉ có 823 triệu đồng tiền và các khoản tương đương tiền, không có các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn nào trong giai đoạn này. Với bối cảnh hiện nay, mọi gánh nặng thanh toán nợ ngắn hạn đặt kỳ vọng vào công tác thu nợ và bán hàng, vì phần lớn tài sản ngắn hạn của Công ty đều nằm chủ yếu ở 2 nhóm tài sản này.
-
PV GAS sở hữu quỹ tiền mặt lên tới 44.804,4 tỷ đồng, chiếm gần nửa tài sản -
Quốc Cường Gia Lai đã làm gì để có lợi nhuận đột biến quý III/2024? -
Hoàng Anh Gia Lai Agrico kéo dài chuỗi lỗ -
SMC kéo dài chuỗi ngày thua lỗ -
EVNGENCO3: Doanh thu quý III/2024 đạt 6.810 tỷ đồng, tiếp tục giảm nợ vay -
Nhà thuốc An Khang đã thua lỗ gần nghìn tỷ đồng -
LG Electronics toàn cầu lập kỷ lục doanh thu quý III cao nhất trong lịch sử
- Quảng Ninh: Hơn 200 doanh nghiệp tìm hiểu đầu tư vào cụm công nghiệp phía Đông Đầm Hà B
- Công ty TNHH Thiết bị Dầu khí Schoeller Bleckmann Việt Nam nhận Giải thưởng Doanh nghiệp Xuất sắc châu Á 2024
- C.P. Việt Nam tham gia hợp tác công tư thúc đẩy chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm
- THILOGI - trợ lực lớn cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu
- Chứng khoán Nhất Việt nhận giải “Doanh nghiệp xuất sắc” tại Giải thưởng Doanh nghiệp châu Á 2024
- Đa dạng mô hình kinh doanh hấp dẫn tại Yên Bình New Horizon