-
Xử phạt Chứng khoán SmartInvest gần 1,4 tỷ đồng -
Cảng Thị Nại giảm tới 42% kế hoạch lợi nhuận năm 2024 -
Tổng giám đốc TNG muốn mua 1 triệu cổ phiếu -
Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
Tiền ảo - “vàng số” hay canh bạc dưới thời ông Donald Trump? -
Ô tô Trường Long sắp chi 42 tỷ đồng tạm ứng cổ tức
Nhà đầu tư cần phải luôn cập nhật công nghệ, theo sát diễn biến thế giới để đưa ra quyết định đúng đắn. Ảnh: Đức Thanh |
Kênh truyền thống chững lại
Gần 7,5% là mức giảm trong nửa đầu năm của danh mục đầu tư do Quỹ đầu tư cổ phiếu hàng đầu (VCBF) - một trong 4 quỹ của Công ty Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Vietcombank thực hiện. Dù vậy, con số trên vẫn tích cực hơn nhiều so với mức giảm của chỉ số tham chiếu VN100 (-22%).
Thị trường chứng khoán Việt Nam cũng như toàn cầu đã đi qua quý II khốc liệt. Từ mức đỉnh xác lập hôm 4/4, VN-Index đến ngày 30/6 đã giảm gần 22%. Còn tính từ đầu năm, chỉ số sàn HoSE giảm hơn 20%, đã đưa chứng khoán Việt Nam trở thành một trong những thị trường có hiệu suất tệ nhất thế giới. Thị trường nửa đầu tháng 7 vẫn chưa ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực.
Tại buổi Tọa đàm với chủ đề “Quản lý đầu tư cá nhân trong môi trường linh hoạt”, do Báo Đầu tư tổ chức, ông Trần Đức Anh, Giám đốc nghiên cứu vĩ mô và chiến lược đầu tư, Công ty cổ phần Chứng khoán KB Việt Nam đã nêu ra một thống kê về hệ số P/E - con số phản ánh tỷ lệ giá thị trường của cổ phiếu với thu nhập trên một cổ phiếu (EPS).
“Từ năm 2012 đến trước giai đoạn này, chỉ có 3 lần P/E Vn-Index xuống dưới 13, gồm giai đoạn năm 2012 (khi nền kinh tế có nhiều bất ổn như nợ xấu ngân hàng), cuối 2015 - 2016 (lo ngại Trung Quốc hạ cánh cứng, phá giá đồng nhân dân tệ) và năm 2020 khi thị trường lao dốc vì đại dịch”, người đứng đầu khối phân tích Chứng khoán KB dẫn số liệu thống kê.
Thị trường bất động sản cũng không khá hơn, khi dòng vốn đang là vấn đề vô cùng nhức nhối. Theo ông Nguyễn Văn Ngọc, Chủ tịch HĐQT RB Group, các doanh nghiệp phát triển bất động sản, đơn vị tư vấn và cả khách hàng cá nhân đều gặp rất nhiều khó khăn. doanh nghiệp đang thiếu vốn đầu vào, vốn để phát triển dự án, trong khi có tới khoảng 98.000 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn vào cuối năm của nhóm doanh nghiệp bất động sản. Đầu ra tiêu thụ sản phẩm cũng khó, do khách hàng khó vay được vốn, ngân hàng có tâm lý chờ đợi kể cả có dư tiền mặt. Khi thị trường có thông tin tiêu cực như siết tín dụng, siết phân lô, siết thuế giao dịch, khiến nhà đầu tư dừng lại dò xét xem thị trường biến động ra sao. Dòng vốn đang tắc sẽ rất khó để thị trường khởi sắc và vẫn còn khó khăn trong vòng 6 tháng đến 1 năm tới.
“Thị trường trong 6 tháng và 1 năm tới có thể còn nhiều khó khăn và sẽ ảnh hưởng tới các nhà đầu tư đã ôm hàng mới đây, đặc biệt là các nhà đầu tư chỉ đầu tư ngắn hạn, đầu cơ hay sử dụng đòn bẩy. Có nhiều nhà đầu tư có thể phải cắt lỗ trong giai đoạn này nếu không có dòng tiền tốt”, ông Nguyễn Văn Ngọc nhận định.
Đối với thị trường trái phiếu doanh nghiệp, đây có lẽ là kênh đầu tư diễn biến tiêu cực nhất trong quý II, khi phải chịu ảnh hưởng rất nhiều sau sự kiện Tân Hoàng Minh. Số lượng trái phiếu phát hành trong 3 tháng gần đây đã sụt giảm mạnh, riêng tháng 4 không một công ty bất động sản nào phát hành trái phiếu. Dòng chảy của thị trường này vẫn đang chờ Nghị định 153/2020/NĐ-CP được sửa đổi. Trong khi đó, thống kê của TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia kinh tế, có tới 140.000 tỷ đồng trái phiếu đến thời điểm đáo hạn vào quý III và quý IV. Chặn dòng trái phiếu doanh nghiệp khi hàng trăm ngàn tỷ đồng trái phiếu đến hạn, theo ông Nghĩa sẽ khiến thị trường vốn gặp khó khăn và có thể là ngòi nổ cho kinh tế vĩ mô.
Rào cản pháp lý với kênh đầu tư mới
Không riêng trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản, chứng khoán hay một số lĩnh vực mới như tài sản kỹ thuật số, tiền kỹ thuật số, GameFi, Blockchain, NFTs… giảm nhiệt ít nhiều. Tuy nhiên, ở các kênh đầu tư mới này, lượng giao dịch vẫn được duy trì tốt hơn nhiều thời điểm cách đây hơn 2 năm.
Là người sáng lập công ty phát triển dự án Game blockchain FOTA vừa IDO (phân phối coin lần đầu trên sàn giao dịch phi tập trung) thành công, ông Trịnh Ngọc Đức, Chủ tịch Công ty D.lion Media & Solutions cho rằng, cơ hội đầu tư mới sẽ luôn xuất hiện trong cả thị trường khi đi lên và đi xuống. Với sự nhiễu loạn thông tin mà nhà đầu tư hàng ngày phải đối mặt, ông Đức nhấn mạnh, doanh nghiệp đang phát triển sản phẩm liên quan tới lĩnh vực tài chính, blockchain cần chỉn chu, trau chuốt hơn để các nhà đầu tư tiếp cận thông tin được rõ ràng hơn.
Cũng vì yếu tố mới, các kênh đầu tư mới trong lĩnh vực công nghệ trên còn đối mặt với việc thiếu hành lang pháp lý. Theo luật sư Lê Văn Dương, Công ty luật Indochine Counsel, Indochine Counsel tư vấn cho khách hàng đầu tư đạt lợi nhuận tốt nhất, khi rút lui an toàn nhất. Một số vấn đề pháp lý chưa có hành lang thì phải thẩm định công nghệ, con người.
Từ góc nhìn của người trong cuộc, ông William Đỗ - CEO Quỹ đầu tư Hobbit Investment cho rằng, việc thiếu hành lang pháp lý khiến cơ hội phát triển cho các dự án chất lượng của Việt Nam trở nên “mong manh”.
“Tôi rất mong đem dự án Việt Nam ra nước ngoài và giới thiệu đây là dự án của người Việt Nam 100%, nhưng khi gặp phải những câu hỏi pháp lý, những khúc mắc về luật, tôi buộc phải sử dụng nền tảng pháp lý của các nước khác”, ông William Đỗ nói.
Cùng đó, theo vị CEO Quỹ Hobbit Investment, sự khác biệt từ trong nền tảng công nghệ đã khiến các kênh đầu tư này trở nên mơ hồ và khó tiếp cận đối với đại đa số những nhà đầu tư truyền thống.
Vịnh tránh bão
Áp lực rất lớn từ lạm phát và các bất ổn về chính trị, kinh tế toàn cầu khiến các kênh đầu tư suy giảm. Theo TS. Lê Xuân Nghĩa, năm 2023 có thể sẽ là thời điểm đi xuống của kinh tế toàn cầu. Chỉ báo đường cong lợi suất trái phiếu đảo ngược với xác suất cao xảy ra suy thoái sau khoảng14 tháng cũng đã xuất hiện khi lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ 2 năm cao hơn lợi suất kỳ hạn 10 năm suốt 2 tháng gần đây. Cùng với đó, điểm yếu nhất của kinh tế toàn cầu còn là nợ công của các chính phủ.
Ở kịch bản cuộc chiến tại Ukraine kết thúc sớm, kinh tế thế giới có thể đi lên ngay sau đó. Mức độ chịu ảnh hưởng của các quốc gia cũng không giống nhau. Theo vị chuyên gia này, Việt Nam có thể tránh được cơn bão của kinh tế thế giới và trở thành điểm sáng nhất.
“Có thể coi may mắn vì chính sách tiền tệ thời gian qua trong tình trạng ổn định, Việt Nam không in tiền để hỗ trợ ngân sách như nhiều quốc gia nên không xảy ra lạm phát cầu kéo”. TS. Lê Xuân Nghĩa phân tích, lạm phát hiện nay chủ yếu do chi phí đẩy. Với các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô đến thời điểm hiện tại, nền kinh tế Việt Nam đang ở phía hông của cơn bão, dù không cẩn thận có thể bị cuốn vào, nhưng vẫn đang may mắn hơn nhiều quốc gia khác.
Dù vậy, với sự liên thông của các thị trường tài chính, cơn bão vẫn đang quét ngang qua, bất chấp sự phục hồi của nền kinh tế. Để tránh bão, bản thân các nhà đầu tư cần tự bảo vệ mình bằng những hầm an toàn.
Nhắc lại giai đoạn 2011-2013, khi thị trường bất động sản đóng băng trong bối cảnh nền kinh tế lãi suất rất cao, dòng tiền hút hết về ngân hàng, theo Chủ tịch HĐQT RB Group, nhà đầu tư khi đó như “chết trên đống tài sản”, hạ giá nhưng không bán được và cũng không có tài sản cho thuê.
Ông Nguyễn Văn Ngọc nhận định, trong 1-2 năm tới có thể khó khăn, có thể xấu hơn hiện tại. Để không rơi vào tình trạng chết trên đống tài sản như trong quá khứ, nhà đầu tư nên cơ cấu tài sản đầu tư từ khu vực không có giá trị sử dụng về khu vực gần có giá trị sử dụng, tốt hơn nên có dòng tiền cho thuê. Nhà đầu tư cũng có thể lựa chọn khu vực hưởng lợi dự án đầu tư công, nhưng cần xác định đầu tư trung, dài hạn, quản trị rủi ro tốt, tránh trường hợp cần thanh khoản nhưng tài sản không bán được.
Đối với thị trường cổ phiếu và trái phiếu, một kênh đầu tư khác, dù gián tiếp nhưng có thể tận dụng được kinh nghiệm, kiến thức của những người có chuyên môn cùng tính chất đa dạng hóa danh mục do vốn đầu tư lớn là mua chứng chỉ quỹ.
Bà Nguyễn Thị Hằng Nga, Phó tổng giám đốc VCBF thừa nhận, đầu tư vào quỹ không thể kỳ vọng tăng được 5-7 lần, nhưng cũng không để tình trạng mất 70-80% giá trị. Bản thân các quỹ của VCBF có được thành quả tốt hơn thị trường trong nửa đầu năm qua cũng nhờ kiên định, chấp nhận giữ tiền để chờ đợi mức giá hợp lý mới hoàn thành giải ngân vốn đầu tư.
Bối cảnh chung đó tạo ra cơ hội đầu tư mới, khi hầu hết tài sản bỗng trở lên rẻ hơn rất nhiều so với giai đoạn trước như việc hệ số P/E của VN-Index trở về vùng 12-13, vốn xuất hiện rất ít lần trong lịch sử giao dịch. Đối với kênh đầu tư mới, cũng sẽ rất rủi ro nếu chỉ tham gia theo xu hướng, nhất là khi hành lang pháp lý còn đang trong quá trình hình thành.
Đưa ra lời khuyên nhằm bảo vệ tài sản với các nhà đầu tư trong lĩnh vực này, theo ông Thái Việt Dũng, Giám đốc Exness tại thị trường Việt Nam, cần luôn cập nhật công nghệ, theo sát diễn biến thế giới, xu hướng nền tảng tài chính để đưa ra quyết định đúng đắn nhất, như đằng sau công ty cung cấp sản phẩm có được kiểm soát về pháp lý không, lịch sử giao dịch, lịch sử giá có minh bạch hay không...
-
Tổng giám đốc TNG muốn mua 1 triệu cổ phiếu -
Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
Tiền ảo - “vàng số” hay canh bạc dưới thời ông Donald Trump? -
Ô tô Trường Long sắp chi 42 tỷ đồng tạm ứng cổ tức -
Người nhà Phó chủ tịch VIB đăng ký mua 14 triệu cổ phiếu -
VN-Index tăng mạnh phiên thứ hai nhờ cổ phiếu vốn hoá lớn -
Tín hiệu sôi động trở lại của trái phiếu xanh
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu