Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 11 tháng 05 năm 2024,
Tiêu điểm đầu tư tuần qua:
Lùi tiến độ tuyến metro số 1 và đề xuất cung cấp 1 tỷ USD xây Sân bay Long Thành
Hạnh Nguyên (tổng hợp) - 23/11/2019 12:13
 
Thụy Điển đề xuất cung cấp 1 tỷ USD tín dụng xây Sân bay Long Thành; Chính thức lùi tiến độ hoàn thành tuyến metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên thêm 2 năm; Tuyên Quang đề xuất đầu tư Dự án PPP cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ trị giá 3.271 tỷ đồng… là những tin tức về đầu tư đáng chú ý trong tuần qua.

Doanh nghiệp đề xuất đầu tư dự án Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Trằm Trà lộc

Ngày 21/11, UBND tỉnh Quảng Trị có buổi làm việc với Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Gia Long để xem xét dự án đầu tư Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Trằm Trà Lộc.

Trằm Trà lộc tại xã Hải Xuân, huyện Hải Lăng là nơi có hệ sinh thái vô cùng phong với hệ thống ao hồ, rừng cây... bao quanh.

Theo đề án, Dự án Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Trằm Trà Lộc (xã Hải Xuân, huyện Hải Lăng) do Công ty CP Đầu tư xây dựng Gia Long làm chủ đầu tư có diện tích 100ha, tổng vốn đầu tư 100 tỷ đồng, trong đó vốn của giai đoạn 1 là 50 tỷ đồng. Dự án có 8 phân khu, bao gồm diện tích: cảnh quan, lưu trú, lâm viên sinh thái, thể thao giải trí trải nghiệm sinh thái, tâm linh tín ngưỡng, trại sáng tác, trại dưỡng lão... Đề án đặt mục tiêu tôn trọng hiện trạng tự nhiên của Khu sinh thái Trằm Trà Lộc, tỷ lệ xây dựng thấp, sử dụng vật liệu tự nhiên và kế thừa thực tế kinh doanh của các hộ dân trong khu vực dự án.

Kết luận buổi làm việc, ông Nguyễn Đức Chính, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị khẳng định: Khu du lịch sinh thái Trằm Trà Lộc đã được tỉnh Quảng Trị đưa vào quy hoạch phát triển du lịch, do đó tỉnh ủng hộ và đồng ý chủ trương để Công ty CP Đầu tư xây dựng Gia Long tiếp tục nghiên cứu, đề xuất đầu tư dự án Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Trằm Trà Lộc, trên cơ sở nghiên cứu kỹ về điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng, xã hội của địa phương. Đặc biệt, nhà đầu tư phải có phương án phù hợp để bảo vệ và khai thác tốt yếu tố tự nhiên của diện tích rừng nguyên sinh và hồ nước trong khu vực.

Lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Trị giao trách nhiệm cho các ngành và UBND huyện Hải Lăng trong việc hỗ trợ nhà đầu tư điều chỉnh phương án phù hợp với quy hoạch hiện tại của địa phương, làm các thủ tục có liên quan đến chuyển nhượng, đánh giá tác động môi trường, tạo được sự đồng thuận của người dân... để dự án sớm được thực hiện, đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương…

Trằm Trà Lộc thuộc làng Trà Lộc (xã Hải Xuân, Hải Lăng, Quảng Trị), Trằm có diện tích khoảng 100 ha, trong đó diện tích mặt nước trên 20 ha, bao quanh là rừng cây, suối nước…

Với phong cảnh hữu tình, gồm nhiều loại cây rừng tự nhiên lâu năm cùng hồ sen và nhiều cá thể động vật hoang dã…Khu du lịch sinh thái Trằm Trà Lộc là điểm đến vui chơi hữu ích cho du khách gần xa trong những dịp lễ của quê hương, đất nước. Đến đây, du khách không chỉ được nhìn ngắm cảnh vật thiên sơ hoang dã, chìm đắm vào cảnh sắc đẹp miên man mà còn được thưởng thức những món ăn đặc sản, thắm đượm hương vị đồng quê…

M&A chiếm ưu thế vốn ngoại đổ vào giáo dục

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào giáo dục từ tháng 8/2018 - thời điểm Nghị định 86/2018/NĐ-CP có hiệu lực - đến tháng 10/2019 đạt 97 triệu USD, trong đó các hoạt động M&A, cụ thể là mua cổ phiếu trong lĩnh vực giáo dục chiếm 37%.

Phó Tổng giám đốc Savills Việt Nam Troy Griffiths: "Đầu tư nước ngoài vào giáo dục Việt Nam sẽ tiếp tục tăng, với xu hướng hợp tác là chiến lược then chốt".

Phó Tổng giám đốc Savills Việt Nam Troy Griffiths:
Phó Tổng giám đốc Savills Việt Nam Troy Griffiths: "Đầu tư nước ngoài vào giáo dục Việt Nam sẽ tiếp tục tăng, với xu hướng hợp tác là chiến lược then chốt".

Con số trên cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài đang quan tâm đến chiến lược hợp tác hơn để giảm thiểu rủi ro trong đầu tư giáo dục, Phó Tổng giám đốc Savills Việt Nam Troy Griffiths đánh giá.

Về xu hướng hút vốn “ngoại” vào thị trường giáo dục Việt Nam, ông Troy Griffiths nhận định FDI vào lĩnh vực này sẽ tiếp tục tăng, trong đó xu hướng hợp tác là chiến lược then chốt.

Trong năm 2018, ngành giáo dục đã có 2 nghị định quan trọng: Nghị định 135 và Nghị định 86. Hai nghị định này đã đơn giản hóa điều kiện đầu tư vào lĩnh vực giáo dục cho cả nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.

Trong đó, Nghị định 135 đã đơn giản hóa yêu cầu về mặt pháp lý, vận hành và rút ngắn quy trình thủ tục hành chính, còn Nghị định 86 đã giảm yêu cầu về nhân sự và tăng hạn mức tuyển sinh học sinh Việt Nam.

Xét một cách tổng thể thì giáo dục chỉ chiếm chưa đến 2% tổng lượng FDI vào Việt Nam. Chi phí thuế cao, yêu cầu về nhân sự, số vốn yêu cầu tối thiếu đối với đầu tư nước ngoài, bên cạnh đó là quy trình phê duyệt phức tạp là một số rào cản đáng kể đối với nhà đầu tư nước ngoài.

Vẫn còn quá sớm để đánh giá hết tác động của Nghị định 86, tuy nhiên có thể thấy mức độ quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài đến thị trường giáo dục Việt Nam tăng lên đáng kể, ông Troy Griffiths nhận định.

Trước thời điểm Nghị định 86 có hiệu lực, nhà đầu tư nước ngoài vướng nhiều rào cản khi đầu tư vào giáo dục, ví dụ như giới hạn tỷ lệ học sinh Việt Nam: 10% đối với cấp tiểu học và 20% đối với cấp trung học. Các trường quốc tế tại Việt Nam vì vậy phụ thuộc nhiều vào tuyển sinh học sinh nước ngoài.

Sau khi Nghị định này có hiệu lực, các trường quốc tế đã tận dụng cơ hội và thúc đẩy hoạt động tuyển sinh học sinh Việt Nam. Động thái này chắc chắn đã tác động tới việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài cân nhắc cơ hội hấp dẫn của thị trường giáo dục quốc tế tại Việt Nam.

Số lượng trường quốc tế tại Việt Nam có học phí vừa túi tiền khá hạn chế, nhưng thường thì những trường có khuôn viên cũ và nhỏ với tiện ích ở mức cơ bản thì sẽ có mức học phí khiêm tốn hơn. Khảo sát học phí trường quốc tế mới nhất của ExpatFinder cho thấy học phí trung bình hàng năm của các trường quốc tế tại Việt Nam là 17.940 đô la, xếp thứ 13 trên toàn thế giới và xếp thứ 5 tại châu Á. Các nước có học phí cao hơn có thể kể đến là Trung Quốc, Singapore, Hong Kong và Australia. Tuy vậy, vẫn luôn có một nguồn cầu đáng kể cho các trường quốc tế ở châu Á, bởi đây là bước đêm cho con cái họ để ứng tuyển cho các trường đại học danh tiếng ở phương Tây.

Bên cạnh đó, nhu cầu ứng tuyển của con của các chuyên gia người nước ngoài tại Việt Nam cũng đang tăng lên. Việt Nam sẽ thu hút thêm FDI sau khi ký kết các hiệp định thương mại cũng như trở thành điểm đến thay thế lý tưởng cho các công ty đa quốc gia trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, ông Troy Griffiths nhận định.

Số lượng người nước ngoài làm việc tại Việt nam sẽ tăng, mang theo gia đình của họ, từ đó tạo ra một lượng cầu đáng kể cho giáo dục quốc tế, đặc biệt là tại các thành phố thu hút nhiều FDI. Trong năm 2018, Việt Nam có hơn 320.000 lao động nước ngoài, tăng trung bình 8%/năm từ năm 2008. Khảo sát trên các lao động nước ngoài năm 2019 của HSBC đã cho thấy Việt Nam tăng hạng từ vị trí 19 lên vị trí 10 trên bảng xếp hạng các nước có "môi trường làm việc và sống hấp dẫn" bởi chi phí sinh hoạt thấp và thu nhập đang tăng lên.

Thủ tướng giao kế hoạch đầu tư vốn cho Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định điều chỉnh và giao kế hoạch đầu tư vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2020 của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam.

Cụ thể, điều chỉnh giảm 220,614 tỷ đồng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 của 81 dự án để điều chỉnh tăng tương ứng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 cho 2 dự án.

Điều chỉnh tăng 719,23 tỷ đồng từ nguồn dự phòng 10% kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 cho 197 dự án.

Giao 144 tỷ đồng kế hoạch đầu tư và danh mục dự án đầu tư vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2020.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao chi tiết danh mục dự án và kế hoạch đầu tư vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2020 cho Bảo hiểm Xã hội Việt Nam; chủ trì kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2020.

Giao Bảo hiểm Xã hội Việt Nam thông báo cho các đơn vị danh mục và mức kế hoạch đầu tư vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước cho từng dự án; gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 30/11/2019.

Trường hợp số chi đầu tư trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 không đạt dự kiến, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam thực hiện rà soát, cắt giảm quy mô, điều chỉnh quyết định đầu tư, xác định điểm dừng kỹ thuật, phân kỳ đầu tư để hoàn thành dự án theo tiến độ, phát huy hiệu quả đầu tư, không để xảy ra nợ đọng xây dựng cơ bản.

Tư vấn nói không nên, Đà Nẵng giữ quan điểm xây dựng cảng Liên Chiểu

Đơn vị tư vấn Singapore là Surbana Jurong đề xuất không nên xây dựng cảng Liên Chiểu đã làm dấy lên những tranh luận có nên hay không nên xây dựng cảng này. Trả lời ý kiến của người dân tại cuộc tiếp xúc cử tri, Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng cho biết Đà Nẵng vẫn giữa quan điểm xây dựng cảng Liên Chiểu.

Phối cảnh Dự án cảng Liên Chiểu.
Phối cảnh dự án cảng Liên Chiểu.

Ngày 19/11, Đoàn Đại biểu HĐND TP. Đà Nẵng tiếp xúc cử tri quận Thanh Khê nhằm chuẩn bị cho kỳ họp cuối năm. Tại buổi tiếp xúc, cử tri bày tỏ sự quan tâm đến chủ trương xây cảng Liên Chiểu của Đà Nẵng, sau khi có nhiều tranh luận xung quanh đề xuất từ đơn vị tư vấn Singapore là nên phát triển cảng Tiên Sa, không xây cảng Liên Chiểu.

Trả lời ý kiến cử tri, ông Huỳnh Đức Thơ cho biết, Đà Nẵng trước đây phát triển gần như chỉ có quy hoạch cục bộ, bây giờ nhờ một đơn vị tư vấn kết hợp để làm lại không gian tổng thể phát triển thành phố. Theo đó, Đà Nẵng ký hợp đồng với đơn vị tư vấn Singapore là Công ty Surbana Jurong để làm quy hoạch chung Thành phố.

“Năm 2019 này, đơn vị tư vấn xong đồ án quy hoạch chung trình cho Đà Nẵng, sau đó Thành phố trình Thủ tướng phê duyệt. Sau này, bất cứ thời kỳ nào cũng căn cứ vào đó mà thực hiện”, ông Thơ cho hay.

Liên quan đến cảng Liên Chiểu, Chủ tịch Huỳnh Đức Thơ thông tin: Đơn vị tư vấn Surbana Jurong cho rằng hiện nay lượng hàng hóa xuất khẩu thông qua cảng của cả nước chủ yếu là TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng; còn lại khu vực miền Trung lượng hàng hóa không bao nhiêu.

Tuy nhiên, miền Trung lại rất nhiều cảng, nên đề nghị Đà Nẵng giữ cảng Tiên Sa, nâng cấp, mở rộng, làm đường vận chuyển trên không băng qua Vân Đồn, qua Đống Đa rồi kết nối với cao tốc. Đồng thời giữ lại vùng Liên Chiểu để phát triển tài nguyên về du lịch, về dịch vụ.

“Sau đề nghị này, qua nhiều hội thảo, nhiều ý kiến chuyên gia khẳng định cảng Liên Chiểu đã được nghiên cứu nhiều năm và đã có trong Nghị quyết 33 của Bộ Chính trị từ năm 2003, nhưng chưa có điều kiện triển khai. Hiện nay, về mặt thủ tục cảng Liên Chiểu đã được HĐND thông qua, đã được Chính phủ đồng ý trình dự án để đưa vào bố trí vốn và chuẩn bị bố trí vốn trong trung hạn 2015-2020 nhằm chuẩn bị triển khai đầu tư. Chúng ta vẫn giữ quan điểm triển khai cảng Liên Chiểu. Tư vấn cũng đã thống nhất. Cảng Tiên Sa sẽ dành sử dụng như cảng du lịch, bến du thuyền, cảng quân sự. Trong thời gian chưa có cảng Liên Chiểu thì cảng Tiên Sa vẫn khai thác bình thường. Vì vậy, đây không còn là vấn đề tranh cãi nữa”, ông Thơ phát biểu.

Theo báo cáo nghiên cứu tiền khả thi  thì dự án Cảng Liên Chiểu được quy hoạch để đảm nhận vai trò khu bến chính của cảng cửa ngõ quốc tế tại khu vực miền Trung, tiếp nhận tàu trọng tải 100.000 tấn, tàu container có sức chở từ 6.000 đến 8.000 TEU.

Phần cơ sở hạ tầng dùng chung cho 2 bến của Dự án cảng Liên Chiểu có tổng mức đầu tư là hơn 3.400 tỷ đồng, gồm các hạng mục như kè chắn sóng, đê chắn sóng, luồng tàu, giao thông kết nối cảng … Trong tổng vốn đầu tư thì chi phí xây dựng chiếm hơn 2.990 tỷ đồng, còn lại là chi phí thiết bị, giải phóng mặt bằng  và các chi phí khác.

Để triển khai dự án, TP. Đà Nẵng đề xuất, nguồn ngân sách Trung ương là hơn 2.990 tỷ đồng, tương đương 87,4% tổng nguồn vốn đầu tư dự án. Đối với nguồn ngân sách Bộ GTVT là nguồn dự phòng 10% kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 – 2020 của Bộ. TP. Đà Nẵng cũng sẽ bố trí vốn ngân sách 433 tỷ đồng, tương đương 12,6% để thực hiện dự án này.

Tuyên Quang đề xuất đầu tư Dự án PPP cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ trị giá 3.271 tỷ đồng

Đây là tuyến cao tốc được xây dựng mới theo hình thức PPP, loại hợp đồng BOT có quy mô 4 làn xe hạn chế kết nối 2 tỉnh: Tuyên Quang và Phú Thọ với tuyến cao tốc Nội Bài – Lào Cai.

Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang vừa có công văn đề nghị Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư Dự án BOT đầu tư xây dựng đường cao tốc Tuyên Quang – Phú Thọ kết nối với cao tốc Nội Bài – Lào Cai do UBND tỉnh này là cấp quyết định đầu tư; doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường là đơn vị lập đề xuất dự án.

Một đoạn cao tốc Nội Bài - Lào Cai.
Một đoạn cao tốc Nội Bài - Lào Cai.

Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Tuyên Quang – Phú Thọ kết nối với cao tốc Nội Bài – Lào Cai có mục tiêu làm mới đường cao tốc Tuyên Quang – Phú Thọ với tổng chiều dài khoảng 40,2 km, quy mô 4 làn xe hạn chế với bề rộng mặt đường là 14m.

Tuyến đi qua địa 2 bàn tỉnh: Tuyên Quang và tỉnh Phú Thọ (địa phận tỉnh Tuyên Quang khoảng 11,63km; địa phận tỉnh Phú Thọ khoảng 28,57km). Dự án có điểm đầu tại Km0+00 (QL2 - Km127+500) thuộc xã Lưỡng Vượng, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang; điểm cuối tại Km40+200 kết nối với nút giao IC9 đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai thuộc thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ.

Tổng mức đầu tư Dự án này được tạm xác định là 3.271 tỷ đồng. Để đảm bảo phương án tài chính, vốn ngân sách Trung ương (Hỗ trợ chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng) sẽ phải tham gia khoảng 500 tỷ đồng; vốn Ngân sách địa phương (Hỗ trợ chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng) là 10,79 tỷ đồng; phần còn lại sẽ do nhà đầu tư huy động (2.760,3 tỷ đồng) bằng nguồn vốn chủ sở hữu và vốn tín dụng. Thời gian hoàn vốn công trình dự kiến là 19 năm 2 tháng với thời gian bắt đầu thu là năm 2023.

Theo ông Phạm Minh Huấn, Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang, do Tuyên Quang là tỉnh miền núi, điều kiện kinh tế khó khăn, hệ thống giao thông chủ yếu bằng đường bộ cấp thấp, không có đường sắt và đường hàng không, mặc dù có nhiều tiềm năng về phát triển du lịch, công nghiệp và về địa lý cách thủ đô Hà Nội khoảng 120 km.

Tuy nhiên, do chưa có đường cao tốc nên chưa kích thích được tăng trưởng kinh tế - xã hội, chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại của du khách cả nước, quốc tế về thăm khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào, Kim Bình.

Hiện tại, việc kết nối Tuyên Quang với Thủ đô Hà Nội chủ yếu bằng tuyến đường QL2. Theo kết quả đếm xe tháng 3/2017 (10.554 xe quy đổi/ngày đêm) và dự báo tăng trưởng trung bình 7,5%/năm, thì đến năm 2020 QL2 đoạn Phú Thọ - Tuyên Quang với quy mô đường cấp III như hiện nay sẽ ùn tắc. Khi đó tỉnh Tuyên Quang và các tỉnh trong khu vực càng khó khăn về đi lại, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh.

Trong trường hợp đường cao tốc Tuyên Quang – Phú Thọ được đầu tư thì hành trình từ thành phố Tuyên Quang về Hà Nội (đến cầu Nhật Tân), dài 126,2km với thời gian di chuyển chỉ mất 1h35p (vận tốc 80km/h), trong đó đoạn Tuyên Quang – IC9 dài 40,2km, đoạn IC9 đến Nội Bài dài 66km và đoạn từ Nội Bài về Nhật Tân dài 20km. Trong khi đi từ Tuyên Quang về Hà Nội theo tuyến QL2 thì chiều dài là 141km với thời gian 3h25p và theo QL2C là 120km hết 3h di chuyển.

Chính thức lùi tiến độ hoàn thành tuyến metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên thêm 2 năm

Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1 Tp.HCM, tuyến Bến Thành – Suối Tiên sẽ được lùi tiến độ hoàn thành, đưa vào khai thác trong quý IV/năm 2021.

Kể từ khi công trình này được phê duyệt quyết định đầu tư lần đầu vào năm 2007, Dự án đã có 2 lần điều chỉnh thứ hai của Dự án metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên về tổng mức đầu tư và thời gian hoàn thành.

Kể từ khi công trình này được phê duyệt quyết định đầu tư lần đầu vào năm 2007, Dự án đã có 2 lần điều chỉnh thứ hai của Dự án metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên về tổng mức đầu tư và thời gian hoàn thành.
Kể từ khi công trình này được phê duyệt quyết định đầu tư lần đầu vào năm 2007, Dự án đã có 2 lần điều chỉnh thứ hai của Dự án metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên về tổng mức đầu tư và thời gian hoàn thành.

Đây là một trong những điều chỉnh quan trọng tại Quyết định số 4856/QĐ-UBND về việc phê duyệt điều chỉnh dự án đầu tư Xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1 thành phố Hồ Chí Minh, tuyến Bến Thành – Suối Tiên (Dự án metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên) vừa được Chủ tịch UBND Tp.HCM ký vào cuối tuần trước.

Mặc dù phương án hướng tuyến không thay đổi, nhưng trong lần điều chỉnh này, Dự án có thay đổi cục bộ tại một số vị trí; trong đó đoạn trước nhà ga cuối (ga Bến xe Suối Tiên), tuyến được chuyển hướng băng qua Xa lộ Hà Nội sớm hơn so với thiết kế cơ sở được duyệt; tại cục bộ một số đoạn khác cũng có sự thay đổi nhỏ về bình đồ tuyến cho phù hợp với địa hình thực tế và yêu cầu kỹ thuật.

Bên cạnh đó, một số thông số kỹ thuật của Dự án cũng được điều chỉnh so với thiết kế cơ sở được duyệt trước đây bảo đảm yêu cầu kỹ thuật chạy tàu (tải trọng trục thiết kế tăng từ 14 Tấn/trục thành 16 Tấn/trục; thay đổi cự ly tim đường từ 3,8 m thành 3,5 m; công nghệ sử dụng cho phát hiện đoàn tàu của Hệ thống thông tin tín hiệu chuyển từ mạch điện đường ray thành hệ thống thông tin liên lạc vô tuyến – CBTC, …); thay đổi về quy mô xây dựng, giải pháp kết cấu so với thiết kế cơ sở được duyệt trước đây (như thay đổi quy mô nhà ga; quy mô các công trình cầu, ngầm, hệ thống điện, mặt cắt dầm cầu cạn từ dầm Super T sang mặt cắt hình chữ U...).

Tổng mức đầu tư Dự án metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên cũng được điều chỉnh lên 43.757 tỷ đồng, giảm khoảng 3.600 tỷ đồng so với lần điều chỉnh thứ hai vào năm 2011.

Đặc biệt, thời gian thực hiện của Dự án cũng được chốt lại với 2 mốc quan trọng: thời điểm hoàn thành công trình đưa vào khai thác là Quý IV năm 2021; thời điểm kết thúc công tác hỗ trợ vận hành bảo dưỡng vào năm 2026. Vào năm 2015, Dự án đặt mục tiêu hoàn thành công tác xây dựng công trình năm 2019 và đưa vào khai thác vận hành đầu năm 2020.

Trong Quyết định số 4856, Chủ tịch UBND Tp.HCM khẳng định tổng mức đầu tư được phê duyệt chỉ là cơ sở để quản lý chi phí đầu tư xây dựng, không dùng để thanh toán.

Căn cứ yêu cầu kỹ thuật của Dự án, phạm vi công việc, giá vật liệu (tại thời điểm thực hiện), các chế độ chính sách và các nội dung khác có liên quan khác, Ban Quản lý Đường sắt đô thị xác định, thẩm định và phê duyệt giá gói thầu; nghiệm thu, thanh toán cho các nhà thầu đảm bảo đúng quy định, tiết kiệm, hiệu quả, tránh thất thoát lãng phí.

Ban Quản lý Đường sắt đô thị sẽ phải thực hiện đầy đủ các nội dung kết luận của Kiểm toán Nhà nước (tại Báo cáo Kiểm toán được ban hành kèm theo Công văn số 725/KTNN-TH ngày 20/12/2018), thực hiện đàm phán thương thảo với các Nhà thầu theo kết luận của Kiểm toán Nhà nước để giảm giá các Hợp đồng, không làm thất thoát vốn đầu tư. Tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến của Bộ ngành, Kiểm toán Nhà nước và các đơn vị liên quan đến các nội dung về thiết kế, khối lượng, chi phí đầu tư,... có thay đổi, cần thiết tổ chức thực hiện điều chỉnh tiếp theo theo đúng quy định.

Đơn vị này cũng sẽ phải tiếp tục nghiên cứu kết nối giữa tuyến đường sắt đô thị số 1 với các tuyến đường sắt đô thị, hệ thống giao thông công cộng khác, các dự án có liên quan đến kết nối hạ tầng kỹ thuật; đảm bảo khả thi, đồng bộ, nâng cao hiệu quả khai thác, kinh tế của Dự án.

Dự án metro số 1 có mục tiêu xây dựng đoạn tuyến đường sắt đi ngầm dài 2,6 km; xây dựng đoạn tuyến đường sắt đi trên cao dài 17,1 km và 11 ga trên cao, 3 ga ngầm và 1 depot; cung cấp và lắp đặt hệ thống thiết bị phục vụ như đầu máy, toa xe, các hệ thống cơ điện, thông tin, tín hiệu, kiểm soát, bán vé tự động...

Dự án đi qua địa bàn các quận: 1, Bình Thạnh, 2, 9 và Thủ Đức của Tp.HCM và thị xã Dĩ An của tỉnh Bình Dương.

Thụy Điển đề xuất cung cấp 1 tỷ USD tín dụng xây Sân bay Long Thành

Tập đoàn Tín dụng xuất khẩu Thụy Điện (SEK) đề xuất khoản vay thương mại trị giá 1 tỷ USD cho Dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành và ngành không lưu với lãi suất khá thấp.

Thứ trưởng Vũ Đại Thắng phát biểu khai mạc Hội thảo về “Dự án Cảng hàng không Quốc tế Long Thành và quản lý không lưu của Việt Nam” do Bộ Kế hoạch và đầu tư và Bộ Ngoại giao Thụy Điển phối hợp tổ chức.

Thứ trưởng Vũ Đại Thắng phát biểu khai mạc Hội thảo về “Dự án Cảng hàng không Quốc tế Long Thành và quản lý không lưu của Việt Nam” do Bộ Kế hoạch và đầu tư và Bộ Ngoại giao Thụy Điển phối hợp tổ chức.
Thứ trưởng Vũ Đại Thắng phát biểu khai mạc Hội thảo về “Dự án Cảng hàng không Quốc tế Long Thành và quản lý không lưu của Việt Nam” do Bộ Kế hoạch và đầu tư và Bộ Ngoại giao Thụy Điển phối hợp tổ chức.

Đây là thông tin đáng chú ý tại Hội thảo về “Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành và quản lý không lưu của Việt Nam” vừa được Bộ Kế hoạch và đầu tư và Bộ Ngoại giao Thụy Điển phối hợp tổ chức vào sáng nay.

Trước đó, nhân chuyến thăm chính thức Vương quốc Thụy Điển của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vào tháng 5/2019, Chính phủ Thụy Điển đã bày tỏ quan tâm về việc tăng cường hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực hàng không và dự kiến cung cấp khoản vay trị giá 1 tỷ USD cho lĩnh vực quản lý không lưu và Dự án sân bay Long Thành.

Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Vũ Đại Thắng, hiện Chính phủ Việt Nam đang tiến hành công tác chuẩn bị đầu tư Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành với mục tiêu trước mắt là khắc phục tình trạng quá tải của Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất và lâu dài sẽ dần hình thành một trung tâm trung chuyển hàng không lớn của quốc tế và của khu vực theo xu hướng phát triển chung của các cảng hàng không quốc tế lớn trên thế giới.

“Với quy mô vốn lên tới 16 tỷ USD khi hoàn thành toàn bộ và khoảng 4,779 tỷ USD cho giai đoạn I, Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành sẽ cần tới một lượng vốn rất lớn từ bên ngoài dưới dạng vốn tín dụng và vốn huy động qua phát hành trái phiếu quốc tế. Chính vì vậy, việc Thụy Điển – một đối tác truyền thống, tin cậy đề xuất khoản tín dụng 1 tỷ USD sẽ giúp cho nhà đầu tư có thêm cơ hội lựa chọn và tiếp cận các nguồn vốn với điều kiện vay tốt”, Thứ trưởng Vũ Đại Thắng nhấn mạnh.

Đánh giá cao quyết tâm của Chính phủ Việt Nam trong việc xây dựng 1 sân bay trung chuyển có quy mô 100 triệu hành khách/năm để tạo động lực phát triển ngành hàng không và du lịch, bà  Ann Måwe, tân Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam hy vọng, với lợi thế về nguồn vốn; kinh nghiệm vận hành phát triển các cảng hàng không “xanh”, Thụy Điển hy vọng sẽ hỗ trợ được Việt Nam phát triển sân bay Long Thành hiệu quả và bền vững theo đúng mong muốn.

Được biết, tham dự cuộc Hội thảo này ngoài các quan chức thuộc Đại sứ quán Thụy Điển và SEK còn có hàng loạt các doanh nghiệp hàng không và xây dựng lớn của bạn như: SABB, ABB, Axis Communications, Volvo…

Đây đều là những đối tác có tiềm lực tài chính, kinh nghiệm có khả năng hỗ trợ, nâng tầm cho các nhà đầu tư nội địa, đặc biệt là hai đơn vị đang được Chính phủ đề xuất đóng vai trò chính trong phát triển sân bay Long Thành là Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam – ACV và Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam – VATM.

Ông Per Akerlind, Phó Giám đốc Điều hành SEK cho biết, tổ chức tín dụng này sẵn sàng cho các đơn vị được giao đầu tư cảng hàng không Long Thành và VATM vay khoảng 1 tỷ USD với lãi suất ưu đãi. Thậm chí, SEK có thể tài trợ tới 30% tổng mức đầu tư Dự án sân bay Long Thành.

“Với tiềm lực tài chính được xếp hạng AAA, có quan hệ với các tổ chức tài chính quốc tế hàng đầu thế giới, SEK tự tin để đồng hành với các đối tác Việt Nam phát triển sân bay Long Thành trong suốt vòng đời dự án”, ông Per Akerlind khẳng định.

Mặc dù chưa chính thức được Chính phủ giao là nhà đầu tư các công trình trụ sở cơ quan quản lý nhà nước, các công trình thiết yếu của CHK, các công trình dịch vụ phụ trợ - những hạng mục quan trọng nhất của sân bay Long Thành nhưng thời vừa qua, ACV cũng đã thăm dò hàng loạt các tổ chức tài chính quốc tế về khả năng tài trợ vốn và nhận được khá nhiều đề xuất cho vay vốn.

Mặc dầu vậy,  nếu được giao đầu tư, ACV đánh giá khoản vay của Thụy Điển là một đề xuất có thể xem xét, do đây là khoản vay có lãi suất ưu đãi(4,2%, bao gồm 1,25% phí bảo hiểm) áp dụng cho một giá trị vay lớn (1 tỷ USD), tức là ở mức tương đương hoặc tốt hơn các khoản vay mà đơn vị khai thác 22 cảng hàng không trong nước đang có những bước tiếp xúc và chuẩn bị sơ hộ cho phương án huy động vốn xây sân bay Long Thành.

Tuy nhiên, ngoài việc tiếp tục cần phải làm rõ việc phía Thụy Điển có yêu cầu bảo lãnh Chính phủ thông qua Bộ Tài chính hay không, trong công thư gửi tới Bộ Kế hoạch và đầu tư hồi giữa tháng 9/2019, Đại sứ quán Thụy Điển còn nêu một số điều kiện cho khoản vay, trong đó có việc phải sử dụng tối thiểu 30% giá trị khoản vay này để mua sắm các thiết bị, công nghệ xuất xứ Thụy Điển…

Ông Đào Việt Dũng, Phó Tổng giám đốc ACV, ngoài hợp tác về vốn, do sân bay Long Thành đã được định hướng phát triển thành cảng trung chuyển, đô thị sân bay nên trong trường hợp được giao đầu tư, ACV hy vọng sẽ được tiếp cận các công nghệ hàng không thân thiện với môi trường của Thụy Điển.

Vị lãnh đạo ACV khẳng định Long Thành không phải là dự án duy nhất mà ACV mong muốn hợp tác với các đối tác Thụy Điển. Hiện nay, ACV đang lên kế hoạch đầu tư mở rộng, nâng công suất 2 sân bay lớn là Tân Sơn Nhất (lên 50 triệu khách), Nội Bài (lên 100 triệu khách) nên lượng vốn cần huy động lên tới 6 – 8 tỷ USD trong vòng 10 – 15 năm tới.

Dệt may Việt Nam thu hút gần 19,3 tỷ USD vốn ngoại sau 30 năm

Lượng vốn FDI mà các doanh nghiệp ngoại mang đến Việt Nam để đầu tư vào ngành dệt, nhuộm, may xấp xỉ 19,3 tỷ USD, với 1.383 dự án sau 3 thập kỷ.

Đã có 19,3 tỷ USD vốn FDI đăng ký đầu tư vào ngành dệt may, từ 1989 đến hết tháng 10/2019 (Ảnh: Công nhân may hàng xuất khẩu tại Nhà máy Esquel Hòa Bình, 100% vốn Hồng Kông).

Đã có 19,3 tỷ USD vốn FDI đăng ký đầu tư vào ngành dệt may, từ 1989 đến hết tháng 10/2019 (Ảnh: Công nhân may hàng xuất khẩu tại Nhà máy Esquel Hòa Bình, 100% vốn Hồng Kông).
Đã có 19,3 tỷ USD vốn FDI đăng ký đầu tư vào ngành dệt may, từ 1989 đến hết tháng 10/2019 (Ảnh: Công nhân may hàng xuất khẩu tại Nhà máy Esquel Hòa Bình, 100% vốn Hồng Kông).

Sau 3 thập kỷ thu hút đầu tư nước ngoài, đã có 19,3 tỷ USD vốn ngoại đã được các doanh nghiệp FDI đăng ký triển khai các dự án đầu tư tại Việt Nam.

Thông tin này được Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas) công bố, dẫn nguồn của Cục Đầu tư Nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư).

Dù vài chục quốc gia có hoạt động đầu tư dệt, nhuộm, may tại Việt Nam, nhưng TOP các quốc gia/vùng lãnh thổ đầu tư trên 1 tỷ USD chỉ có 5, thứ tự gồm: Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Trung Quốc và Bristish VirginIslands.

Không hổ danh là quốc gia có lượng vốn FDI hùng hậu nhất tại Việt Nam, Hàn Quốc giữ luôn ngôi vương “Anh cả” trong làn sóng đầu tư dệt may, với tổng lượng vốn đăng ký lên tới 4,798 tỷ USD cùng 464 dự án.

Đài Loan không kém cạnh với gần 3 tỷ USD, dù chỉ có 132 dự án, Hồng Kông giữ vị trí thứ 3 với tổng vốn 2,395 tỷ USD với 147 dự án. Trung Quốc 2,116 tỷ USD với 197 dự án. Bristish VirginIslands chỉ có 70 dự án nhưng tổng vôn đầu tư đạt 1,607 tỷ USD.

Một số quốc gia có hoạt động đầu tư dệt may tại Việt Nam khá nhộn nhịp với quy mô vốn từ 350 – 850 triệu USD gồm: Singapore 834 triệu USD, Samoa 793 triệu USD, Thổ Nhĩ Kỳ 660 triệu USD, Nhật Bản 434 triệu USD, Seychelles 484,9 triệu USD, Vương quốc Anh 372 triệu USD.

Ở top thấp hơn thuộc vể các nhà đầu tư Hoa Kỳ với 190,5 triệu USD, Bermuda 108 triệu USD, Macau 81 triệu USD, Italia 80 triệu USD, Đan Mạch 75 triệu USD, Thái Lan 71 triệu USD, Angola 68,4 triệu USD, Srilanka 66 triệu USD, Malaysia 61,5 triệu USD, Ấn Độ 52,7 triệu USD, Hà Lan 44,8 triệu USD, Đức 38,5 triệu USD, Thụy Sỹ 37,3 triệu USD, Israel 30 triệu USD...

Nhìn vào dòng chảy vốn FDI vào ngành dệt may Việt Nam, nổi lên sự tăng vọt của dòng vốn này trong một số thời điểm, đặc biệt giai đoạn từ 2015 trở lại đây.

Thống kê cho thấy, riêng năm 2015 chứng kiến lượng vốn “khủng” chưa từng thấy: 4,135 tỷ USD, 2016 đạt 2,573 tỷ USD, 2018 đạt 2.027 tỷ USD và 2017 là 1,714 tỷ USD, 2018 đạt 2.027 tỷ USD và 10 tháng 2019 là 1.349 tỷ USD.

Sân bay Long Thành – Hạ tầng khủng kích bất động sản Đồng Nai
Với việc Chính phủ sẽ dồn lực triển khai các dự án hạ tầng trọng điểm trong năm 2020, trong đó có Cảng hàng không quốc tế Long Thành sẽ tạo ra...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư