Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
M&A ngân hàng sẽ nóng khi thực hiện tuân thủ Basel II
Thùy Vinh - 09/08/2014 18:38
 
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, bà Nguyễn Thị Vĩnh Hà, Phó tổng giám đốc phụ trách Phòng Tư vấn (Công ty TNHH Grant Thornton Việt Nam) cho rằng, hoạt động mua bán, sáp nhập (M&A) lĩnh vực ngân hàng sẽ còn tiếp tục sôi động, nhất là khi  Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tuân thủ Hiệp ước vốn Basel II.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
"Nghi án" M&A ngân hàng sẽ lộ sáng vào cuối năm
Khối ngoại rót vốn vào tài chính, y tế và địa ốc
Đối tác ngoại muốn gì ở ngân hàng Việt Nam?
Ngân hàng nhỏ không dễ tìm đối tác M&A

Thưa bà, bà đánh giá thế nào về hoạt động M&A đối với các thị trường mới nổi như Việt Nam những năm tới và lĩnh vực nào sẽ thu hút nhà đầu tư nước ngoài?

   
  Bà Nguyễn Thị Vĩnh Hà, Phó tổng giám đốc phụ trách Phòng Tư vấn, Công ty TNHH Grant Thornton Việt Nam  

Khi đầu tư vào các thị trường mới nổi, nhà đầu tư nước ngoài thường phải đối mặt với nhiều thách thức, nhưng cũng đầy hấp dẫn vì lợi nhuận cao hơn.

Khảo sát đầu tư tư nhân gần đây của Grant Thornton cho thấy, các nhà đầu tư đang quan tâm tới lĩnh vực bán lẻ, thực phẩm và đồ uống, bất động sản, du lịch - khách sạn và xăng dầu, khí đốt.

Với lĩnh vực tài chính, ngân hàng, liệu M&A có còn sôi động sau khi ngành này hoàn tất đề án tái cấu trúc?

M&A lĩnh vực dịch vụ tài chính - ngân hàng hiện đã tăng so với năm trước. Chúng tôi cũng nhận thấy sự thoái vốn khỏi hệ thống ngân hàng trong quý IV/2013. Tuy nhiên, chắc hẳn đã có những giao dịch chuyển nhượng khác, hoặc thoái vốn không bị ràng buộc bởi quy định công bố thông tin và không được tiết lộ.

Chúng tôi kỳ vọng sẽ thấy ở một mức độ nào đó sự hợp nhất trong ngành ngân hàng, đặc biệt là khi NHNN bắt đầu thực hiện tuân thủ Basel II. Điều này sẽ dẫn đến một số hoạt động M&A trong ngành. Ngoài ra, yêu cầu tái cơ cấu trong lĩnh vực ngân hàng cũng sẽ dẫn đến sự gia tăng trong hoạt động M&A.

M&A được xem là cơ hội tăng trưởng, song để thành công, theo bà, doanh nghiệp cần làm gì trong thời kỳ hậu M&A và làm thế nào để tích hợp được sức mạnh đó?

Nhiều thương vụ M&A đã thất bại vì chiến lược hợp nhất hai nền văn hóa khác biệt đã không được xác định rõ ràng. Vì vậy, người mua không nên bỏ qua giá trị nền văn hóa mà họ đang muốn mua. Với kinh nghiệm thực tế, một kế hoạch hợp nhất cần được chuẩn bị và thậm chí thực hiện trước khi mua bán chính thức.

Theo kết quả khảo sát về hoạt động M&A của doanh nghiệp mà Grant Thornton vừa công bố, mức độ kỳ vọng tăng trưởng thông qua M&A trong 3 năm tới tại Việt Nam thấp hơn so với mức trung bình của các nước Asean. Theo bà, lý do vì sao?

Ở Việt Nam, chúng tôi nhận thấy có những lý do khác nhau cho việc này, bao gồm cả việc chậm cải cách của khu vực nhà nước và quy trình cấp phép kinh doanh kéo dài và phức tạp. Đặc biệt, khảo sát đầu tư tư nhân của chúng tôi trong quý II/2014 đã nhấn mạnh 3 vấn đề quan ngại khi đầu tư vào Việt Nam là quản trị doanh nghiệp, minh bạch thông tin và kỹ năng/kinh nghiệm quản lý hiện có. Sự thiếu minh bạch trong hoạt động các công ty và trong báo cáo tài chính ảnh hưởng tiêu cực đến việc thương lượng, đàm phán mua bán và do đó là một trở ngại cho sự phát triển của hoạt động M&A tại Việt Nam.

Sẽ gia tăng M&A ngành ngân hàng

Sẽ gia tăng M&A ngành ngân hàng

() Hoạt động mua bán, sáp nhập (M&A) ngành ngân hàng sẽ tăng, nhưng khó có làn sóng M&A giữa ngân hàng quốc doanh và ngân hàng cổ phần nhỏ như lời đồn đại.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư